TTCT - Các bạn trẻ lớn lên, tràn đầy hi vọng. Với hiểu biết, với nhiệt tình, với năng lượng đầy huyết quản, bạn nghĩ “mọi chuyện lăng nhăng rồi sẽ phải qua thôi. Kể từ thế hệ chúng ta, một trang mới hoàn toàn sẽ phải mở ra, nhất định phải thế!”. Phóng to Minh họa: Lê Thiết Cương Nói nhỏ với các bạn, ai cũng mong sao để các bạn được như thế! ---- Thế hệ tôi cũng có đúng từng ấy ước mơ, từng ấy nhiệt huyết, từng ấy năng lượng trong huyết quản. Bao nhiêu cố gắng, bao nhiêu suy tư... Chúng tôi tiến lên. Và như hôm nay các bạn thấy đó, có tiến lên... nhưng rõ ràng là chưa được bao xa. Các thế hệ trước nữa hẳn họ cũng từng tự nhủ như thế. Chưa biết chừng còn hơn thế nữa. Tôi nhìn quanh bạn bè thuở nào, nay nhiều người đã cận trung niên, chuẩn trung niên, hoặc “thăng” trung niên... nom họ cũng đã thấm mệt. Hơn thế nữa, nhiều người đã cũ kỹ đi nhiều. Sao nhanh thế nhỉ? Hoặc là xã hội có cái sức mạnh siêu khủng để thuần hóa họ trở lại thành cũ kỹ khá nhanh, như chính xã hội vốn như thế. Hoặc là ở trong ta có cái gen già nua ngủ im đó, đến tuổi nào đó thì nó tỉnh dậy và lập tức biến chàng và nàng thanh niên nhạy cảm, thông minh, hăng hái ngày nào thành con người cũ kỹ, thoái chí, phản tiến hóa chăng? Vài chục năm, một thế hệ với vài thành quả nhỏ nhoi như vậy mà đã chấm hết sao? Rất may rằng hình như có những người vượt được ra khỏi cái thói chung đó. Câu hỏi tự nhiên đặt ra trong mình: vậy cần bao nhiêu thời gian để có được một xã hội tiến hóa lên rõ ràng được một nấc mới? ---- Câu hỏi trên có vẻ mơ hồ, nó phụ thuộc sự vận hành của con người, của xã hội. Trong hàng ngàn năm thời trung cổ, cuộc đời tròn khúc, nào có thay đổi được bao nhiêu. Con người cảm thấy cái vòng tròn khép kín đó chính là “đạo”. Đạo con rắn cắn đuôi, đạo gà cồ ăn quẩn cối xay. Vậy thì hôm nay cũng đáng vui lên hơn nhiều rồi! Dẫu sao so với thời xưa đó thì chúng ta đã có và đã được chứng kiến trong mỗi đời người những tiến hóa quan trọng hơn rất nhiều của đời sống. Người cao tuổi hôm nay phải loay hoay học dùng máy tính, chứ không giản đơn cậy quyền “lão nông tri điền” để rao giảng thao thao bất tuyệt được như ngày xưa nữa. Nhưng câu hỏi trên đây vẫn đáng được đặt ra, đơn giản vì hôm nay là... Tết! ---- Bạn đã có dịp biết hay quan sát một bạn trẻ 8 tuổi từ xứ ta sang sinh sống và học hành ở một xã hội phát triển chưa? Nếu có, chắc chắn rằng mười năm sau, bạn sẽ gặp lại một thanh niên 18 tuổi của một thế hệ xã hội khác. Trong trường hợp tối ưu, có lẽ chỉ cần bảy năm thôi, từ 11 tuổi đến 18 tuổi chẳng hạn. Bạn trẻ mười tám này khi đó sẽ có tri thức, có hành xử, có quyết đoán, có bản lĩnh... của một thế hệ hiện đại hoàn toàn khác. Khác đến mức các bậc cha chú, các bậc đàn anh, các bậc cấp bề trên của anh/cô ta không còn tác dụng để sai khiến gì trong thực chất cái nhân cách của anh ta, của cô ta được nữa! Họ có nền tảng bản lĩnh rồi, có nền tảng hiểu biết rồi, người ta phải cộng tác với họ thôi. Như thế câu hỏi có vẻ trừu tượng ở trên đã không còn là câu chuyện hư vô. Bảy năm, mười năm, hay bảy cái Tết, mười cái Tết, là “có thể”, là “yes, we can”. Làm thế nào, là chuyện cũng có đó rồi, phải nhận ra, học ra, và áp dụng mà thôi. Chuyện đáng ngạc nhiên không dừng ở đây. Nếu quan sát kỹ hơn sẽ còn thú vị hơn thế nữa. ---- Trong thời gian sống và làm việc ở Paris, đôi khi vào những chủ nhật nắng vàng ấm áp, tôi tự thưởng cho mình một buổi ra chơi ở một công viên thật đẹp đẽ, thật rộng rãi, để “thông gió” cái đầu, linh hoạt cái cơ thể bí bách của mình. Có một chỗ thú vị để thỉnh thoảng quan sát, ngắm nghía, đó là khu chơi của bọn trẻ. Các khu này thường được cây cối bao bọc xung quanh kín bưng như pháo đài của chàng Robinson. Bạn sẽ có nền trải bằng loại tấm xốp mềm, nhỡ có ngã chúi đầu xuống cũng không sao. Các trò chơi thì khá đủ loại, nhưng bao giờ cũng phải có leo trèo cầu trượt, đi cầu treo đung đưa, rồi các khu nhà con con, rồi đánh đu, bập bênh, rồi đào cát... Cái đáng nói là các bố mẹ của lũ trẻ thường không vào chơi cùng mà chỉ ngồi tán gẫu, quan sát chúng từ những chiếc ghế băng công cộng được dựng ở xa xa vòng quanh. Thế các bạn đang leo trèo này là những ai? Tùy khu, theo lứa tuổi. Khu tôi hay ghé xem là khu dành cho các bạn ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, có bạn đi hay chạy còn chưa thật vững. Hầu như hoàn toàn không có sự can thiệp của người lớn. Các bạn bé tí này xếp hàng, leo lên cầu thang, chờ đến lượt, rồi trượt xuống. Có những cậu bé, cô bé thật kháu khỉnh, cực kỳ nhanh nhẹn, và “liều mạng”, đã đành. Nhiều cô cậu khác thì còn vô cùng lơ đễnh, vụng về, kém cộng tác hơn. Thế nhưng tất cả bọn chúng làm nên một cộng đồng kỷ luật, trật tự, sáng kiến, tự do. Anh chàng này tinh nghịch là thế mà cứ kiên nhẫn chờ mãi anh chàng vụng về nọ loay hoay cho được cú trượt. Rồi thì cũng đến lượt mình, anh chàng tinh nghịch này nằm chúc đầu xuống, ưỡn cong mình, hai tay vểnh lên lao xuống như một chiếc máy bay gặp hiểm. Tiếp đất là cười khanh khách, để rồi lại vù ra xếp hàng cho lượt sau, hoặc sang xếp hàng chơi trò khác. Cô bé kháu khỉnh tiếp sau đó cũng chả kém, cô chạy một phần đầu trên đoạn nghiêng của cầu trượt, rồi mới kềnh ngửa người để lao xuống tiếp đất... Rồi chúng thảo luận với nhau, tìm ra các trò chơi mới phức tạp hơn, cộng tác hơn. Tỉ như đứa dưới nắm chân đứa trên, đứa úp đứa ngửa, cùng trượt xuống... Hầu như không thấy lộn xộn, không thấy tranh giành, ẩu đả, phá bĩnh, ăn vạ, to tiếng gì cả. Có gặp khó khăn thì chúng cũng không ngoảnh cổ giương mắt cầu cứu cha mẹ, mà loay hoay tự giải với nhau. Đám trẻ này đã được học rèn tất cả những nền tảng bản lĩnh này ở nhà trẻ, ở trường mẫu giáo của chúng rồi. Và tất nhiên, các phụ huynh cũng sẵn sàng “không nghênh chiến” với nhau, “không nghênh chiến” với đám trẻ. Họ cũng đã học được sự cộng tác xã hội này. Nay thì tôi đã biết mười mươi rằng chỉ cần từ ba năm, rộng ra là đến năm năm, năm cái Tết thôi, là ta đã có thể có một thế hệ hoàn toàn mới! Phần còn lại trong cuộc đời là bảo dưỡng, là đừng để làm hỏng cái thành quả của năm năm, của năm cái Tết đã đạt được kia. Đó là câu chuyện Tết năm nay mà tôi muốn san sẻ cùng với các bạn. Đấy, chưa kịp loay hoay gì đã một giáp - mười hai năm của thiên niên kỷ thứ hai trôi vèo qua cửa nhà chúng ta! Giá như chúng ta đã có được bảy tiểu thế hệ mới tốt nghiệp... nhà trẻ, mẫu giáo hệ năm năm, để rồi bảo dưỡng thành công họ trở thành những con người của những thế hệ mới mẻ văn minh, vui hạnh, thành đạt... Tags: Truyện ngắnXuân Nhâm Thìn
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Việt Nam - Myanmar (hiệp 2) 1-0: Vĩ Hào mở tỷ số QUỐC THẮNG 21/12/2024 Trong 45 phút đầu tiên, Việt Nam chơi áp đảo hoàn toàn với 70% thời gian kiểm soát bóng và 14 cú sút, nhưng không thể đưa bóng vào lưới Myanmar. Trong đó cột dọc 2 lần cứu thua cho đội khách.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Cung cấp cho mỗi công chức một trợ lý ảo, người kém cũng thành khá giỏi THÀNH CHUNG 21/12/2024 Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với cách làm mới hiện nay, hãy cung cấp trợ lý ảo cho công chức và mỗi khi làm việc gì, cần thông tin gì hãy “hỏi trợ lý ảo”.
Giang hồ cộm cán đem hung khí ra tận mỏ cát bắt chủ 'chia mỏ' VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG 21/12/2024 Giang hồ cộm cán ở Quảng Ngãi cho người ra bãi cát gây chuyện, đe dọa, tạo sức ép rồi ngang nhiên cho xe ra bãi cát doanh nghiệp trúng đấu giá xúc cát mang đi bán. Đây là hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Người dân Làng Nủ cúng tổ tiên trước ngày khánh thành khu tái định cư: 'Ấm cúng và bớt hoang mang' CHÍ TUỆ 21/12/2024 Chiều 21-12, người dân thôn Làng Nủ tất bật chuẩn bị cho buổi lễ khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai (vào sáng 22-12), một số gia đình bắt đầu làm lễ vào nhà mới trong niềm vui lớn.