TTCT - Chính phủ Mỹ nhắm tới Greenland vì quá nhiều lợi ích rõ ràng, cả về an ninh Máy bay chở ông Trump Junior tới thăm Greenland ngày 7-1. Ảnh: Reuters Giờ là kỷ nguyên cạnh tranh siêu cường và các cuộc đua giành giật tài nguyên. Các tuyến hàng hải mới qua Bắc Cực (khi băng tan) đang thay đổi địa chính trị toàn cầu.Báo The Economist nói lịch sử sẽ không "tử tế" với Donald Trump nếu ông ép Đan Mạch phải nhượng lại Greenland. Hôm 7-1, tổng thống đắc cử Mỹ đã không loại trừ khả năng dùng sức mạnh quân sự hay kinh tế để giành được Greenland và kênh đào Panama. Mỹ sẽ mất rất nhiều bạn bè nếu ép một trong những nước đồng minh NATO phải nhượng bộ lãnh thổ.Bao nhiêu tiền là đủ?Nhưng mặt khác, nếu thương vụ Greenland được thực hiện một cách tự nguyện, đây có thể là thương vụ thế kỷ khác thực sự với Mỹ. Thương vụ này cũng có thể có lợi cho người dân đảo, những người sẽ có tiếng nói quyết định về số phận lãnh thổ nơi họ sinh sống.GDP của Greeland năm 2021 là 3 tỉ USD. Dù có lãnh thổ rất rộng, dân số đảo chỉ là 56.000 người, tương đương một thị trấn nhỏ. Phần lớn lao động trên đảo làm trong các cơ quan công quyền (43%). Khoảng 1/2 chi phí của chính quyền ở đây được chi trả bởi Đan Mạch - nước hiện cấp 500 triệu USD mỗi năm cho hòn đảo. Ngành kinh tế lớn khác của đảo là đánh bắt cá. Tính gộp lại, giá trị của hòn đảo là khoảng 50 tỉ USD, tương đương 1/20 chi phí quốc phòng hằng năm của Mỹ.Ông Trump nhìn thấy Greenland có giá trị chiến lược và tiềm năng kinh tế hơn là nguồn thu ngân sách bé bỏng kia. Tuy nhiên, việc xác định ai là các chủ thể của vụ mua bán, nếu nó xảy ra, sẽ là vấn đề không đơn giản. Năm 2009, Chính phủ Đan Mạch về căn bản đã trao rất nhiều quyền tự quyết cho Greenland - người dân có thể quyết định độc lập qua trưng cầu ý dân. Làn sóng độc lập đã lên cao trở lại sau những tuyên bố gần đây của ông Trump. Chính phủ Đan Mạch cũng trao quyền cho hòn đảo được phép tự kiểm soát các nguồn tài nguyên của mình (nếu nguồn thu từ tài nguyên tăng thì trợ cấp từ Copenhagen sẽ giảm).Nên việc mua bán hòn đảo sẽ không phải với Đan Mạch, mà là với người dân đảo. Nếu Mỹ đưa tiền dựa trên con số tính 50 tỉ thì mỗi người dân ở đây sẽ có gần 1 triệu USD. Với nguồn tài nguyên nhiều vậy, Mỹ có thể biến mọi người dân Greenland thành triệu phú và vẫn có lợi từ thương vụ này.Sẽ có những người chỉ trích thỏa thuận kiểu vậy là xấu xí. Chẳng lẽ hòn đảo không thể tự vận hành một mình được? 380.000 dân Iceland hàng xóm vẫn có thể điều hành tốt đất nước họ. Greenland cũng vẫn có thể cho thêm các căn cứ Mỹ và đồng thời tự khai thác các nguồn tài nguyên. Tại sao phải từ bỏ độc lập và chịu kiểm soát từ Washington?Ảnh: Yahoo.comTiền lệ nguy hiểm?Nhưng các vùng đất nhiều tài nguyên cũng có những lời nguyền riêng. Đầu tiên là tham nhũng sẽ cản trở việc chia đều các nguồn lợi. Cũng không rõ liệu 56.000 dân có thể điều hành hiệu quả không khi có một nguồn lợi khổng lồ như vậy từ trên trời rơi xuống: khai thác tài nguyên đòi hỏi nhiều lao động, mà trong trường hợp Greenland sẽ phải là người nhập cư.Chưa kể, đảm bảo an ninh quốc gia giờ không chỉ là ngăn chặn việc bị xâm lược bằng súng đạn, mà còn là chiến tranh tổng hợp, từ phá hoại cho tới tuyên truyền trên TikTok. Nhưng bán cho Mỹ hoàn toàn cũng sẽ đi kèm sự kiểm soát từ Washington từ hành chính tới các hệ thống an ninh trên lãnh thổ.Greenland cũng không phải là tài sản mà Đan Mạch muốn bán là bán. Vài chục năm gần đây, dân Greenland (90% là người Inuit) đã tiến dần tới độc lập hoàn toàn. Họ có quy chế tự trị với quốc hội riêng từ năm 1979 và tới năm 2008 sau trưng cầu ý dân đã có quyền tự quyết lớn hơn. Hòn đảo giờ có thủ tướng riêng, luật lệ nội trị và hệ thống tòa độc lập. Thủ tướng Múte Egede trong phát biểu đầu năm đã nói về việc hòn đảo nên nhanh chóng tiến tới tuyên bố độc lập hoàn toàn.Nhưng có nhiều lý do khiến việc tuyên bố độc lập chưa diễn ra. Greenland có thể là một trong những nước lớn nhất thế giới về diện tích nhưng lại có dân số nhỏ nhất với 57.000 người, và đang giảm dần. Dù có những vấn đề trong lịch sử, nhiều người Greenland vẫn có quan hệ gia đình và văn hóa gần gũi với Đan Mạch. Họ được tiếp cận y tế và giáo dục miễn phí ở Đan Mạch. Chuyển từ mô hình phúc lợi Bắc Âu sang mô hình thị trường tự do đắt đỏ của Mỹ không phải lúc nào cũng là lựa chọn dễ chịu.Ngoài ra, không thể không tính tới những tác động quốc tế khi một siêu cường như Mỹ tìm cách thay đổi những điều kiện địa lý lãnh thổ đã rất lâu đời. Năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine, ngoại trưởng Mỹ John Kerry mỉa mai: "Không thể hành xử trong thế kỷ 21 như kiểu thế kỷ 19". Nếu sáp nhập Greenland, Mỹ có thể sẽ khiến cả thế giới trở lại kỷ nguyên đế quốc đó. ■ Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Chính quyền Trump 2.0 Tiếp theo Tags: GreenlandThương vụ GreenlandTrumpAn ninhTài nguyên
Truyền hình trực tiếp: Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump 20/01/2025 Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ được tổ chức vào ngày 20-1 (giờ Washington D.C, tức 0h ngày 21-1 theo giờ Việt Nam), tại Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ).
Ông Trump đến điện Capitol, sẵn sàng cho lễ nhậm chức tổng thống Mỹ NGHI VŨ 20/01/2025 Trưa ngày 20-1 (giờ Mỹ, tức 0h ngày 21-1 giờ Việt Nam), ông Trump sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, kế nhiệm ông Joe Biden.
Trình Quốc hội cơ chế đặc thù đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM vào tháng 2 NGỌC AN 20/01/2025 Chiều 20-1, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội, TP.HCM.
Giám đốc Công an Bắc Giang Nguyễn Quốc Toản làm chánh văn phòng Bộ Công an DANH TRỌNG 20/01/2025 Đại tá Nguyễn Quốc Toản, giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, vừa được điều động giữ chức vụ chánh văn phòng Bộ Công an.