TTCT - Người ta có thể “thông cảm” cho trọng tài Matt Clatterburg trong trận Chelsea - M.U cách nay hai tuần (phạt thẻ đỏ tiền đạo Fernando Torres và công nhận một bàn thắng cho M.U trong tình huống việt vị) vì những nguyên nhân đã được các nhà khoa học tìm ra từ lâu. Phóng to Trọng tài Matt Clatterburg rút thẻ đỏ phạt cầu thủ Chelsea trong trận gặp M.U ngày 28-10 - Ảnh: Reuters Theo những nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học ở châu Âu, có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm của trọng tài. Sức ép của khán giả Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đăng trên Journal of the Royal Statistical Society Series A năm 2006 dẫn ra rằng cứ trong 15 trận đấu, một trọng tài Bỉ có một lần phạt thẻ đỏ một cầu thủ của đội khách, nhưng phải 64 trận ông mới làm thế đối với một cầu thủ đội chủ nhà. Thoạt đầu, nghiên cứu này chỉ muốn chứng minh có sự khác nhau trong công tác trọng tài ở những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng cho thấy yếu tố sân nhà ảnh hưởng lên tiếng còi của trọng tài ở tất cả các quốc gia. Chính những tiếng la hét, lời chửi rủa... vang lên từ khán đài đã gây sức ép lên trọng tài. Kết quả phân tích tất cả trận đấu ở các cúp châu Âu từ năm 2002-2006 cho thấy trọng tài Bỉ đứng đầu về thiên vị đội chủ nhà, nhưng hiện tượng này cũng có ở các trọng tài Nga, Pháp, Scotland... Chẳng hạn, số thẻ đỏ mà các trọng tài Pháp phạt cầu thủ đội khách nhiều gấp đôi số thẻ đỏ dành cho đội chủ nhà. Năm 2000, trong một nghiên cứu về ảnh hưởng những âm thanh từ khán giả đăng trên Psychology of Sport and Exercise, các nhà khoa học Anh đã chọn ra 40 trọng tài và chia thành hai nhóm: nhóm đầu tiên xem lại video 47 tình huống của trận Liverpool - Leicester, nhóm thứ hai cũng xem ngần ấy tình huống nhưng đã tắt âm thanh. Kết quả cho thấy tiếng la của đám đông ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của trọng tài. Những trọng tài xem video có âm thanh do dự nhiều hơn khi đưa ra quyết định, số lần bắt lỗi của họ đối với các cầu thủ đội chủ nhà ít hơn 15,5% so với các trọng tài xem video đã bị tắt âm thanh. Vóc dáng của cầu thủ Theo một kết quả nghiên cứu đăng trên Journal of Sport & Exercise Psychology năm 2010, hai nhà khoa học người Đức Steffen Geissner và Niels Van Quaquebeke chứng minh rằng những cầu thủ có vóc dáng to lớn làm liên tưởng đến hình ảnh một kẻ thô bạo, trong khi những cầu thủ nhỏ bé thường được xem là nạn nhân trong các cuộc va chạm trên sân cỏ. Hai nhà khoa học đã dựa vào ba nghiên cứu để đưa ra nhận xét như vậy: một nghiên cứu dựa trên 123.844 lỗi ở World Cup, Champions League và Bundesliga, hai nghiên cứu còn lại dựa vào ý kiến của những trọng tài về những hình ảnh ghi lại các cuộc tranh chấp bóng giữa một cầu thủ to lớn và một cầu thủ nhỏ con. Ảo giác trong bắt lỗi việt vị Trong bài báo “Sai lầm của lá cờ trong bóng đá” đăng trên tạp chí Perception năm 2002, ba nhà nghiên cứu Marcus Baldo, Ronald Ranvaud và Edgar Moya cho rằng khi bóng rời khỏi chân cầu thủ chuyền bóng, trọng tài có xu hướng nhìn thấy tiền đạo đứng trước vị trí thật sự của anh ta. Vì vậy, nếu một tiền đạo đang đứng ngang hàng với hậu vệ cuối cùng của đối phương, lập tức anh ta bị xem là việt vị khi đồng đội chuyền bóng. Các nhà khoa học của Đại học Louvain (Bỉ) đã kiểm chứng lại nhận xét này tại World Cup 2006. Sau khi nhận thấy có 26,2% sai lầm trong các quyết định của trọng tài về việt vị ở 64 trận của giải, họ xác định ba nhà khoa học nói trên đã đúng và yêu cầu các tổ chức lãnh đạo bóng đá xem xét lại phương pháp bắt lỗi việt vị. Tags: Trọng tàiKhán giảSức épViệt vịTiếng còi
Hà Nội trong nhạc điện tử: Từ quan họ trên nền Drum'n'Bass đến 'electronic' XUÂN TÙNG 02/02/2023 1835 từ
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Lần đầu tiên chọn giám đốc bệnh viện qua thi tuyển: Để nghĩ xa hơn một vùng an toàn HOÀNG LỘC - K.YÊN 23/01/2023 1609 từ
Dịch vụ y tế theo yêu cầu: "Khám giáo sư" và chuyện viện phí đúng, đủ L.ANH - X. MAI - D.LIỄU 23/01/2023 1751 từ
Sử gia Pierre Brocheux: Thực dân hóa là vấn đề các sử gia phải giải quyết NGUYỄN QUANG DIỆU 23/01/2023 3018 từ
Tử vong vì nuốt phải tăm, thói quen ngậm tăm đâm thủng ruột rất nguy hiểm TUỔI TRẺ ONLINE 02/02/2023 Chiếc tăm nhọn nằm trong ổ bụng gần 1 tuần đã xuyên sâu vào niêm mạc ruột, gây viêm và sắp lọt vào ổ bụng. Thói quen ngậm tăm và nuốt phải dị vật tăm nhọn sẽ nguy hiểm hơn cả hóc xương.
Tin tức sáng 2-2: Nguồn cung căn hộ năm 2023 giảm; Giá thực phẩm hạ nhiệt TUỔI TRẺ ONLINE 02/02/2023 Tin tức đáng chú ý: Giá nhiều mặt hàng thực phẩm ở TP.HCM hạ nhiệt; Nguồn cung căn hộ năm 2023 dự kiến giảm mạnh; Xuất khẩu thủy sản tháng 1 chỉ được 600 triệu USD; Số mắc COVID-19 còn 11 ca...
Luật sư tư vấn mọi vấn đề pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao TUYẾT MAI GHI 02/02/2023 Mời bạn đọc gửi câu hỏi, vướng mắc pháp lý về chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao để được các chuyên gia nhiềukinh nghiệm giải đáp tường tận.
Ukraine triệt phá đường dây mại dâm của quan chức Cục Di trú NGUYÊN HẠNH 02/02/2023 Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) thông báo đã triệt phá một đường dây mại dâm do các quan chức Cục Di trú điều hành, nỗ lực tiêu diệt các hành vi tham nhũng.
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.