TTCT - Dù không rầm rộ như các nước phương Tây, nhưng các nước châu Á vẫn cần chuẩn bị tinh thần trước một làn sóng “anti vaccine” nếu muốn triển khai tiêm chủng thành công vaccine ngăn chặn COVID-19 trong tương lai. Tranh: Sasha Krasutska/codastory.comTheo khảo sát năm 2018 của Wellcome Global Monitor, hơn 85% người châu Á tin vaccine an toàn. Tỉ lệ này cao hơn phần còn lại của thế giới. Số liệu của WHO cho thấy tỉ lệ tiêm chủng các bệnh như lao, ho gà và uốn ván ở châu Á cao ngạc nhiên (hơn 90%).Tiến sĩ John Siu Lun Tam - chuyên gia tiêm chủng tại ĐH Bách khoa Hong Kong - cho rằng tâm lý bài vaccine ở châu Á thường không mạnh bằng những nơi khác. Một phần do hệ thống y tế và bộ máy tuyên truyền can thiệp sớm, bên cạnh tâm lý theo đám đông vốn có ở người Á Đông. Điều này làm cho đa số người châu Á thường xem vaccine là tốt.Tuy nhiên, làn sóng chống vaccine ở những nước phương Tây lan sang châu Á, báo South China Morning Post nhận định trong bài “Làn sóng bài vaccine đe dọa sự hồi phục của châu Á trước COVID-19” hồi tháng 7. Bài viết dẫn lời giáo sư dược học Auliya Suwantika (Đại học Padjadjaran, Indonesia) cho rằng ngày nay nhiều phụ huynh trong nước có tư tưởng chống vaccine một phần vì tác động từ “các thông tin trên Internet, những nhóm chống vaccine tuyên truyền sai lệch”.Tương tự, Jerome Kim - giám đốc Viện Vaccine quốc tế, có trụ sở ở Seoul (Hàn Quốc) - cho biết mạng xã hội giúp nhiều người châu Á tiếp cận được những ý nghĩ chống vaccine dường như chỉ có ở những nước kém phát triển. “Ở một số quốc gia, nhờ mạng xã hội, thông điệp ‘anti vaccine’ lan truyền rất nhanh. Thật không may, người châu Á lại dành nhiều thời gian dùng mạng xã hội ngày nay” - Kim nói.Ở Việt Nam, dù việc tẩy chay vaccine chưa tạo thành làn sóng bài trừ mãnh liệt như một số nước phương Tây, nhưng chuyện phản đối vẫn có trong nhiều hội nhóm, nhất là trên mạng xã hội. Trước thông tin sắp có vaccine ngừa COVID-19, chủ đề “anti vaccine” cũng bắt đầu rôm rả trong các hội nhóm này.Là người ủng hộ “ra mặt” lối sống không vaccine, P.H.D. (Hà Nội) cho rằng ngành công nghiệp tiêm chủng thường dựa vào chuyện nhờ tiêm mà không mắc một loại bệnh nào đó, để cho thấy rằng tiêm chủng như vị “cứu tinh” nhân loại. Tuy nhiên, theo D., dường như vẫn chưa có chứng minh rõ ràng việc những người tiêm chủng sẽ không mắc bệnh nhờ kháng thể từ vaccine hay nhờ sức đề kháng tự nhiên ở mỗi người.“Khi được hỏi vì sao có những người đã tiêm vẫn mắc bệnh khi có dịch, ngành công nghiệp tiêm chủng im lặng. Khi được hỏi vì sao có những người không tiêm nhưng không mắc bệnh lúc có dịch, ngành công nghiệp này cũng im lặng” - H.D. viết trên một nhóm Facebook. Ý kiến này nhận được nhiều đồng tình. N.T.C. (Hưng Yên) cho rằng những người “cuồng vaccine” thường biện minh đã tiêm mà vẫn mắc bệnh là vì gặp chủng virus khác (!?), và may là có tiêm chủng nên bệnh mới nhẹ, chứ không sẽ còn nặng hơn.Dạo một vòng các bài viết và bình luận quanh chủ đề “anti vaccine”, có thể thấy lý do chính mà nhiều người Việt phản đối kịch liệt tiêm chủng là vì tiêm chủng đồng nghĩa đưa hóa chất vào cơ thể. Điều này theo họ không “thuận theo tự nhiên”. Trong một nhóm Facebook về lối sống “thuận theo tự nhiên” có 34.000 người theo dõi, H.N. (Hải Dương) cho rằng người ta thường nhắc tới tác dụng của vaccine mà bỏ qua hậu quả. Theo N., cần hỏi vì sao nhiều trường hợp trẻ không tiêm vaccine lớn lên khỏe mạnh nhưng trẻ khác được tiêm lại luôn ốm đau. N. chất vấn: “Tại sao anh chị không tự hỏi thành phần của vaccine là gì, nếu không may xảy ra biến chứng sẽ có thể để lại hậu quả ra sao. Những anh chị thấy con chưa bị gì thì lúc nào cũng ‘bô bô’ miệng nói đến tác dụng của vaccine, đến khi hậu quả xảy ra bất ngờ rồi lại hối hận”.Hầu hết thành viên có tư tưởng “anti” đều chủ trương tìm cách tự tăng sức đề kháng, thay vì “bơm đống hóa chất vào người đổi lấy kháng thể chống một loại virus”. ■Nhiều năm qua, chuyện “tẩy chay” vaccine ở Việt Nam thường nóng nhất khi xuất hiện nhiều trường hợp tử vong sau khi tiêm. Chẳng hạn năm 2013, 3 cháu bé ở Quảng Trị cùng tử vong sau tiêm vaccine viêm gan B. Sự kiện nhanh chóng được bàn luận sôi nổi, và các nhóm “anti vaccine” khi đó đón nhận thêm hàng ngàn thành viên. Sau sự cố, ngày 26-7-2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có công văn hỏa tốc đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo Sở Y tế kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong việc xảy ra sai sót trong quá trình tiêm chủng. Ngày 30-7, bà Tiến tiếp tục có công văn hỏa tốc gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện qui định về sử dụng vaccine. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Dặm cuối gian nan của vaccine covid-19 Tags: COVID-19VaccineAnti-vaccine
Sắp xếp lại đơn vị hành chính: để Mỹ Tho, Đà Lạt không trở thành phường, xã cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 10/04/2025 1816 từ
Đặt tên phường theo địa danh xưa, nhớ ơn người khai hoang lập ấp KHÁNH YÊN THỰC HIỆN 09/04/2025 1986 từ
TP.HCM chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường công lập HOÀNG HƯƠNG 11/04/2025 Trưa 11-4, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 ở các trường THPT công lập.
Cựu cán bộ công an hối lộ 7,7 tỉ đồng để 'nhờ' làm 10.789 phiếu lý lịch tư pháp DANH TRỌNG 11/04/2025 Nguyễn Tú Anh, cựu cán bộ Cục Hồ sơ nghiệp vụ Bộ Công an, bị cáo buộc đưa hối lộ hơn 7,7 tỉ đồng để được giải quyết 10.789 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp, qua đó hưởng lợi cá nhân hơn 539 triệu đồng.
Nhóm lừa đảo người Việt tại Campuchia khai gì trước khi lãnh án? QUỐC NAM 11/04/2025 Nhóm người Việt làm việc cho các tổ chức lừa đảo ở Campuchia khai nhận quá trình lừa đảo hàng chục tỉ đồng của người Việt.
DJ đánh vợ xin lỗi và 'cam kết không tái phạm với cơ quan chức năng' TIẾU TÙNG 11/04/2025 DJ, nhà sản xuất âm nhạc Ximer xin lỗi, mong cộng đồng 'rộng lượng cho kẻ lần đầu phạm sai để chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có gì' sau clip bạo hành vợ khiến dư luận phẫn nộ.