TTCT - Giai đoạn 2005 - 2015, TP Đà Nẵng đã khai thác đất ra sao để có được nguồn thu lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, tái đầu tư hạ tầng…? Nhờ lấy luôn vệt đất 2 bên các tuyến đường mới mở để đấu giá, Đà Nẵng có tiền làm nhiều công trình khác. Trong ảnh là đường Võ Nguyên Giáp ven biển. Ảnh: HỮU KHÁTiền từ đất làm nhiều dự án hạ tầngSau khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng vào năm 1997, TP Đà Nẵng đã đầu tư nhiều công trình trọng điểm, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một trong những nguồn vốn quan trọng của địa phương này để thực hiện điều đó được lấy từ việc khai thác quỹ đất hiện có.Có thời điểm, việc khai thác quỹ đất này đã tạo ra hơn 50% nguồn thu ngân sách, giúp TP xây dựng được hàng loạt công trình cầu, đường lớn.Ông Võ Nguyên Chương, phó giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng, cho biết trong quá trình chỉnh trang đô thị, thành phố đã yêu cầu các sở ngành nghiên cứu, phê duyệt các đồ án quy hoạch đầu tư mới hoặc mở rộng các tuyến đường theo hướng tạo quỹ đất dọc hai bên tuyến đường. Đó là các lô đất, khu đất lớn đang là đất ở, đất thương mại dịch vụ, đất cơ quan đơn vị sự nghiệp của TP... Quỹ đất này được dùng để bố trí, tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa (đủ điều kiện được bố trí) và đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai, tạo nguồn thu cho ngân sách. Một phần diện tích sẽ được giao cho các cơ quan nhà nước. Việc xây dựng cũng theo quy hoạch nên không gian, kiến trúc đô thị rất thông thoáng.Và đó là cách giúp họ, từ một số tuyến đường như Nguyễn Văn Linh (đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến Trần Phú), tuyến đường Võ Văn Kiệt, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa ven biển, đường Võ Nguyên Giáp, tuyến đường Nguyễn Tất Thành..., tạo ra được quỹ đất lớn đấu giá, phục vụ phát triển du lịch và chỉnh trang không gian đô thị.Năm 1997, Đà Nẵng chỉ có gần 100 con đường với tổng chiều dài gần 300km, nhưng đến nay nơi này đã có gần 2.000 con đường, với tổng chiều dài hơn 1.300km. Hàng ngàn dự án khu đô thị, khu tái định cư, khu dân cư chỉnh trang được xây dựng dọc theo các tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, tuyến Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Điện Biên Phủ. Một số khu đô thị lớn đã tạo ra diện mạo đô thị mới, thu hút đông đảo dân cư về sinh sống.Ranh giới đô thị mở rộng gần 4 lần, riêng phạm vi nội thành từ 5.600ha đã được mở rộng lên 21.000ha. Thành phố thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất để triển khai hơn 1.300 dự án, tổng diện tích hơn 17.000ha. Tất nhiên, ở đó có sự cống hiến rất lớn của người dân: 120.000 hộ dân trên tổng số 200.000 hộ được di dời, giải tỏa để tạo nên những khu phố mới, khu dân cư mới. Hơn 110.000 hộ dân được bố trí tái định cư...Qũy đất có nhưng chưa dùng tới"Đấu giá quyền sử dụng đất là phương thức giúp Nhà nước huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn thu ổn định để TP đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xây dựng các công trình trọng điểm, tái thiết đô thị", ông Chương nói. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận một thực tế: hiện một số khu đất lớn đã giao cho các nhà đầu tư nhưng việc đưa vào khai thác còn chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, lãng phí nguồn tài nguyên đất đai tại địa phương.Quỹ đất công của Đà Nẵng hiện còn khá lớn chưa được khai thác. Trung tâm Phát triển quỹ đất đang quản lý 344 khu đất lớn (diện tích hơn 2 triệu m2 đất) và 14.468 lô đất ở TP đang quản lý chưa thực hiện việc khai thác. Từ đó sinh ra nạn đổ rác thải, xà bần... gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị tại nhiều khu dân cư, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân.Qua khảo sát, có 30% khu đất lớn và 20% lô đất ở chia lô đang bị lấn chiếm, sử dụng trái phép cho các mục đích khác nhau (bãi giữ xe, kho tạm, làm bãi tập kết cây xanh, vườn ươm, kinh doanh dịch vụ ăn uống tạm và trồng rau quả, hoa).Một số tổ chức, hộ dân có nhu cầu thuê sử dụng mặt bằng tạm có thời hạn đối với các khu đất, lô đất chưa sử dụng này. Tuy nhiên, vì pháp luật chưa có quy định về thuê sử dụng mặt bằng tạm có thời hạn để áp dụng thực hiện nên sự lãng phí nguồn lực đất đai kiểu này vẫn còn đó.■TP.HCM: chi phí tăng cao do bồi thường chậmDự án tuyến metro 2 (Bến Thành - Tham Lương, TP.HCM) dự kiến khởi công năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa xong chuyện bồi thường giải phóng mặt bằng. Nhiều hộ dân ở quận 3 hiện vẫn chưa đồng ý bàn giao mặt bằng do không đồng thuận về giá bồi thường.Dự án Khu thể dục thể thao Rạch Chiếc (thuộc TP Thủ Đức), quy hoạch ban đầu rộng hơn 400ha nhưng đến nay chỉ còn gần 188ha do TP lấy một phần đất chuyển cho các công trình khác. Cách đây 5 năm, số tiền cần để bồi thường khu này khoảng 8.000 tỉ đồng, nay đã tăng hơn gấp đôi. Cho tới giờ, việc bồi thường cho dự án này chưa thể bắt đầu vì chưa có kinh phí.Dự án cầu Phước Lộc ở xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè khởi công năm 2012, dự kiến hoàn thành năm 2015 nhưng do bồi thường giải phóng mặt bằng chậm nên đến đầu năm 2021 mới hoàn thành. Tổng vốn đầu tư dự án ban đầu là 335 tỉ đồng, qua thời gian kéo dài mà đã thành hơn 400 tỉ.Theo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP, trong 75 dự án bị chậm tiến độ do đơn vị này làm chủ đầu tư có đến 67 dự án vướng bồi thường giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do chi phí bồi thường đất tăng cao. Sở GTVT TP cho biết chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thường chiếm 50% tổng mức đầu tư.Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP nhận định việc bồi thường giải phóng mặt bằng quyết định tới 80% cơ hội thực hiện dự án này đúng tiến độ. K.YÊN Tags: TP Đà NẵngChỉnh trang đô thịThu hồi đấtCơ sở hạ tầngTrung tâm phát triển quỹ đấtQuỹ đất
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ “lăn bánh” chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".