TTCT - Năm 2017. Nếu bạn có chút mê tín và thường theo dõi diễn biến kinh tế toàn cầu vài thập niên qua, thì những năm kết thúc với số 7 luôn xảy ra các sự cố không may với nền kinh tế thế giới. Còn lý lẽ của các nhà kinh tế học, tất nhiên, không chỉ dừng lại ở vận rủi. Glass globe with stock chartNăm 1987 chứng kiến ngày giảm giá chứng khoán sâu nhất trong lịch sử Phố Wall. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tàn phá nhiều nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Và cuộc đại suy thoái chúng ta đang trải qua được cho là bắt đầu từ năm 2007, với việc hai hãng cho vay mua nhà Northern Rock ở Anh và New Century Financial ở Mỹ đệ đơn xin cứu trợ.Nợ nần khắp nơiCho năm tới, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo thường niên Global Financial Stability Report (Báo cáo về sự ổn định tài chính toàn cầu) - ấn hành hồi tháng 10 - đã rất lo ngại: “Các rủi ro về trung hạn đang tiếp tục tích tụ”.Theo các chuyên gia của IMF, các rủi ro bao gồm môi trường chính trị bất ổn, các định chế tài chính yếu kém ở những thị trường phát triển và nợ doanh nghiệp quá cao ở các thị trường đang phát triển.Các khoản nợ nần chắc chắn đang tích tụ quá nhanh. Với mức 225% tổng GDP toàn cầu, những khoản nợ công và tư gộp lại ngoài lĩnh vực tài chính “đang ở mức cao nhất mọi thời” - IMF viết.Vay nợ giúp tăng trưởng nhưng cũng tích tụ rủi ro. Những con nợ tiếp tục vay dù đã mất khả năng chi trả. Khi họ phá sản, những người cho vay sẽ bị tổn hại trầm trọng, có khi phá sản theo và các con domino bắt đầu lần lượt đổ.Các ngân hàng lớn trên thế giới hiện giờ mạnh hơn so với trước khủng hoảng tài chính, nhưng rủi ro vẫn còn khắp nơi. Cổ phiếu của Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức, đã mất giá 62% kể từ khi ở mức đỉnh năm 2015. Ở Ý, nợ xấu bút toán trong sổ sách các ngân hàng chiếm 1/4 GDP.Ngay cả ở Mỹ, giá cổ phiếu các ngân hàng cũng đang ở mức thấp đáng lo ngại, một phần bởi lãi suất vẫn được duy trì ở mức quá thấp, theo một nghiên cứu của cựu bộ trưởng tài chính Mỹ Larry Summers và Natasha Sarin - nghiên cứu sinh tiến sĩ của Harvard.Nhưng Trung Quốc mới được coi là nguồn rủi ro đáng sợ nhất ở chân trời. Tỉ lệ tăng trưởng của nước này đã được duy trì bởi việc mở rộng quá nhanh và không bền vững các khoản vay cho doanh nghiệp và hộ gia đình, theo kinh tế gia trưởng của Bloomberg Intelligence khu vực châu Á Tom Orlik.Chính quyền Trung Quốc đã tỏ ý, qua nhiều bài báo chính thống, muốn hãm bớt tình trạng vay nợ. “Nhưng tới giờ chưa rõ lời nói có đi đôi với hành động hay không” - Orlik viết ngày 11-10.Các ngân hàng Trung Quốc là “một ngòi nổ tiềm tàng” với kinh tế thế giới, theo Samuel Malone - giám đốc về các mô hình chuyên biệt ở Moody’s Analytics.Malone đã phân tích quy mô, mức độ dễ tổn thương và tính chất kết nối của các ngân hàng lớn nhất thế giới để đi tới kết luận rằng các nước láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc, đặc biệt là Singapore, rất dễ tổn thương nếu một cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng nổ ra ở đại lục.Kinh tế gia trưởng của Citigroup Willem Buiter, trong một bài phỏng vấn đăng tháng 6-2016 trên tạp chí của Trường kinh doanh Cheung Kong (Trường Giang) ở Bắc Kinh, nói ông tự tin giới điều hành Trung Quốc vẫn có đủ các công cụ để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng toàn diện, nhưng vấn đề là họ có thể không xử lý kịp vấn đề nợ tới khi các sắp xếp chính trị ổn thỏa sau đại hội Đảng Cộng sản chỉ diễn ra vào mùa thu 2017.“Mà các cuộc khủng hoảng tài chính thì không chờ đợi” - Buiter nói.Các nước đang phát triển phải dè chừngCác báo cáo khác, đều công bố giữa tháng 12-2016 của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) và Diễn đàn thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), đã cảnh báo nếu một cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm 2017 thì các nước đang phát triển sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.Cả hai bản báo cáo đều dự đoán những kịch bản lành ít dữ nhiều. Theo đó, UNCTAD nói thế giới đang trên bờ vực “giai đoạn thứ ba của cuộc khủng hoảng tài chính”. Bắt đầu với thị trường cho vay dưới chuẩn của Mỹ 10 năm trước, rồi lan sang châu Âu với vấn nạn tăng trưởng ì ạch và nợ công, giờ có thể tới lượt các nước Mỹ Latin, châu Phi và châu Á.Những khoản cứu trợ và kích thích kinh tế khổng lồ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay Trung Quốc trong thời gian dài vừa qua đã tỏa đi các thị trường mới nổi có mức lãi suất - lợi nhuận tài chính cao hơn như Nam Phi, Brazil, Ấn Độ, Đông Nam Á...The Guardian dẫn lời các kinh tế gia ở Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank of International Settlements) - ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương - ước tính 9,8 nghìn tỉ USD đã được bơm ra thị trường dưới dạng các khoản trợ cấp và cho vay giá rẻ trong nửa đầu thập niên sau khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ (năm 2007). UNCTAD ước tính khoảng 7.000 tỉ USD trong đó đã được đẩy sang các thị trường mới nổi.Đó là một cơn lũ tín dụng thật sự và tình hình tồi tệ hơn khi các công ty và chính quyền thường vay mượn bằng đồng USD rồi đầu tư bằng đồng bản tệ - giá đồng USD tăng mạnh thời gian qua, khiến việc chi trả các khoản nợ này càng khó khăn hơn. Khủng hoảng có thể chưa đến vào năm 2017, UNCTAD nói, nhưng một điều chắc chắn là các nước nghèo sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mà họ rất cần.Ngoại tệ cho cơ sở hạ tầng và phát triển giờ sẽ phải để dành để trả nợ.Bài học về cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng euro có thể làm ví dụ nhãn tiền cho các nước nghèo. Những cá nhân vay những khoản nợ không trả nổi để mua những ngôi nhà họ không thể sống hết. Còn các quốc gia ném tiền vào những dự án cơ sở hạ tầng chẳng dẫn tới đâu.Sâu xa hơn, vấn đề còn nằm ở mô hình toàn cầu hóa đầy khiếm khuyết, bất công và rốt cuộc sẽ dẫn tới thất bại hiện nay. Trong nhiều thập kỷ, phần chia sẻ tăng trưởng kinh tế chỉ rơi vào tay một số rất ít người ở những nước giàu, khi phúc lợi xã hội bị cắt để chuyển thành những khoản miễn giảm thuế.Điều nguy hiểm là mô hình này cũng đang được cổ xúy ở các nước nghèo, kết quả là cả ở bắc và nam bán cầu những khoản nợ lớn và sự bất mãn đang chất chồng. Trong ngắn hạn, Mỹ và châu Âu cần làm nhiều hơn để điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, theo The Guardian, bao gồm các gói kích thích mới để tăng lương cho người lao động.Trong dài hạn, quá trình toàn cầu hóa sai lạc hiện giờ phải được điều chỉnh để trở nên bền vững và cho nhiều người hơn với hệ thống lương bổng khá hơn, các hệ thống thuế linh hoạt và đánh mạnh hơn vào người giàu cũng như một mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn.Những rủi ro ngắn hạnTrong ngắn hạn, báo cáo của IMF “Viễn cảnh kinh tế thế giới” (World Economic Outlook) cho năm 2017 cảnh báo trước hết về sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ, đi liền với tăng trưởng kinh tế chậm chạp trên toàn cầu.Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp định thương mại tự do lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm 2017, và giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde mô tả những hành động hạn chế tự do thương mại là “hành vi độc ác về mặt kinh tế” có thể kìm hãm tăng trưởng, tạo ra công ăn việc làm và lương bổng, khiến viễn cảnh kinh tế toàn cầu thêm u ám.Ở châu Âu, các cuộc bầu cử toàn quốc sẽ diễn ra ở Pháp, Đức và Hà Lan trong bối cảnh các chính trị gia dân túy đang thắng thế sau Brexit và những bất ổn an ninh liên tục.Trong khi ảnh hưởng của Anh với kinh tế toàn cầu đã giảm nhiều so với 100 năm trước, cuộc bỏ phiếu Brexit gây ra nhiều sang chấn tâm lý, bao gồm việc đồng bảng Anh rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 186 năm.Thủ tướng Theresa May cũng đã tuyên bố nước Anh sẽ bắt đầu quá trình rời EU vào tháng 3-2017 và câu chuyện bế tắc này càng kéo dài, bất ổn sẽ càng lớn ở khu vực vốn đã tăng trưởng èo uột này.Trong sự bất ổn đó, hầu hết ngân hàng trung ương cũng đã đi tới giới hạn của họ trong chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện suốt vài năm qua. 2017 có thể sẽ là năm họ phải đối mặt với thực tế.Tám năm của chính sách nới lỏng định lượng (quantitative easing, hay QE) kể từ khủng hoảng đã tăng bản cân đối kế toán của bốn ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới từ 6.000 tỉ lên 18.000 tỉ USD, phần lớn dưới dạng mua lại trái phiếu chính phủ.Nhiều tin đồn và cả động thái thực tế cho thấy FED, ECB và BOE đều đang chuẩn bị siết chặt lại chính sách tiền tệ trong năm tới. Động thái điều chỉnh lãi suất về âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng làm dấy lên tranh cãi về tương lai của chính sách QE ở nước này.Báo cáo tháng 10 của IMF cũng dự đoán chính sách tài khóa ở các nước phát triển tiếp tục được thắt chặt vào năm 2017, bất chấp lời kêu gọi chính phủ tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng.Khi đó, kinh tế toàn cầu sẽ lại phải quay sang Trung Quốc để chờ đợi một động cơ, thậm chí là một đầu tàu mới. Trong số các nền kinh tế mới nổi lớn, Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh nhất, trong khi Brazil, Nga hay Nigeria đều gặp đủ trục trặc, chủ yếu vì giá cả hàng hóa thương phẩm bao gồm dầu mỏ, đã giảm trong năm 2016 và chỉ tăng nhẹ trong năm 2017, theo tiên đoán của IMF.Lạm phát tăng trở lại, lãi suất được điều chỉnh cao hơn, rủi ro chính trị, sự tái xuất của chủ nghĩa bảo hộ và một đồng USD mạnh sẽ là những chủ đề chính của kinh tế thế giới trong năm 2017.Nhưng kết quả có thế nào, 2017 sẽ là một năm có ý nghĩa chuyển giao quan trọng sau nhiều năm trời kinh tế trì trệ, hay “mắc kẹt trong bẫy tăng trưởng”, theo báo cáo của OECD. Điều tốt đẹp nhất có thể hi vọng với kinh tế toàn cầu là tăng trưởng chậm, lạm phát tăng còn chậm hơn và việc trở lại với các chính sách điều chỉnh thị thường thông thường, thay vì những biện pháp “phi chính thống” và cực đoan như thời gian qua.■Vài tiên đoán cụ thểAdam Slater, kinh tế gia hàng đầu ở Oxford Economics, đã đưa ra một số tiên đoán rất cụ thể về các xu hướng kinh tế toàn cầu trong năm 2017.Đồng nhân dân tệ sẽ ổn định. “Chúng tôi cho rằng đồng nhân dân tệ sẽ ổn định theo hướng có lợi cho thương mại của Trung Quốc và chỉ giảm giá nhẹ so với đồng USD vào năm tới, do nhà chức trách Trung Quốc cũng muốn hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài”.Lương sẽ tăng trở lại. “Một số nhân tố đã khiến lương không tăng, như thay đổi trong thành phần lao động (nhất là sự tham gia của các lao động chấp nhận lương thấp) đang mờ nhạt dần và các chính sách nhắm tới tăng lương đã được thực hiện ở Mỹ, Anh, và Đức”.Chứng khoán sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn đầu tư các tài sản tài chính lãi suất cố định.Đồng euro và đồng USD sẽ ngang giá một đổi một tới cuối năm 2017, vì những bất ổn chính trị ở châu Âu và việc FED rục rịch tăng lãi suất cơ bản.Các thị trường mới nổi vẫn rất khó đoán. “Năm 2017 sẽ chứng kiến mức tăng trưởng 4,1% ở các thị trường mới nổi so với 3,4% năm trước, nhưng sẽ khác nhau tùy nước. Chúng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại”.Thương mại toàn cầu tiếp tục đình trệ. “Tăng trưởng thương mại thế giới sẽ được cải thiện năm tới, ở mức 2,7% nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng ở Mỹ, Brazil, Nga và Ấn Độ. Tuy nhiên, trong khi khá hơn so với mức 1,3% của năm 2016, mức tăng của năm 2017 vẫn còn kém xa mức bình quân khoảng 5% mỗi năm”. Tags: Kinh tế thế giớiKinh tế vĩ môKịch bản kinh tếKịch bản hồi hộp
Cảnh sát giao thông có quyền trấn áp người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh HỒNG QUANG 23/11/2024 Theo thông tư mới của Bộ Công an, khi lái xe không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, bỏ chạy, xúi giục lôi kéo người khác cản trở người thi hành công vụ, cảnh sát giao thông có quyền giải thích, trấn áp người vi phạm đó.
2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu HOÀI THƯƠNG 23/11/2024 Hai cô gái chuyên trang điểm cho cô dâu bị một gia đình chú rể ở Tiền Giang giữ lại để lục vali, đồ đạc và yêu cầu cởi đồ để lục soát chỉ vì bị mất 20 triệu đồng, khiến nhiều người bức xúc.
Virus H5N1 liên tục đột biến, nguy cơ lây lan nhanh ở người UYÊN PHƯƠNG 23/11/2024 Sau khi phát hiện một ca nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 đột biến ở thành phố Vancouver, Canada, các nhà khoa học lo ngại virus cúm này có thể lây lan nhanh hơn ở người.
Mỹ nghi Triều Tiên sắp thử hạt nhân, ông Trump nhắc tên ông Kim Jong Un THANH BÌNH 23/11/2024 Ông Trump nhắc tên lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khi thông báo đề cử nhân sự mới, giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.