TTCT - Trong khi Bộ Quốc phòng Nga công bố video về việc tàu khu trục Anh Defender vi phạm lãnh hải Nga vào ngày 23-6, và Nga đã bắn súng cảnh cáo, thì Bộ Quốc phòng Anh khẳng định chẳng có phát súng cảnh cáo nào, và Defender chỉ đang thực hiện một “chuyến đi vô tội” qua vùng biển của Ukraine. Có lẽ không có thí dụ nào cụ thể hơn để minh chứng cho thời đại “hậu sự thật” chúng ta đang sống. Một sự cố diễn ra giữa ban ngày, có hình ảnh video ghi lại, nhưng được diễn giải hoàn toàn khác nhau.Cụ thể, trong khi các báo Nga đưa tin về hải trình khiêu khích và các phát súng cảnh cáo, thì báo chí Anh lại hạ thấp mức độ sự cố theo kiểu chẳng có gì nghiêm trọng. Ảnh: BBC The Telegraph cho rằng vụ việc trên biển Đen là “thí dụ điển hình của chiến dịch tung tin sai lệch của Nga và có khả năng là phản ứng trước thông tin Anh sẽ giúp phát triển hải quân Ukraine”.The Spectator nói thông tin của Nga sai sự thật do việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga không được quốc tế công nhận, nên vùng lãnh hải này không thuộc về Nga. Tờ này nhắc một phần nhiệm vụ của tàu khu trục Defender là thực hiện “Chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải” (FONOP), “một tín hiệu cho thấy việc Nga chiếm giữ các vùng lãnh thổ trên bộ (và trên biển) sẽ không được công nhận”.“Trò khiêu khích kinh điển”Tuy nhiên, không phải toàn bộ giới quân sự Anh đều ủng hộ cách làm này. Tham mưu trưởng quân đội Anh Sir Nicolas Carter trả lời tờ Daily Telegraph gọi sự việc trên là trò “mèo vờn chuột” trên biển Đen, và là một “sự leo thang không phù hợp”, bởi có thể dẫn đến chiến tranh.Nhưng dẫu có bị bắn súng hoặc ném bom cảnh cáo hay không, dẫu ai đứng trên quan điểm nào: Crimea thuộc Nga hay thuộc Ukraine thì việc Defender đi sâu 3km vào lãnh hải Crimea không khỏi khiến người ta đặt câu hỏi: động cơ là gì?Ngoài việc đơn thuần biểu dương sức mạnh, như lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, tờ Telegraph tiết lộ chuyến hải hành do đích thân Thủ tướng Anh Boris Jonshon phê chuẩn. Phải chăng đây còn là tín hiệu với Đức và Pháp, khi nguyên thủ hai quốc gia này, sau thượng đỉnh Mỹ - Nga ở Geneva vừa rồi, đã kêu gọi EU mở lại đối thoại với Nga?Nigel Gould-Davies, cố vấn cao cấp của Viện Quốc tế nghiên cứu chiến lược về Nga và Á - Âu, lưu ý trên CNN rằng sự cố biển Đen diễn ra ngay thời điểm Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cố gắng thiết lập một mối quan hệ nào đó với Nga, còn Anh - nay không còn trong EU - muốn ngăn cản việc này. Đến 28-6, xuất hiện những thông tin cho thấy rõ ràng London đã xếp đặt cho bước đi mà nhà ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi là “trò khiêu khích kinh điển” trong một lần trả lời báo giới.Xấp tài liệu mật ở trạm xe buýtNhư phụ họa cho các khẳng định của phía Nga, một xấp tài liệu mật 50 trang của Bộ Quốc phòng Anh đã được phát hiện hôm 22-6 (một ngày trước khi xảy ra sự cố) tại một trạm xe buýt ở Kent. Tàu Defender của Anh tiến vào biển Đen (ảnh chụp ngày 14-6). Ảnh: USNI News Xấp tài liệu bao gồm cả những email và bài thuyết trình Power Point về việc tàu khu trục Defender đi qua vùng biển gần mũi Fiolent.Theo đó, London dự báo các kịch bản phản ứng từ Matxcơva, từ “nguy hiểm và chuyên nghiệp” đến “không nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp”, đồng thời cũng xem xét một lộ trình thay thế để tránh đối đầu.Xấp tài liệu mật được một khách qua đường tìm thấy và trao cho các nhà báo với điều kiện được giấu tên. Trong khi Bộ Quốc phòng Anh nói đang điều tra vụ lộ bí mật này thì thượng nghị sĩ Nga Aleksey Pushkov cho rằng cần đặt câu hỏi đây là sự cố tình rò rỉ của chính quyền Johnson, hay là nỗ lực của phe chống đối hải trình của Defender? Ông Pushkov thiên về phương án đầu tiên: việc rò rỉ chẳng qua nhằm lôi kéo sự quan tâm của công chúng Anh và quốc tế, thể hiện quyết tâm của London trong việc đối đầu với Nga.Sâu xa hơn, cổng thông tin Strana.ua dẫn lời các chuyên gia Nga đưa ra một số lời giải thích.Giả thiết đầu tiên: London muốn thu hút Ukraine vào các dự án địa chính trị của mình. Thời tổng thống Mỹ Donald Trump, do Washington tỏ ra lơ là với Kiev, London cùng các đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đã bày tỏ mối quan tâm lớn hơn cho Kiev. Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã đến thăm cả hai quốc gia này. Qatar là nhà cung cấp tiềm năng lượng khí đốt hóa lỏng khổng lồ cho châu Âu, và do đó là đối thủ cạnh tranh tự nhiên với các đường ống dẫn khí đốt của Nga. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến đề xuất của London về việc áp đặt trừng phạt với dự án Dòng phương Bắc 2 và đường ống dẫn khí đốt của Belarus sau sự cố với máy bay Rayanair ở Minsk.Giả thiết thứ hai: Với sự chấp thuận của Hoa Kỳ, Anh sẽ hành xử như một “cảnh sát xấu” với Nga - gia tăng đối đầu với Nga, tạo dư địa thương lượng cho Washington với Matxcơva và để tàu chiến Mỹ rảnh tay “đi qua eo biển Đài Loan và Biển Đông, chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy ưu thế của Hoa Kỳ và đồng minh”, như nhận định trên aurora.net của nhà bình luận chính trị Nga Petr Akopov.Giả thiết cuối cùng liên quan tới vòng đàm phán sắp tới của thỏa thuận Minsk về Donbass và nhìn rộng hơn, như một mưu toan bóp nghẹt nỗ lực hòa dịu giữa Nga và phương Tây hậu chiến tranh lạnh. Khi triển vọng đàm phán vừa mới xuất hiện, căng thẳng lại lập tức gia tăng thời gian qua ở các cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở đông Ukraine. Cộng với “chuyến đi vô tội” của Defender, một phông nền tiêu cực đã được tạo ra cho các đàm phán sắp tới.Người ta chưa quên hồi năm 2018, sau sự cố tàu quân sự Ukraine đi qua eo biển Kerch và bị Nga giam giữ, ông Trump đã hủy cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến diễn ra bên lề thượng đỉnh G20 khi đó. Giờ đây, khi thượng đỉnh Mỹ - Nga vừa kết thúc hôm 16-6 ở Geneva, với giọng điệu phần nào đã dịu đi của hai nguyên thủ, và các nhóm chuyên gia hai nước đang chuẩn bị nhóm họp để giải quyết nhiều tồn tại, diễn biến mới trên biển Đen cho thấy những khởi đầu này vẫn rất mong manh. ■Kể từ khi lên nắm quyền và theo đuổi đường lối ngoại giao độc lập, đa cực, ông Putin đã ra sức hiện đại hóa quân đội Nga. Hiện ngân sách quân sự Nga lên tới 45 tỉ USD, tương đương 5,3% GDP, xếp thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.Trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới khi căng thẳng leo thang trên biển Đen, tạp chí quân sự Mỹ Military Watch ngày 25-6 đã so sánh tương quan sức mạnh trong cuộc đối đầu của máy bay Su-24M với tàu khu trục kiểu Defender của Anh. Tờ này cho rằng Su-24M có khả năng bắn tên lửa chống hạm từ tầm xa, vô hiệu hệ thống phòng không của Defender. Chưa kể bản thân tên lửa có khả năng “bẻ đôi” ngay cả các tàu lớn. Bài báo cũng lưu ý các tàu khu trục kiểu Defender có kho vũ khí nhỏ nhất so với bất kỳ con tàu hiện đại nào.Những cuộc chiến trong quá khứLịch sử từng ghi nhận những cuộc chiến đẫm máu giữa hai đế quốc Anh - Nga, dù phần lớn là chiến tranh ủy nhiệm. Chẳng hạn trong chiến tranh 7 năm 1756 - 1763, Nga chiến đấu chống lại đồng minh của Anh là Phổ, trong khi đế quốc Anh giao tranh ở Bắc Mỹ với Pháp khi đó là đồng minh Nga. Hay trong chiến tranh Nga - Anh 1807 - 1812, hải quân hai nước đã đụng độ nhau ở biển Baltic và Bạch Hải, dù chưa bao giờ là những trận hải chiến quy mô lớn mà chỉ ở mức độ hạn chế, khi Anh tấn công và bắt giữ tàu hàng, cướp phá các vùng ven biển Nga. Cao trào xảy ra trong cuộc chiến của Nga với Thụy Điển được Anh hậu thuẫn, kết quả là Thụy Điển để mất Phần Lan vào tay Nga. Năm 1812, khi Napoleon xâm lược Nga, Anh và Nga ký hòa ước để Nga có thể nối lại buôn bán với Anh, trong khi Anh hỗ trợ Nga chống Napoleon.Trong chiến tranh Crimea 1853 - 1856, với một bên là đế chế Nga và bên kia là liên minh Anh, Pháp, đế chế Ottoman và vương quốc Sardinia, Nga đã vấp phải nhiều khó khăn. Do Nga tụt hậu về kỹ thuật quân sự và thiếu quyết đoán trong chỉ huy, quân đồng minh đổ bộ được vào Crimea, bao vây căn cứ chính Sevastopol của Hạm đội biển Đen Nga. Sau cái chết của Sa hoàng Nicolas I vào tháng 2-1855, quân đồng minh thậm chí đã chiếm được phần phía nam bán đảo Crimea. Hậu quả của sự thụt lùi địa chính trị này chỉ được Nga khắc phục sau cuộc chiến tranh Kavkaz 1817 - 1864... Tags: NgaAnhCrimeaThỏa thuận MinskHMS DefenderBiển Đen
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025 THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu bộ máy mới sau khi sắp xếp tinh gọn phải tốt hơn cũ, đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt - Bun DUY LINH 25/11/2024 Chiều 25-11, hai phu nhân đã đến thăm trường mầm non Việt - Bun, một món quà của Bulgaria cách đây hơn 40 năm.
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.