TTCT - Nâng chất lượng dịch vụ y tế để giữ bệnh nhân ở lại VN chữa bệnh là dự án mà Bộ Y tế hướng tới từ đầu năm 2019. Tuy nhiên trong khi hướng đến các dịch vụ chất lượng cao, các bệnh viện (BV) vẫn chưa giải quyết được bài toán quá tải ở các dịch vụ y tế cơ bản. Điều trị cho bệnh nhân 65 tuổi người Nhật bị chấn thương ngực kín, gãy xương đòn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đầu tháng 11-2019. Ảnh: BVCCGiữ lại 2-5 tỈ USD, có dễ?Tháng 1-2019, anh Kim Jung Soo - 40 tuổi, trưởng phòng sản xuất của một công ty Hàn Quốc tại VN - đột ngột đau đầu dữ dội, gọi hỏi chậm chạp, ý thức xấu dần. Sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch cảnh phức tạp, BV Việt - Tiệp (Hải Phòng) đã sơ cứu và chuyển tuyến bệnh nhân lên BV Trung ương quân đội 108.Anh Kim là 1 trong gần 10.200 người bệnh là người nước ngoài đã điều trị nội trú tại BV các tuyến trong 6 tháng đầu năm 2019. So với trung bình cả năm 2018 (trên 57.000 người đã điều trị nội trú tại các BV ở VN), số lượng người bệnh là người nước ngoài vào điều trị tại các BV trong nước có chiều hướng thấp hơn. Tuy nhiên điều đó cũng vẫn cho thấy: Trong khi hằng năm có 40.000 người bệnh VN ra nước ngoài khám, chữa bệnh, thậm chí để tiêm vắcxin, với chi phí 2-5 tỉ USD thì các BV trong nước vẫn thu hút được một lượng bệnh nhân người nước ngoài vào VN hoặc ở lại VN chữa bệnh.Nâng chất lượng dịch vụ y tế để giữ bệnh nhân ở lại VN chữa bệnh là dự án mà Bộ Y tế hướng tới từ đầu 2019. Bộ trưởng Bộ Y tế khi đó là bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã gọi đây là dự án “dây rút ngược”. Nhưng ai cũng nhìn thấy vẫn một vấn đề cũ: sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ y tế ở VN, dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng chưa cao, người bệnh vẫn phải nằm ghép, thời gian khám cho mỗi người chỉ vài phút.Trong khi đó dịch vụ cho người giàu, người nước ngoài lại hướng đến chất lượng rất cao. Khi nào và bao giờ có tiêu chuẩn cho dịch vụ y tế cơ bản để người bệnh - chí ít là không quá sợ hãi khi phải vào BV và dịch vụ chất lượng cao thì thật sự uy tín để giữ 5 tỉ USD ở lại VN là vấn đề cần đặt ra.Chờ vài giờ, khám bệnh vài phútTừ tháng 4-2018, BV Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận 4 bác sĩ Cuba tới làm việc, gồm một bác sĩ tim mạch, bác sĩ chấn thương chỉnh hình, bác sĩ ung bướu và một bác sĩ phẫu thuật thần kinh - sọ não. Từ rất lâu Cuba có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực y tế - bào chế dược phẩm.Với bệnh nhân VN, sự có mặt của các chuyên gia y khoa ở một BV (thuộc Bộ Y tế) nhưng đóng đô ở một thành phố miền Trung nhỏ bé và chưa thật phát triển, tạo cho bệnh nhân cơ hội được khám chữa bệnh có chất lượng cao hơn. Bởi trước đây chuyên gia y khoa quốc tế có đến làm việc lâu dài thì cũng chỉ đến Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, với giá khám chữa bệnh rất cao.Bệnh nhân của BV Việt Nam - Cuba Đồng Hới được trải nghiệm một phong cách khám bệnh khác: Với mỗi bệnh nhân, thông thường các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, tình trạng dinh dưỡng... trong khoảng 30 phút để chẩn đoán bệnh mà không dựa nhiều vào các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng.Điều này khác so với cách khám bệnh của nhiều bác sĩ VN: Mỗi bệnh nhân chỉ có vài phút để bác sĩ hỏi, trả lời bác sĩ và được chỉ định làm các xét nghiệm, chụp chiếu... Có những bệnh nhân đến BV từ sáng sớm, đợi vài giờ đồng hồ chỉ để gặp bác sĩ vài phút, khiến bệnh nhân chán nản.Chất lượng dịch vụ còn trồi sụt, chỉ số niềm tin vào nhiều dịch vụ BV chưa cao, lại lo lắng vì bệnh tật nên theo ước tính sơ bộ, mỗi năm có khoảng 40.000 người bệnh VN ra nước ngoài khám, chữa bệnh. Các bệnh lý mà người VN hay đi nước ngoài gồm: ghép tạng, điều trị ung thư, điều trị vô sinh, phẫu thuật thẩm mỹ...Khi còn tại vị, bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ: nếu giữ được 2-5 tỉ USD này ở lại VN, các BV sẽ có thêm nguồn vốn để cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng cơ sở vật chất, với số tiền khoảng 500 - 1.000 tỉ đồng mà người bệnh giàu có chi trả. Nhưng trao đổi với TTCT, trưởng đại diện một văn phòng đại diện BV nước ngoài tại VN cho biết văn phòng này vẫn có thể thu hút bệnh nhân VN trong vòng 5 năm tới như 15 năm qua, tính từ khi họ có mặt tại VN. Ngoài những BV ở Singapore, Thái Lan như trước nay, người Việt đang đi Nhật, Hàn Quốc, sang châu Âu và Mỹ chữa bệnh. Tất cả vì một mục tiêu là mong bác sĩ chữa bệnh một cách tận tâm và mong chất lượng dịch vụ y tế tốt hơn ở VN.Khi góp ý cho hội thảo thu hút người bệnh nước ngoài ở lại/vào VN khám chữa bệnh, đại biểu Quốc hội, giám đốc BV Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu đề nghị: Bỏ khung giá trần cho nhóm bệnh nhân người nước ngoài, để BV tự chủ trong mối quan hệ cung - cầu. “Tại sao với những kỹ thuật khó, bác sĩ tài năng, điều kiện dịch vụ tương đương nhưng vì sao BV công lập chỉ được thu giá thấp hơn nhiều lần so với bệnh viện nước ngoài?” - ông Nguyễn Lân Hiếu góp ý.Ông cũng đề nghị cần có nghị định của Chính phủ về việc bắt buộc người nước ngoài phải mua bảo hiểm y tế khi đến du lịch tại VN, bởi đã có nhiều người đến du lịch khám chữa bệnh không trả tiền tại cơ sở công lập, trong khi người VN đi du lịch nước ngoài bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, cần thành lập những tổ chức tư vấn pháp lý, hỗ trợ để trợ giúp người bệnh nước ngoài. “Quan trọng nữa là vấn đề nêu gương, một quan chức cấp cao được chữa khỏi bệnh nặng ở VN sẽ làm uy tín của BV nói riêng và ngành y nói chung tăng nhiều lần, người dân sẽ có niềm tin” - ông Hiếu nói.Năm 2018 đã có trên 300.000 người nước ngoài/Việt kiều đến khám ngoại trú ở các BV trong nước, 57.000 người trong đó phải ở lại điều trị nội trú. Con số này chắc chắn sẽ tăng khi dự án về thu hút người bệnh nước ngoài ở lại và vào VN điều trị bệnh/sử dụng dịch vụ y tế ở những nhóm dịch vụ VN có thế mạnh như nha khoa, thẩm mỹ, điều trị tim mạch... được triển khai vào năm 2020 tới.Tại BV K, một trung tâm điều trị ung bướu được cho là chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế (hợp tác với Hàn Quốc) bắt đầu triển khai. Cơ sở 2 của BV Bạch Mai ở tỉnh Hà Nam sẽ phát triển theo hướng hợp tác với Nhật Bản. Nhưng ở nhóm dịch vụ y tế cơ bản, hiện BV K và Bạch Mai vẫn đang phải cho nằm ghép ở một số khoa, phòng và thời gian khám cho mỗi người bệnh không được kỹ như bác sĩ Cuba, khi mỗi ngày BV này tiếp khoảng 4.000 - 6.000 người tới khám.Do vậy khi phát triển dịch vụ cho người giàu, người nước ngoài, ngành y tế cần phải sớm có tiêu chuẩn tối thiểu, cơ bản cho dịch vụ y tế công, chẳng hạn mỗi giường bệnh bao nhiêu tiền thì dịch vụ kèm theo phải tương ứng, người bệnh được yêu cầu những gì và tiêu chuẩn ra sao... Ước tính, BV K hiện thiếu hàng trăm bác sĩ, nhưng cơ chế tự chủ khiến họ không dám tuyển đúng theo vị trí việc làm, bởi như thế sẽ tăng quỹ lương và giảm nguồn thu.Trước đây, từng có lúc bệnh nhân ở Viện Tim mạch quốc gia phải nằm đất khi ngay gần đó là phòng dịch vụ, giờ đây cảnh tượng đó đã giảm. Tuy nhiên tỉ lệ 30-40% số phòng của BV công là dành cho dịch vụ là con số không ổn. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng cần phải cân bằng dịch vụ cao cấp và dịch vụ cơ bản. Đó là yếu tố tiên quyết để đánh giá ngành y tế VN đang ở đâu, chứ không phải chúng ta đã chữa được cho bao nhiêu người bệnh nước ngoài. ■Đổi mới về đào tạo y khoaTrả lời TTCT trước khi rời vị trí bộ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết đổi mới đào tạo y khoa là vấn đề bà rất tâm đắc, là một trong những thay đổi tích cực trong nhiệm kỳ của bà. Theo bà Tiến, VN đang triển khai dự án đổi mới đào tạo y khoa theo hướng đào tạo bác sĩ thực hành (6 năm), cử nhân y khoa làm việc tại các đơn vị hành chính (4 năm) và tiến tới từ năm 2021 bắt đầu thi để cấp chứng chỉ hành nghề y quốc gia, thay vì hiện nay ai cũng có chứng chỉ hành nghề nhưng việc thẩm định chỉ tiến hành trên hồ sơ. Việc triển khai thi và đánh giá chuẩn đầu ra là bước để hòa nhập về đào tạo y khoa của VN với quốc tế.Điều trị ung thư: điều trị các loại bệnh mãn tínhHiện tại những bệnh nhân như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, phổi tắc nghẽn mãn tính... đang phải điều trị suốt đời nhưng có thuốc phù hợp để điều trị. Riêng bệnh ung thư - nỗi ám ảnh trong dân chúng nói chung thì chưa có thuốc nào khống chế thật hiệu quả với phần lớn các loại ung thư. Tuy nhiên hiện ung thư vú, ung thư cổ tử cung, một số thể ung thư máu... đã có thuốc nhắm đích và nếu phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị rất tốt, người bệnh có thể sống thêm 20 năm hoặc hơn nữa kể từ khi phát hiện bệnh. Với thế giới, điều trị ung thư đã tương tự như điều trị nhiều căn bệnh mãn tính, VN đang đi theo hướng phát triển như vậy. Tags: ILOTổ chức Lao động quốc tếChuyện nước ĐBSCLKhám chữa bệnh
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.