TTCT - Có những chuyến du lịch đơn thuần là nghỉ ngơi, thư giãn nhưng cũng có những chuyến đi mang lại cho chúng ta những bài học bất ngờ. Tôi đã có một chuyến đi may mắn như vậy cùng với năm thiếu nữ xinh đẹp. Phóng to Phút ngâm chân thư giãn khi nghỉ qua đêm tại nhà sàn Sâm Khòe - Ảnh: Hoàng Tùng Đó là năm nữ sinh Trường cấp III Saint Catherine ở Melbourne (Úc) sang VN trong một đợt thực tập có tên “Challenge” (Thử thách), một chương trình được nhà trường thực hiện hăng năm tại những địa điểm khác nhau, với độ thử thách khác nhau và cho học sinh được lựa chọn, trong số đó có: hoặc leo núi ở cao nguyên Tây Tạng hoặc chinh phục ngọn Semeru Bromo ở Indonesia hay đến VN đi bộ (trekking) xuyên rừng Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (Lào Cai) rồi đến Đà Nẵng làm từ thiện. Tất nhiên luôn có một giáo viên đi cùng với học sinh. Được giao nhiệm vụ làm phiên dịch cho các bạn trẻ trong chuyến đi xuyên rừng tại Mai Châu, thú thật lúc đầu tôi không hiểu tại sao năm thiếu nữ Úc xinh đẹp và trông có vẻ rất tiểu thư này lại chọn một hành trình vất vả như vậy: trung bình mỗi ngày chúng tôi phải vượt 10-18km đường rừng với những chặng thật gập ghềnh, gai góc. Từ Mai Châu, chúng tôi đi xuyên sang bản Sâm Khòe, bản Vặn, bản Bước trên những lối mòn còn khá hoang sơ. Qua các chặng đường dài, tôi mới thật sự nể sức chịu đựng cũng như tinh thần của các cô gái. Nếu như tôi chỉ mang theo một số vật dụng cần thiết tương đối nhẹ thì các cô đều mang nặng hơn nhiều: túi ngủ, dụng cụ y tế... để đề phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Trên chặng đường từ bản Sâm Khòe sang bản Vặn, cô bé Stephanie xinh nhất đoàn bị trượt chân ngã, bong gân nhẹ. Tôi định nhờ người dân địa phương tìm xe máy chở Stephanie về trước nhưng thầy giáo Daniel ngăn tôi lại, rồi quay sang trao đổi với Stephanie về “sứ mệnh” của chuyến đi dù biết cô học trò rất muốn đi xe về bản trước để nghỉ ngơi. Sau đó, khi cả đoàn nghỉ tại chỗ một lát, tôi thấy Stephanie rơm rớm nước mắt vì cái chân đau. Và nhóm lại tiếp tục xuyên rừng. Tôi hỏi thầy Daniel “sứ mệnh” của chuyến đi là gì mà có thể củng cố tinh thần các cô gái đến vậy, anh cười: “Thử thách chính mình!”. Để được tham gia chuyến đi, trước hết học sinh phải thuyết phục bố mẹ về địa điểm mà các bạn chọn đến. Kế tiếp họ sẽ vay phụ huynh một khoản tiền để đóng đặt cọc cùng với cam kết sẽ “không bỏ cuộc”! Ngoài khoản tiền đặt cọc, để có đủ chi phí cho chuyến đi, học sinh sẽ tự tổ chức các chương trình gây quỹ, hoạt động ngoại khóa và làm thêm (rèn luyện tính tự lập). Năm cô gái đi xuyên rừng Mai Châu cùng làm phục vụ bàn ngoài giờ học tại một quán ăn, rồi bán sôcôla và nước ngọt trong các lễ hội tại địa phương và các sinh hoạt của trường. Khi đã tích lũy đủ cho chuyến đi, học sinh phải lên kế hoạch chi tiêu chi tiết như tiền phòng khách sạn, các bữa ăn, kể cả mua sắm cá nhân... (rèn luyện kỹ năng tài chính, kỹ năng đàm phán). Trong chuyến đi kéo dài hai tuần, các bạn sẽ lần lượt đảm trách vai trò trưởng nhóm, có quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm chính trong vài ngày (rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định). Thầy giáo đi kèm chỉ can thiệp khi xảy ra trường hợp bất ngờ và nghiêm trọng. Khi trở về, học sinh sẽ phải viết báo cáo mà quan trọng nhất là thể hiện được “sứ mệnh” chuyến đi: “Thử thách chính mình - Vượt qua trở ngại - Không bao giờ bỏ cuộc!”. Với nhiều kỹ năng được học hỏi trong một chuyến đi thực tế, học sinh sẽ trưởng thành rất nhiều. Không chỉ phải chuẩn bị thật chu đáo, nghiêm túc cho chuyến đi, trong hành trình xuyên rừng vất vả, năm thiếu nữ xinh đẹp này còn phải vượt qua những nỗi sợ rất... con gái như: sợ sâu róm, sợ chuột... Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ những kỹ năng sống hăng ngày. Đây chính là mục tiêu của chương trình học ngoại khóa “Thử thách”. Giá như ở nước ta cũng có những hoạt động ngoại khóa sinh động và thú vị như vậy, chắc chắn nhiều bạn trẻ sẽ sẵn sàng tham gia! Phóng to Hành trình dưới mưa, Stephanie đội nón lá đi đầu tiên - Ảnh: Hoàng Tùng
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.