TTCT - Từ lúc có chủ trương đến khi bắt đầu thi công đường Nguyễn Tri Phương mất đến tám năm, thời gian dài đủ để Thâm Quyến hình thành đô thị mới và bằng nửa thời gian để Singapore trở thành một nước công nghiệp mới. Một nghịch lý nhức nhối buộc ta phải nhìn lại. Cầu vượt Thủ Thiêm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - một trong những công trình sử dụng vốn ngân sách - Ảnh: Hoàng Thạch VânVấn đề không phải là rút ngắn thời gian ở từng cấp thẩm định phê duyệt, mà ở đây chúng tôi muốn đặt ra: ai là khách hàng, ai là người thiết kế, thi công, ai là người thụ hưởng?Khách hàng là ai?Trong vùng xây một cây cầu, một đô thị mới hay một khu công nghiệp mới, người được xem là khách hàng chính là UBND TP hay UBND quận, huyện đại diện cho toàn bộ người thụ hưởng (sử dụng). Những cơ quan này phải toàn tâm toàn ý nghiên cứu và đề xuất, dự báo mọi việc liên quan đến xã hội - kinh tế - văn hóa hiện tại và tương lai của TP.Những cơ quan nghiên cứu này cần tập hợp nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực để cùng nhau đưa ý kiến xác đáng, khách quan và không có bất kỳ ý đồ tư lợi nào. Từ đó TP xem xét kế hoạch đầu tư, trưng cầu ý dân, có kế hoạch trước sau, công khai minh bạch. Điều cần nói là tất cả dự án thuộc ngân sách TP hay ngân sách trung ương cấp cho TP đều phải được UBND TP làm chủ đầu tư, làm người khách hàng khó tính nhất. Nếu cấp TP giao lại cho sở, ban, ngành lãnh trách nhiệm mà không đủ quyền hạn thì công việc càng rối rắm hơn. Vì chỉ giao trách nhiệm mà không trao quyền nên các sở đó sẽ phải đi xin ý kiến, thẩm định lòng vòng, kéo dài thời gian, cơ hội trôi mất...Trong lúc đó, công việc quản lý nhà nước của các cơ sở đã quá nhiều, trong tay lại có nhiều doanh nghiệp trực thuộc làm chủ đầu tư, còn mình làm sở chủ quản! Thế là hàng loạt nấc trung gian hình thành.Vậy khách hàng hay còn gọi là chủ đầu tư, chủ dự án phải là cấp cao nhất đại diện cho người thụ hưởng (nhân dân) - UBND TP hay UBND quận, huyện.Thiết kế: phải thi tuyển!Thiết kế là giai đoạn 3 của dự án đầu tư. Khi khách hàng đã chọn được dự án khả thi từ các cơ quan nghiên cứu sẽ tiến hành trưng cầu ý dân, lên kế hoạch thực hiện và tổ chức thi tuyển thiết kế rộng rãi. Tuyệt đối không nên chỉ định thiết kế vì khâu này khá quan trọng (từ hiệu quả kinh tế đến kỹ thuật, mỹ thuật công trình). Người thiết kế được chọn sẽ là một tác nhân quan trọng kiểm tra theo dõi dự án, sẽ đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thi công.Hiện nay vẫn còn cơ chế sở, bộ chủ quản để ra ngành thiết kế cho riêng mình. Mỗi bộ, mỗi sở độc quyền thiết kế cho ngành mình nên cơ chế này dễ dẫn đến chủ quan khi thiết kế, lại không sợ bị cạnh tranh nên lập dự toán thường có khuynh hướng tính dư. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi có những công trình dự toán được duyệt là 800 tỉ đồng nhưng giá trúng thầu chỉ 500 tỉ đồng!Một số nước trên thế giới quy định người thiết kế chỉ thiết kế ý tưởng và lập điều kiện sách, không lập dự toán; thậm chí không thiết kế kết cấu, hệ thống điện, nước mà giao các phần việc đó cho nhà thầu. Mục đích là giữ bí mật giá công trình cho khách hàng. Việc Bộ Xây dựng đề ra cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, phụ phí chỉ hợp lý khi cơ chế “xin - cho” vẫn còn để bảo vệ đồng vốn nhà nước bởi tất cả khách hàng (chủ đầu tư), người thực hiện (chủ dự án), người thiết kế, thi công, người duyệt đều là Nhà nước. Nhưng khi chuyển qua cơ chế thị trường, dự toán vẫn lập theo cách này lại trở thành công cụ cho các nhà thông đồng lẫn nhau một cách tinh vi, thiệt hại cuối cùng là người dân thụ hưởng.Thi công: đấu thầu công khaiThi công là giai đoạn 4 của dự án đầu tư, phải được đấu thầu công khai, minh bạch. Từ công trình trên 500 triệu đồng phải đấu thầu, dự án B.O.T (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) hay B.T (xây dựng - chuyển giao) cũng phải đấu thầu. Chỉ có con đường đấu thầu mới hạn chế được thất thoát, nghiệm thu công trình khách quan, nhờ đó chất lượng thẩm mỹ cao, đồng vốn của Nhà nước cũng đồng nghĩa với người thụ hưởng (nhân dân) bỏ tiền ra mua được công trình đẹp, chất lượng cao, giá thành hạ.Xác định chủ thể từng thành phần trong dự án, mỗi dự án tự vận hành theo cơ chế thị trường sẽ nêu rõ tên và địa chỉ từng người thực hiện, quyền hạn và trách nhiệm chính là tạo ra công trình đẹp, chất lượng, giá thành hạ và đương nhiên sẽ rút ngắn được thời gian thực hiện. Tags: Đấu thầuThiết kếDự án BOTDự án thuộc ngân sách TP
Để việc 'giải quyết thủ tục hành chính phi địa giới' đi vào thực chất Nguyễn Đức Lam (Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông IPS) 11/10/2024 1863 từ
Trung tâm phục vụ hành chính công: Vượt qua các thách thức của mô hình TS NGUYỄN SĨ DŨNG 10/10/2024 2062 từ
Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM: Metro 1 chạy trong năm 2024 là mục tiêu phải làm được CHÂU TUẤN 12/10/2024 Tân Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định mục tiêu không thể thay đổi này trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online.
Luật Nhà giáo: Nâng thu nhập, vị thế người thầy VĨNH HÀ 12/10/2024 Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã chia sẻ về những điểm mới đặt ra ở dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nội dung đang gây tranh cãi.
Tin tức sáng 12-10: Quỹ bảo hiểm xã hội dư 1,2 triệu tỉ đồng, chủ yếu dùng đầu tư trái phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 12/10/2024 Ngân hàng HSBC nhận định tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gây "bất ngờ"; Có tới 1,3 triệu người Việt sống chung với bệnh mạch vành.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường hội kiến ông Tập Cận Bình THANH HIỀN 11/10/2024 Ngày 11-10 tại Bắc Kinh, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và hội đàm với Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.