TTCT - Đọc thử sách giáo khoa (SGK) hiện nay có cảm tưởng như người lớn đã hình thành một số định kiến rằng học sinh phải học cái này hay cái kia để thành người hữu dụng. Giả thử có hai chọn lựa cho một học sinh lớp 11: chọn lựa thứ nhất là học các khái niệm như “thế nào là sản xuất của cải vật chất?” hay “cơ cấu kinh tế là gì?”; chọn lựa thứ hai là học cách tính tổng số tiền sẽ nhận được sau 10 năm nếu bây giờ đem 1 triệu đồng đầu tư vào một nơi sẽ sinh lời 8% mỗi năm trong bài “Giá trị thời gian của tiền bạc”. “Việc biên soạn chương trình và SGK xin đừng rơi vào chỗ tranh luận mông lung, tốn công sức vào các khái niệm mơ hồ như “triết lý giáo dục”, “tinh thần tích hợp và phân hóa”, “phát triển phẩm chất và năng lực”… Nên đi theo con đường mà mọi nước đã đi: đó là xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, xem các em cần những kiến thức nền tảng gì, cần các công cụ nào để tự tìm hiểu, tự học hỏi suốt đời. Vai trò của giáo dục bao giờ cũng là chuẩn bị cho người học bước vào đời nên thời Trung cổ học sinh mới học tiếng Latin, đánh kiếm, cưỡi ngựa, kể cả thuật giả kim…”.Chọn lựa thứ nhất đã diễn ra - đó là hai trong số nhiều khái niệm về kinh tế mà học sinh lớp 11 phải học trong môn giáo dục công dân. Chọn lựa thứ hai chưa diễn ra - đó là ước mong của người viết thấy học sinh cấp III được chọn môn kinh tế như một trong các môn tự chọn, nội dung các em học sẽ rất gần gũi với cuộc sống, giúp các em ứng xử với những tình huống có thật hay ít nhất cũng hiểu được những gì đang diễn ra quanh các em.Làm thế nào để tránh được tư duy rằng kiến thức phải được sắp xếp, ấn xuống cho học sinh theo kiểu phải đi theo bài bản như thế này mới thành kiến thức?Lấy lại ví dụ cuốn Giáo dục công dân lớp 11, trong phần 1 - “Công dân với kinh tế”, có cảm tưởng người soạn sách cứ nghĩ khi nói đến kinh tế thì một công dân điển hình phải biết “quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”, phải nắm “nền kinh tế nhiều thành phần và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước”.Chưa nói đến đúng sai trong kiến thức, thử tưởng tượng làm sao khơi gợi được lòng yêu thích kinh tế của học sinh bằng những khái niệm khô khan, mơ hồ và không gắn một chút gì với trải nghiệm của học sinh như vậy?Trong khi đó, thử nhìn vào chương trình môn kinh tế tự chọn của học sinh cấp III ở các nước như Singapore, các em được học những gì? Các em sẽ được học về “chi phí cơ hội” để nhìn lại những chọn lựa các em phải đưa ra hằng ngày với con mắt của “nhà kinh tế”.Ví dụ, xem thử đi coi phim với bạn thay vì ở nhà làm bài tập thì “chi phí cơ hội” có phải chỉ là tiền vé hay hơn thế? Các em sẽ được học về “lợi thế so sánh” để biết vì sao sản xuất gạo ở Nhật đắt gấp chục lần nhập khẩu gạo từ nước khác, thế mà Chính phủ Nhật vẫn phải bỏ tiền trợ cấp cho nông dân Nhật trồng lúa và dùng thuế cao cản trở hàng nhập khẩu.Các em sẽ được học qua lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng. Các em sẽ được biết tiền được tạo ra như thế nào, ngân hàng hoạt động ra sao, chính phủ phát hành trái phiếu để vay nợ bằng cách nào…Ngày nay, để bước vào đời thành công cần rất nhiều kỹ năng mà nhà trường phổ thông không thể nào cung cấp trọn vẹn cho tất cả học sinh. Bởi thế, điều đầu tiên chương trình có thể làm là xác định một số - ít thôi - các môn học bắt buộc mà bất kỳ học sinh nào cũng phải theo học như toán văn… Còn lại là các môn tự chọn kể cả lý hóa hay âm nhạc, hội họa…Mỗi học sinh thoải mái chọn môn mà các em ham thích, miễn sao hoàn tất đủ số môn bắt buộc và số môn tự chọn là được tốt nghiệp. Lúc đó không cần phân ban, phân luồng gì nữa cả. Nếu xác định được một chương trình giảng dạy như thế, vai trò của ngành giáo dục là khuyến khích việc giới thiệu càng nhiều môn tự chọn càng tốt; trường nào có các môn như lập trình, kiến trúc, mỹ thuật, ẩm thực, du lịch, viết báo… càng dễ thu hút học sinh và xây dựng uy tín riêng cho mình. Và tinh thần biên soạn chương trình, SGK cho từng môn không phải là ấn từ trên xuống những kiến thức áp đặt mà xuất phát từ nhu cầu quay trở ngược lại thành kiến thức cần thiết. Lấy ví dụ môn tin học, báo chí từng viết về chuyện nhà trường vẫn đang dạy những nội dung lạc hậu như lập trình bằng ngôn ngữ Pascal.Cũng không cần dạy quá cụ thể như cách sử dụng Windows XP, Office 2003 vì các kiến thức loại này nhanh chóng lỗi thời. Nếu được quyền biên soạn chương trình, nội dung đầu tiên mà người viết muốn học sinh nắm được là kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet - đó là kỹ năng nền tảng cho các kiến thức khác. Quay trở lại môn kinh tế như một môn tự chọn, một học sinh đã học qua nhập môn kinh tế học ắt sẽ có lưng vốn kiến thức để tham gia những việc gần gũi, thiết yếu xung quanh các em như khuyên ông anh không nên chạy theo món mồi bán hàng đa cấp, bảo bà chị thận trọng với khoản vay tính lãi theo ngày vì lãi mẹ đẻ lãi con, tính giùm ông bố thực chất món hàng mua trả góp giá bao nhiêu, kiểm tra lại giúp bà mẹ cái hợp đồng bảo hiểm xem có hợp lý không.Điều đó sẽ khơi gợi ở học sinh niềm thích thú tìm hiểu sức mạnh của kiến thức kinh tế để biết đâu các em sẽ trở thành một nhà kinh tế hay một doanh nhân thành công trong tương lai. Hay ít ra các em cũng chọn cho mình một lập trường đúng đắn trước các vấn đề thời sự như đầu tư xây dựng sân bay Long Thành hay thôi. Tags: Học sinhSách giáo khoaDạy kinh tế trong nhà trườngMôn kinh tế
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 47-2024: Tinh gọn bộ máy - Hiện thực hóa những triết lý căn bản TTCT 05/12/2024 1 từ
Giải ngân đầu tư công: Từ quyết tâm chính trị đến triển khai thực tế ĐẶNG HUY ĐÔNG (NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ) 04/12/2024 2358 từ
Lê Tuấn Khang làm clip để giải trí, đâu phải để đi thi Liên hoan điện ảnh? THƯỢNG KHẢI 05/12/2024 Hãy ủng hộ, cổ vũ những sáng tạo của bạn trẻ như Lê Tuấn Khang; Từ khi nào mà clip giải trí trên mạng xã hội được soi theo chuẩn Liên hoan sân khấu, điện ảnh vậy?; Dù vô thưởng vô phạt nhưng không gây phiền cho ai thì có gì sai...
Tìm 'đối tác' quá dễ dàng, bệnh lây qua đường tình dục tăng theo 'tình một đêm' THÙY DƯƠNG 05/12/2024 Sự bùng phát ca nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, sùi mào gà... theo ý kiến của nhiều chuyên gia, là một thách thức lớn với ngành y tế.
Tin tức thế giới 5-12: Chính phủ Pháp sụp đổ, Tổng thống Macron bị kêu gọi từ chức NGỌC ĐỨC 05/12/2024 Mỹ tố nhóm tin tặc "Bão Muối" của Trung Quốc đánh cắp thông tin người dùng quy mô lớn; Ngoại trưởng Anh thừa nhận ông Trump đúng về NATO.
Thông tin ban đầu vụ việc mất an toàn trong diễn tập tại Quân khu 7 NAM TRẦN 04/12/2024 Ngày 4-12, Bộ Quốc phòng thông tin ban đầu về vụ việc mất an toàn trong diễn tập tại Quân khu 7.