TTCT - Sự phát triển của truyền thông đa phương tiện, những kênh giải trí và những chương trình truyền hình thực tế đã phần nào định hình “văn hóa người nổi tiếng” trong giới trẻ thế giới, theo nhận xét của chuyên gia Emma Brockes (Anh). Những người nổi tiếng luôn xuất hiện với hình ảnh hoàn hảo, hạnh phúc, giàu có và khiến công chúng khó biết được những mặt tối của cuộc sống “nổi tiếng”. Trong ảnh là cặp Posh và Becks trong một bức hình quảng cáo cho nhãn hiệu nổi tiếng - Ảnh: ABCEmma Brockes viết trên tờ The Guardian: “Văn hóa người nổi tiếng” đang kéo tụt chúng ta và đưa ra ví dụ xấu cho thế hệ trẻ. Chúng lớn lên với những sự mong chờ không thực tế.Văn hóa người nổi tiếngChính quảng cáo, sự suy sụp tinh thần, nghèo nàn về học vấn, thiếu thốn về tài chính, khả năng thưởng thức cái đẹp đơn điệu và niềm tin rằng sự nổi tiếng sẽ mở ra toàn bộ thế giới đã khiến giới trẻ thèm khát nổi tiếng. Những đứa trẻ muốn nổi tiếng để trưởng thành, để độc lập.Dù tỉ lệ những người bình thường trở nên thành công và nổi tiếng rất nhỏ, nhưng truyền thông xã hội đang bao vây trẻ em và khiến chúng nghĩ rằng ai cũng có thể nổi tiếng.Chuyên gia tâm lý trẻ em, tiến sĩ Michael Carr-Gregg nói những ngày này khi hỏi trẻ em, chúng sẽ nói muốn nổi tiếng. Trong thế hệ qua, thế giới đã sản sinh thứ “văn hóa bị ám ảnh bởi sự nổi tiếng” và ông không cho đó là điều tốt.Tiến sĩ Carr-Gregg dẫn nghiên cứu của Trung tâm Pew (Mỹ) năm 2007 cho thấy 81% thanh niên từ 18-25 tuổi nói trở nên giàu có là mục tiêu quan trọng thứ 1 và thứ 2 của cuộc đời họ, 51% nói mục tiêu là nổi tiếng. Bây giờ “tôi e rằng con số này ngược lại”. Ở Úc, tình hình cũng không tốt hơn. “Có rất nhiều bé gái muốn trở thành Paris Hilton - nhà tâm lý học trẻ em Kimberley O’Brien ở Sydney nói - Một số em thậm chí còn lấy nhân vật hoạt hình Gwen 10 làm mục tiêu phấn đấu. Các em thần tượng cả nhân vật hoạt hình nổi tiếng”.Cuộc điều tra năm 2009 cho thấy ba công việc những đứa trẻ từ 5-11 tuổi ở Anh ưa thích nhất là ngôi sao thể thao, ngôi sao nhạc pop và diễn viên. 25 năm trước, đó là giáo viên, chủ ngân hàng và bác sĩ. Tại Trường nghệ thuật biểu diễn Stagecoach, sĩ số sinh viên tăng từ 12.000 năm 1999 lên 36.000 hiện nay. Một nhân vật trên chương trình truyền hình nói: “Bây giờ, vô danh tiểu tốt còn tồi tệ hơn là nghèo khó”. Vì sao?Tâm lý của trẻ em cho rằng sự nổi tiếng không chỉ cho chúng nhiều thứ đẹp đẽ mà cả sự tôn trọng của mọi người, không kém gì luật sư hay bác sĩ. Sự xuất hiện truyền hình thực tế đẩy sự việc cao hơn vì cho thấy người bình thường cũng có thể nổi tiếng chứ chẳng phải học bảy năm để thành bác sĩ, chẳng phải làm việc chuyên cần hay có tài năng gì đặc biệt.Tuy nhiên, may mắn là không phải trẻ nào cũng suy nghĩ như vậy. Joe Tucci là giám đốc điều hành Quỹ tuổi thơ Úc, một quỹ từ thiện tại Melbourne. Tucci đã thực hiện khảo sát về tình trạng tuổi thơ của 500 trẻ từ 7-12 tuổi. Chúng chia làm ba nhóm rõ rệt. Một nhóm rất tự tin, chiếm 52%. Các em này có mối quan hệ chặt chẽ với cha mẹ và người thân xung quanh, hiểu rõ mình muốn trở thành người như thế nào. Một nhóm 8% những đứa trẻ không có đủ kết nối và quan hệ với cha mẹ, người thân. Chúng rất bi quan, thiển cận và hẹp hòi, cũng không hiểu mình muốn trở thành người thế nào. Chúng tin dù sao thế giới sẽ chấm dứt khi chúng qua đời. Nhóm thứ 3 là nhóm Tucci gọi là “nhóm lo lắng”. “Những đứa trẻ này không có mối quan hệ tốt với cha mẹ và người thân. Chúng quan hệ với thế giới chủ yếu thông qua truyền thông - Tucci giải thích - Vì các em không có những hình mẫu lý tưởng trong môi trường xung quanh. Các em thường có xu hướng tìm kiếm ý nghĩa trong sự nổi tiếng và những người nổi tiếng. Những người nổi tiếng nói cho chúng biết cái gì là thành công, cái gì đang là mốt. Toàn chuyện xinh đẹp và rõ ràng. Điều này cũng dễ hiểu: chúng lo lắng về việc chúng là ai và phù hợp với môi trường nào thì những người nổi tiếng có vẻ là những mẫu rõ ràng”.Giáo sư Johanna Wyn, giám đốc Trung tâm nghiên cứu thanh niên tại Đại học Giáo dục Melbourne, cho rằng nếu bây giờ đặt câu hỏi với các em: “Con muốn làm gì khi lớn lên?” thì đã lạc hậu rồi. Truyền thông xã hội như Facebook, blog khiến những người bình thường khoe tất cả những gì liên quan cuộc sống của họ trên truyền thông điện tử và tự tạo bản ngã. Họ không cần phải “làm” gì, vì vậy vấn đề cá tính, bản ngã quan trọng hơn nghề nghiệp. Bạn trở thành “cá thể riêng” mà đôi khi người ta nhầm với từ “nổi tiếng”. Nghĩa là họ cho rằng mình nổi tiếng vì con người mình, chứ không phải những gì mình làm.Cũng như Tucci, giáo sư Wyn nhận thấy trẻ em ở các gia đình không ổn định là những người dễ bị ảnh hưởng bởi văn hóa nổi tiếng nhất. “Chúng không có nhiều người lớn để tin tưởng hay những người nêu tấm gương sống để chúng có thể học hỏi, vì vậy chúng đọc tương lai từ cái tivi đặt ngay trước mặt”. Khi được hỏi về mục tiêu tương lai, một bé gái ở Tasmania đã trả lời “sống ở một trong những căn hộ trong thành phố”. Vì sao? “Vì em đã nhìn thấy trên tivi”. Tags: Truyền thông xã hộiNổi tiếngVô danhCông nghệ truyền thông
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Malaysia chia sẻ những lợi ích chiến lược trong thế giới biến động THANH HIỀN 22/11/2024 Sáng 22-11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và phát biểu tại trường đại học lâu đời và danh tiếng nhất của Malaysia.
Rộ tin tướng cấp cao Triều Tiên bị thương do tên lửa Storm Shadow UYÊN PHƯƠNG 22/11/2024 Các quan chức phương Tây cho biết một tướng cấp cao Triều Tiên đã bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Ukraine tại vùng Kursk.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.