TTCT - Đề thi văn tốt nghiệp năm nay bỗng trở thành đề tài luận bàn của nhiều phụ huynh vì cũ. Cũ không chỉ ở cách ra đề, cũ còn ở nội dung đề tài: “Thói dối trá là biểu hiện của suy thoái đạo đức”... Ừ, chuyện dối trá ấy có gì mới chứ! Phóng to Tôi là một giáo viên mà lựa chọn nghề theo thiên khiếu lẫn đam mê. Nhưng trong ngần ấy năm đó, tôi luôn day dứt những câu hỏi làm thế nào để dạy tốt học tốt trong một môi trường lẽ ra phải giáo hóa con người lại không khó bắt gặp những biểu hiện của sự thiếu trung thực... Các đây khoảng mười năm, hồi cấp II, chúng tôi có một số môn ngoại khóa như nấu ăn, thực hành điện, thể thao (không phải thể dục, chúng là các môn như bơi lội, bóng chuyền, điền kinh...), học trò phải tham gia một trong số các môn này để được điểm cộng xét chuyển cấp. Trong trường chúng tôi có một nhóm nữ sinh học lực trung bình đến khá, thường xuyên được tuyển chọn vào các chương trình thi văn nghệ, thi nghi thức Đội toàn quận huyện. Có lẽ vì phải tập trung vào một số hoạt động bề nổi mang tính “đối ngoại” nên số nữ sinh này được đặc cách không phải học các môn ngoại khóa, nhưng cuối năm trong học bạ họ vẫn có đầy đủ điểm cộng cần thiết. Sự việc diễn ra công khai. Không ai nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đủ lớn để hiểu đó là hoạt động phong trào vì tinh thần là chính, còn việc học tập và thi cử phải bình đẳng chứ. Đến khi đi dạy, chúng tôi - những thầy cô trẻ - cũng có một số chiêu trò về việc làm giáo án, học cụ, có lúc phải tuyển và dạy học sinh theo kiểu “quả bói” chứ không phải hướng tới giáo dục mặt bằng tri thức cho các em (để có cái còn “khè” với trường khác), chưa kể cả việc phải toát mồ hôi nghĩ ra làm thế nào để lớp mình ít nhất phải có hơn 95% em đạt loại khá giỏi. Trong khi ai cũng biết sẽ thực tế hơn với biểu đồ hình tháp, trong đó tỉ lệ các em khá khoảng 50%, các em giỏi chỉ chiếm khoảng 30%, các em trung bình hoặc yếu chiếm phần còn lại. Vậy mà chúng tôi vẫn chấp nhận chỉ tiêu thành tích bất bình thường đó như một chuyện hợp lý. Thậm chí phụ huynh cũng bị lôi vào cuộc, những hội trưởng hội phụ huynh cũng phụ một tay “bóp đầu bóp trán” với nhà trường (nhất là các cấp phổ thông) về các khoản thu không phải lúc nào cũng có thể phản ánh trung thực các khoản chi. Những câu chuyện lừa dối chẳng còn là vấn nạn nữa. Đông vui hơn, “xã hội hóa” hơn khi quay cóp trong thi cử được coi là bạn với đời học sinh, chuyện thầy cô “gà bài” - cả kín đáo và lộ liễu - cho học trò mình, là thủ thuật thỏa thuận giữa thầy trò trong các buổi dự giờ, là việc xào nấu luận án, thậm chí cả tiền cho giáo viên hướng dẫn để có những điểm số cần thiết. Chúng không còn tồn tại trong các mối quan hệ cá nhân mà gần như xâm lấn vào cả toàn bộ máy giáo dục liên quan đến chuyện chạy điểm, chạy đua thành tích, đầu vào đầu ra... Sinh viên giờ đây chỉ cần đi học vừa đủ ngày giờ vẫn đủ sức ra trường vì chuyện thi tốt nghiệp chỉ để gọi là. Làm gì có công bằng hay thực chất giáo dục ở đây khi những điều dối trá đang hầu như phổ biến trong việc dạy và học. Cứ vài bữa nửa tháng báo chí lại phát hiện một vị quan chức nào đó sử dụng bằng giả, đạo văn, ầm ĩ vài số báo rồi thôi... Đâu lại vào đấy. Và nếu học sinh nào quan tâm tới tình hình thời sự thì có lẽ còn đau lòng hơn. Chuyện người thừa hành pháp luật lại là người vi phạm pháp luật (một thí dụ nhỏ thôi như nhân viên kiểm lâm chính là người phá rừng), chuyện gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng ở chức vụ này tiếp tục được cất nhắc bổ nhiệm sang chức vụ khác, chuyện nói một đằng làm một nẻo vẫn không thấy xấu hổ của những người lớn... không còn là chuyện hiếm. Trong tình cảnh này, chẳng trách học sinh, sinh viên sẽ thấy “thiệt thòi” nếu trung thực. Một khi ai cũng dối trá để có kết quả như ý thì tại sao mình lại phải vất vả nhỉ, có ai khen mình đâu cơ chứ! Thậm chí, trung thực còn bị chê là ngu! Vì thế chẳng còn nhiều người xem trung thực trong dạy và học như một thuộc tính của giáo dục, rằng nó khá căn bản trong việc thiết lập nhân cách con người khi còn trên ghế nhà trường. Sự dối trá cũng không bị nêu đích danh là một trong những hiện tượng góp phần làm băng hoại xã hội. Vậy nên nội dung đề thi trên là quá cũ. Và nếu muốn thay đổi thì đó phải là đề thi dành cho người lớn, bắt đầu từ người lớn. Tags: Câu chuyện giáo dụcĐề thi văn tốtNghiệp
'Nghe nói về phát hiện thuyền cổ, tôi 'đùng đùng' bay ra, về Bắc Ninh...' NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 16/04/2025 2774 từ
Rực rỡ pháo hoa mừng đại lễ 30-4 THANH HIỆP 19/04/2025 Tối 19-4, hàng ngàn người dân và du khách đã nô nức đổ về khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1) để thưởng thức màn bắn pháo hoa rực rỡ.
Bữa tiệc nghệ thuật 3D mapping rực rỡ mở màn chuỗi hoạt động 'Sắc màu thành phố Bác' HOÀI PHƯƠNG 19/04/2025 Bốn đội nghệ thuật từ Bỉ, Pháp, Singapore và Việt Nam mang đến 'bữa tiệc' ánh sáng ấn tượng, mở màn chuỗi hoạt động 'Sắc màu thành phố Bác'.
SCTV thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động hợp tác với MC Bích Hồng HOÀNG LÊ 19/04/2025 Tối 19-4, SCTV chính thức thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động hợp tác, sử dụng hình ảnh và phát sóng các chương trình có liên quan đến bà Bích Hồng, kể từ ngày 19-4. MC Bích Hồng cũng đã thông qua mạng xã hội Thread gửi xin lỗi đến mọi người.
Cách đàm phán lạ thường giữa Mỹ - Iran: Đến Ý, nhờ Oman làm trung gian, vào 2 căn phòng THANH BÌNH 19/04/2025 Ngày 19-4, Mỹ và Iran đã kết thúc vòng đàm phán thứ hai về chương trình hạt nhân của Tehran, đồng thời nhất trí sẽ gặp lại vào tuần tới.