TTCT - Thận trọng với những câu hỏi có thể gợi đến sự so sánh Đông – Tây, tránh đưa ra những bình luận về sự khác biệt văn hóa, nhưng Nicolas Cornet - người đã đi khắp Việt Nam để chụp ảnh chùa chiền – nói “Khi đến những nơi tôi dự định chụp ảnh, tôi ở cùng, ăn cùng, sống cùng người dân. Tôi cảm thấy tôi thuộc cộng đồng đó”. * Ông từng nói không chùa ở đâu mang cho ông cảm giác đặc biệt như ở Việt Nam, đó là cảm giác gì vậy thưa ông?- Tôi đã từng qua lại Việt Nam suốt 30 năm qua. Tôi bị văn hóa Việt, trong đó có chùa chiền hấp dẫn một cách tự nhiên. Ở phía Bắc, chùa được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, đặc biệt là những mảng điêu khắc trong chùa, rất đẹp, cổ kính, mang lại cảm giác rất đặc biệt.Chùa ở Huế lại rất chú trọng yếu tố phong thủy. Từng mảng kiến trúc, thậm chí từng cái cây, bông hoa đều mang ý nghĩa riêng. Chùa ở Huế mang đến cảm giác thiền. Khi đến đây tôi thường ngồi ở bậc thềm của chùa để ngắm nhìn xung quanh.Chùa ở Sài Gòn thì rất đa dạng, không gian cởi mở. Những ngôi chùa ở đây có rất nhiều cửa, mở rộng đón mọi người, có cảm giác như ngôi chùa vẫn sống trong lòng thành phố vậy. Người dân ở đây cũng rất cởi mở, họ đi lễ, không phân biệt đâu là chùa người Hoa, đâu là chùa người Khơ Me. * Ông đã bao giờ thử lắng nghe người Việt cầu nguyện trong chùa chưa?- Tôi đã thử, nhưng không hiểu hết vì họ có những từ ngữ đặc biệt khi khấn vái. Tôi hay đến chùa và ngồi một ngày trong đó. Khi người ta cầu khấn thì tôi ngồi thiền.* Ông có phải người có mối quan tâm đặc biệt đến tôn giáo không?- Tôi đặc biệt quan tâm văn hóa, lịch sử, dân tộc học. Tôi từng làm dự án nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, dự án tiếp theo tôi sẽ làm về đề tài ẩm thực. * Ông thấy điểm gì khác trong cách người Việt thực hành tín ngưỡng tại đền, chùa so với người dân các nước khác trong khu vực châu Á?- Tôi không muốn so sánh. Điều tôi thấy thú vị nhất là sự cởi mở của người dân Việt Nam. Mọi người có những thứ thực hành hoàn toàn không giống Phật tử bình thường. Nhiều người đến chùa mang theo cả thịt lợn, thịt gà để dâng lễ, theo cách mà họ nghĩ là đúng. Ở miền Nam, tôi thấy ngày càng nhiều những người trẻ tầm 7 tuổi, 8 tuổi vào chùa thiền. Với tôi đây là sự thay đổi lớn, và tôi nghĩ điều đó rất tốt. Tôi cảm thấy thiền không phải là tôn giáo, chỉ là cách con người kết nối với nội tại. Trẻ học thiền sẽ thay đổi cách hành xử của chúng với người khác, có thể ứng dụng tốt cho cuộc sống.* Người phương Tây thường tìm đến thiền để giải tỏa áp lực cuộc sống. Cá nhân ông thì sao?- Tôi thiền 30 phút mỗi ngày. Tôi đã thực hành ba năm rồi và thiền đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Thiền giúp tôi biết cách hít thở, biết cách làm mới hơi thở. Thiền giúp tôi kết nối với bản thân, thay đổi mối quan hệ giữa tôi và người khác. Tôi nghĩ là tôi đã nhìn cuộc đời khác hơn. * Với ông, tôn giáo có vai trò như thế nào?- Tôi là người Thiên Chúa Giáo, tuy nhiên tôi không thực hành đạo như các tín đồ bình thường. Đến mỗi nước tôi đều quan tâm đến tôn giáo cũng như văn hóa của dân tộc đó, vì đó là cách để tìm hiểu được nét đặc sắc của dân tộc đó.Tôi nghĩ nguồn gốc của mọi tôn giáo là sự chia sẻ, lòng vị tha với người khác, rất cần cho đời sống này. Tôn giáo nhắc nhở chúng ta đạo lý làm người, để cùng nhau sống tốt hơn trong thế giới này. Và mối liên hệ giữa một người với một đấng tối cao, hay nhiều đấng tối cao là vấn đề rất cá nhân.Tôi không muốn tự định vị mình ở trong hay ở ngoài tôn giáo. Điều tôi quan tâm nhất vẫn là văn hóa.* Nhiều nhiếp ảnh gia thích khai thác những bố cục, khuôn hình, ánh sáng ấn tượng, cầu kỳ. Nhưng ảnh của ông rất giản dị…- Khi đến những nơi tôi dự định chụp ảnh, tôi ở cùng, ăn cùng, sống cùng người dân. Tôi cảm thấy tôi thuộc cộng đồng đó, chứ không phải người nước ngoài. Tôi muốn ghi lại những khoảnh khắc đời thường. * Những quốc gia đang phát triển là thiên đường cho các nhà nhiếp ảnh. Những vấn đề như xung đột sắc tộc, chiến tranh, đói nghèo luôn đem đến những bức ảnh ấn tượng. Ông nghĩ gì về quan niệm này?- Tôi nghĩ nền nhiếp ảnh cũng là một thị trường, đôi khi người ta chọn lựa hình ảnh gây sốc để đoạt giải. Bản thân tôi không quan tâm nhiều đến các cuộc thi. Với tôi nhiếp ảnh rất đỗi đời thường.* Khi chụp chùa ở Việt Nam, ông bị hấp dẫn bởi điều gì?- Thông qua cuốn sách Chùa Việt Nam tôi muốn ghi lại hình ảnh những ngôi chùa trước khi chúng bị tu bổ, nói chính xác hơn là làm mới lại. Chùa Phật Tích từng rất đẹp, nhưng khi nó được tu bổ lại, nó không còn là nó trước đây. Tôi muốn lưu lại hình ảnh những ngôi chùa để con cái tôi, con cái bạn, trẻ em Việt Nam sau này biết chùa Việt Nam đã từng như thế. Thứ nữa là họa tiết, điêu khắc trong chùa rất đẹp. Ngoài ra tôi rất quan tâm đến cách người dân thờ phụng thế nào. Trong hành trình đi từ Bắc vào Nam, những nơi tôi thấy đẹp nhất chính là chùa chiền. * Ông có quay lại những nơi đã bị biến đổi không?- Tất nhiên là không. Đối với tôi, chùa Phật Tích đã biến mất khỏi hành tinh này. Chùa Phật Tích hiện tại không còn là chùa Phật Tích nữa. Tất cả những người đến châu Âu để thăm quan đều đến thăm nhà thờ. Có những nhà thờ đã tồn tại từ thế kỉ thứ 12, 13 và giờ vẫn được bảo tồn nguyên trạng. * Ông đánh giá thế nào về sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới chùa chiền ở Việt Nam?- Tôi thấy chùa Giác Lâm trong Sài Gòn vẫn giữ ngôi chùa cũ, và xây mới một ngôi chùa bên cạnh để đáp nhu cầu xã hội hiện đại. Đó là một cách làm tốt. Khi vẫn còn không gian để xây, không nhất thiết phải phá vỡ cái cũ. Vợ của tôi là người Việt sinh ra tại Pháp. Bố vợ tôi là người Nghệ An. Bố mẹ vợ tôi đã giúp đỡ tôi nhiều, khiến tôi có cái nhìn cởi mở hơn về đất nước Việt Nam. Chúng tôi có nhà ở đây.Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi. Tôi vẫn về Việt Nam vì ở đây còn rất nhiều người thân, và vì vợ chồng tôi muốn con biết gốc gác của mình. * Cảm ơn ông. Nicolas Cornet là nhiếp ảnh gia, nhà báo có 30 năm kinh nghiệm hoạt động ở châu Á và châu Âu. Ông đóng góp cho các báo và tạp chí như L’espresso, Mare, Le Monde, D-La Repubblica, Siette Leguas, El Mundo, Figaro Magazine, Nouvel Observateur, Nat Geo, cộng tác làm phim và truyền hình tư liệu.Ông đã thực hiện khoảng 12 triển lãm ảnh ở nhiều nước, trong đó có bảy triển lãm ảnh về Việt Nam.Ông đã xuất bản các đầu sách về Việt Nam tại nước ngoài như Vietnam (2004), Những hình ảnh đẹp nhất về Việt Nam (2005), Vietnam (2007)... Tags: Nicolas CornetChùa Phật TíchChùa Việt NamẢnh chùa Việt Nam
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.