TTCT - Đề nghị mua lại Greenland của Tổng thống Mỹ Donald Trump bị coi là khá khiếm nhã, nhưng từ chuyện tưởng như vu vơ, nay khả năng điều đó thành hiện thực đang lớn dần. Máy bay chở ông Trump Junior tới thăm Greenland ngày 7-1. Ảnh: Reuters Đầu năm 2025, lần đầu tiên sau 500 năm, quốc vương Đan Mạch Frederik đã thay đổi quốc huy. Trong quốc huy mới, các vùng lãnh thổ Greenland và quần đảo Faroe - biểu tượng là gấu Bắc Cực và cừu đực - trở nên nổi bật hơn, được coi như tuyên bố rõ ràng về ý định giữ lại các lãnh thổ tự trị này trong Vương quốc Đan Mạch.500 năm qua, quốc huy Đan Mạch có ba vương miện, biểu tượng của Liên minh Kalmar Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển 1397-1523. Nhưng trong phiên bản cập nhật, vương miện đã bị gỡ bỏ và thay thế bằng gấu Bắc Cực và con cừu đực nổi bật hơn so với thiết kế trước, tượng trưng cho Greenland và quần đảo Faroe.Động thái này diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng về Greenland và mối quan hệ của vùng tự trị này với Đan Mạch, quốc gia vẫn tiếp tục kiểm soát chính sách đối ngoại và an ninh của Greenland.Trong không ấm, ngoài không êmLời đề nghị mua lại Greenland của Tổng thống Mỹ Donald Trump được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Greenland - Đan Mạch đang phức tạp. Nguồn cơn bắt đầu từ thập niên 1950. Tháng 5-1953, Copenhagen trục xuất 187 người Eskimo sống cách Thule 150km về phía bắc đến địa điểm khắc nghiệt hơn nhiều Kaanak. Vụ việc đã gây thương vong và nung nấu ý tưởng độc lập ở Greenland đến năm 1979, khi đạo luật tự quản được vùng lãnh thổ này thông qua, cho phép thành lập nghị viện và trao cho Greenland quyền tự do đáng kể trong thu thuế, các vấn đề văn hóa, giáo dục, săn bắn và đánh cá.Tháng 8-1999, người Eskimo đã thắng vụ kiện đầu tiên, lệnh trục xuất họ được tuyên bố là bất hợp pháp, nhưng số tiền bồi thường rất nhỏ: chưa đến 200 euro/người. Năm 2003, dân đảo Greenland thành lập phong trào Ghingit'uak-53, với mục tiêu đưa di dân trở về đất đai cũ và nhận được khoản bồi thường thích đáng.Năm 2008, trưng cầu ý dân được tổ chức về đạo luật tự quản. 75% dân Greenland bỏ phiếu ủng hộ khả năng tuyên bố độc lập bất cứ lúc nào, thông qua trưng cầu ý dân. Copenhagen đã công nhận đạo luật tự quản, tức sẽ không phản đối tuyên bố độc lập.Ông Trump Jr. (phải) chụp hình selfie ở Greenland. Ảnh: ReutersBất đồng giữa Copenhagen và Nuuk leo thang vào cuối năm 2017, khi cựu bộ trưởng lao động Greenland, Viitus Kujaukitsok, đệ đơn khiếu nại Chính phủ Đan Mạch lên Liên hiệp quốc. Nguyên nhân là Copenhagen từ chối hành động để giải quyết vấn đề ô nhiễm hòn đảo do quân đội Hoa Kỳ gây ra. Căn cứ Camp Century bị bỏ hoang, được xây dựng trong sông băng, đã gây lo ngại cho chính quyền địa phương vì vẫn còn chứa chất thải phóng xạ do quân đội Mỹ bỏ lại. Năm 2025, Thủ tướng Múte Egede của Greenland một lần nữa nêu vấn đề độc lập khỏi Đan Mạch liên quan đến đề xuất mua hòn đảo của Trump. Trong bài phát biểu năm mới 2025, ông Egede thúc đẩy việc giành độc lập cho Greenland và kêu gọi xóa bỏ "xiềng xích thời kỳ thuộc địa".Trong cuộc họp báo ngày 10-1, Egede nói ông sẵn sàng đàm phán với Trump về tương lai của vùng lãnh thổ Bắc Cực giàu khoáng sản này, nhưng cảnh báo người dân Greenland "không có hứng thú trở thành người Mỹ".Mối quan tâm của WashingtonCâu chuyện về việc mua Greenland của Mỹ thực ra đã bắt đầu ít ra từ hơn một thế kỷ rưỡi trước. Năm 1868, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ William Seward từng định mua Greenland, nhưng vấp phải phản đối của các nhà lập pháp. Tuy nhiên, ý tưởng sở hữu Greenland vẫn tiếp tục với giới cầm quyền Mỹ. Trong quá trình thám hiểm Bắc Cực, người Mỹ khám phá các vùng phía bắc và trung tâm không có người ở của Greenland. Theo luật pháp quốc tế thời bấy giờ, đó là cơ sở để họ tuyên bố chủ quyền với vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, khi Hoa Kỳ ký một hiệp ước vào năm 1916 để mua quần đảo Virgin của Đan Mạch với giá 25 triệu đô la (tương đương 700 triệu đô la ngày nay), hiệp ước nêu rõ Mỹ "không phản đối việc mở rộng kinh tế và lợi ích chính trị của Chính phủ Đan Mạch với toàn bộ Greenland".Từ những năm 1920, một trong những người sáng lập không quân Hoa Kỳ, tướng Billy Mitchell, đã ủng hộ thành lập các căn cứ không quân Mỹ ở đây. Dưới thời tổng thống Roosevelt, mùa xuân năm 1939, kế hoạch Rainbow 4 đã được thảo ra, theo đó trong trường hợp xảy ra chiến tranh thế giới, Hoa Kỳ sẽ chiếm giữ trước toàn bộ lãnh thổ thuộc Pháp, Đan Mạch và Hà Lan ở Tây bán cầu.Ngay sau khi Đức chiếm đóng Đan Mạch vào tháng 4-1940, Mỹ đã đổ bộ lên đảo Greenland, với lực lượng lính hải quân dưới bình phong tình nguyện viên (tất cả đều đã chính thức xuất ngũ trước chiến dịch). Đúng ngày kỷ niệm một năm cuộc chiếm đóng, đại sứ Đan Mạch tại Washington ký thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng và xây dựng cảng biển, sân bay, cơ sở vô tuyến và khí tượng trên đảo. Hiệp ước được ký nhân danh nhà vua, tuy nhiên, vua Đan Mạch không công nhận và đã sa thải nhà ngoại giao này.Ảnh: ReutersNăm 1946, Hoa Kỳ đề nghị trả cho Đan Mạch 100 triệu đô la (tương đương 1 tỉ đô la ngày nay) để mua Greenland. Đề xuất này được đưa ra trong bản ghi nhớ mà bộ trưởng ngoại giao Mỹ William Burns khi đó đã chuyển cho ngoại trưởng Đan Mạch Gustav Rasmussen vào ngày 14-12-1946. Rasmussen đã bác bỏ đề xuất này, và tất cả lực lượng chính trị trong nước cũng vậy. Không giống quần đảo Virgin, Greenland là một phần bản sắc dân tộc Đan Mạch, có nguồn gốc từ những cuộc thám hiểm xa xưa của người Viking.Khi chiến tranh lạnh ngày càng leo thang, Copenhagen bắt đầu chào đón sự hiện diện của Mỹ trên đảo. Năm 1949, Đan Mạch trở thành một trong những quốc gia sáng lập NATO và năm 1951 đã ký thỏa thuận về căn cứ Mỹ ở Greenland. Mức độ nghiêm túc trong kế hoạch mua Greenland của Mỹ chỉ được biết đến nhiều thập kỷ sau, khi các tài liệu được giải mật. Lúc đó, có vẻ như vấn đề đã khép lại. Tuy nhiên, chuyện lại được khơi lên trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump.Tháng 8-2019, ông Trump đề nghị mua Greenland, khiến thủ tướng Greenland lúc đó là Kim Kielsen phải tuyên bố: "Greenland không phải để bán và không thể bán được, nhưng Greenland mở cửa cho thương mại và hợp tác quân sự và kinh tế với Hoa Kỳ". Tháng 12-2024, sau khi tái đắc cử, ông Trump một lần nữa đưa ra đề nghị mua Greenland, nhưng cũng vấp phải sự phản đối của tân Thủ tướng Greenland Egede.Vì sao Trump muốn có Greenland?Greenland là một lãnh thổ rộng lớn - gần bằng diện tích của Alaska và Texas cộng lại, nhưng chỉ có 56.000 người sinh sống, không chỉ vì lạnh mà còn vì 81% diện tích đảo là sông băng.Nhưng băng đang dần tan chảy, để lộ ra "kho báu" tài nguyên trên đảo. Các sông băng Greenland chứa 7% lượng nước ngọt của thế giới. "Các mỏ dầu khí chưa khai thác được coi là lớn thứ ba ở Bắc Cực. Và trong 50 kim loại đất hiếm được Hoa Kỳ coi là "cực kỳ quan trọng", 37 có thể tìm thấy với số lượng vừa phải hoặc lớn tại Greenland, theo các nghiên cứu địa chất từ năm 2023", theo AiF.ru. Thêm vào đó là vị trí chiến lược thuận lợi của hòn đảo. Nó nằm trên ranh giới Greenland - Iceland - Anh, tuyến phòng thủ chống tàu ngầm của NATO ở Bắc Đại Tây Dương. Kiểm soát hòn đảo giúp kiểm soát toàn bộ Bắc Đại Tây Dương và tuyến đường vào đó từ Bắc Băng Dương.Kiểm soát các tuyến đường chiến lược cũng là lý do Trump muốn có Canada lẫn kênh đào Panama. Sergei Poletaev, nhà nghiên cứu chính trị và an ninh quốc tế người Nga, cho biết điều quan trọng ở đây là chính quyền Trump coi Trung Quốc, chứ không phải Nga, là địch thủ chính trong thế kỷ 21, và việc kiểm soát các tuyến đường chiến lược là bước đi cần thiết với họ. Ảnh: NewsweekBằng cách kiểm soát Greenland, Hoa Kỳ sẽ kiểm soát một phần tuyến đường thương mại phía tây giữa Trung Quốc và châu Âu. Mặt khác, như Poletaev nói: "Không ai biết châu Âu, và đặc biệt là Đan Mạch, sẽ đứng về phe nào trong cuộc xung đột Mỹ - Trung: liệu một trạm radar của quân đội Trung Quốc có thể xuất hiện ở Greenland hay không? Người Mỹ muốn loại trừ điều này ngay cả trên lý thuyết".Theo cuộc thăm dò của Viện xã hội học Voxmeter, phần lớn người Đan Mạch (89,2%) phản đối ý tưởng mua Greenland của Trump. Từ Mỹ, Elon Musk đề xuất một cuộc trưng cầu ý dân ở Greenland: "Nếu người dân Greenland muốn trở thành một phần của nước Mỹ, điều mà tôi hy vọng là họ sẽ làm, thì họ được chào đón".■ Greenland là hòn đảo lớn nhất Trái đất, nằm ở phía đông bắc Bắc Mỹ, bao quanh là Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Diện tích đảo là 2,1 triệu km². Về địa lý và dân tộc, đây là quốc đảo Bắc Cực liên kết với lục địa Bắc Mỹ và Canada, nhưng về chính trị và lịch sử thì Greenland có quan hệ mật thiết với châu Âu. Greenland là thuộc địa của Đan Mạch từ thế kỷ 18 và trở thành lãnh thổ bình đẳng vào năm 1953. Năm 1979, Greenland được trao thể chế tự trị. Mua lãnh thổ là chuyện khá quen thuộc trong lịch sử Hoa Kỳ. Louisiana được mua từ Pháp vào năm 1803, Alaska từ Nga năm 1867, và quần đảo Virgin từ Đan Mạch năm 1917. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể thúc đẩy Greenland độc lập khỏi Đan Mạch rồi mới thâu tóm. Sau chuyến thăm của con trai ông Trump, Trump Jr., đến Greenland vào 7-1 và tuyên bố của Thủ tướng Egede về mong muốn giành độc lập cho hòn đảo này, chính quyền Đan Mạch lo ngại đến mức lập tức triệu tập Egede đến Copenhagen.EU phản ứng khá yếu ớt trước những diễn biến này. Ủy ban châu Âu yêu cầu phải tôn trọng chủ quyền các nước EU. Ở Pháp, đề nghị của Trump bị gọi là "biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc". Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot phát biểu trên RFI rằng EU không cho phép các quốc gia khác, "bất kể họ là ai", tấn công vào các biên giới có chủ quyền. Thủ tướng Đức Olaf Scholz thì nhận xét đã xuất hiện dấu hiệu "bất an" ở châu Âu về những tuyên bố gần đây của Hoa Kỳ. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chính quyền Trump 2.0 Tiếp theo Tags: Đảo GreenlandÔng TrumpHòn đảoNgười Đan MạchBắc Cực
Truyền hình trực tiếp: Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump 20/01/2025 Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ được tổ chức vào ngày 20-1 (giờ Washington D.C, tức 0h ngày 21-1 theo giờ Việt Nam), tại Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ).
Bắt đầu lễ nhậm chức tổng thống Mỹ của ông Donald Trump NGHI VŨ 20/01/2025 Trưa ngày 20-1 (giờ Mỹ, tức 0h ngày 21-1 giờ Việt Nam), ông Trump sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, kế nhiệm ông Joe Biden.
Trình Quốc hội cơ chế đặc thù đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM vào tháng 2 NGỌC AN 20/01/2025 Chiều 20-1, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội, TP.HCM.
Giám đốc Công an Bắc Giang Nguyễn Quốc Toản làm chánh văn phòng Bộ Công an DANH TRỌNG 20/01/2025 Đại tá Nguyễn Quốc Toản, giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, vừa được điều động giữ chức vụ chánh văn phòng Bộ Công an.