TTCT - Phải trả vé đắt gấp bốn lần so với trước đại dịch mới sang được châu Âu chục ngày, đến đây rồi chỉ muốn loanh quanh ngắm cây ngắm nắng. Đến tôi cũng lạ chính mình. Châu Âu cạn hè đến nơi rồi, tôi vẫn ngồi đây ngắm thiên hạ vội vàng đi, hối hả sống sau hai năm chồn chân vì đại dịch. Chỉ thỉnh thoảng có chút lao xao khi nhảy tàu lên phố đón khách từ Việt Nam sang, từ Hàn Quốc tới. Thời gian còn lại dành cho tránh nắng ngắm cây.Non trưa, thằng bé mười hai tuổi ngó đầu vào sau mấy cái gõ cửa dè dặt "Cho cháu chơi ở đây mấy tiếng được không?". "Con cô chưa dậy đâu, cháu vào phòng mà gọi". Thằng bé thổi phù phù vạt tóc vàng xòa xuống ngang mặt, mũi lấm tấm mồ hôi, ghen tị: "Nhà cháu ngoài phố nóng quá. Cô ở trong rừng mát thật, bạn ấy tha hồ ngủ nướng".Trước khi lái xe chui tọt vào khoảng cây xanh trước mặt, tôi hỏi người bạn từ Việt Nam sang chơi: "Nhà em trong ấy. Mai chị muốn đi đâu, ngắm thành Bruges mệnh danh Venice của Bỉ hay leo đồi Sư tử thăm trận Waterloo xưa?". "Cho chị thăm rừng". Chị khách kể cũng lạ. Phải trả vé đắt gấp bốn lần so với trước đại dịch mới sang được châu Âu chục ngày, đến đây rồi chỉ muốn loanh quanh ngắm cây ngắm nắng."Năm giờ sáng chị dậy rồi, còn quen múi giờ châu Á, sợ làm cả nhà thức nên rón rén đi dạo quanh nhà. Dậy sớm được ngắm nắng xuyên tán lá, thứ ánh sáng ấy đẹp lấp lánh như khuyên tai trên cổ thiếu nữ ấy. Chị nghĩ cứ ở đây mà ngắm nắng tắm xanh, còn phải đi đâu nữa". Người bạn Hàn nói rồi hối hả rửa củ cải phơi được nắng, mở va li lôi ra gói ớt bột mẹ chị tự trồng trong vườn nhà. Mẹ chị tự phơi và tán ớt thành lớp bột thẫm đỏ, trao cho con dặn dò: "Mẹ giờ khó đi xa rồi. Nhờ con chơi giúp phần mẹ nữa nhé". Căn bếp ở Bỉ ngào ngạt mùi ngọt thơm của rau củ quả rỉ nhựa tươi quyện bột ớt chờ ngày giờ lên men. Như thể người mẹ Hàn ấy đang ở đây rồi.Lại thêm một mùa hè không xê dịch, hai đứa trẻ nhà tôi bắt đầu quan sát khách đến chơi nhà kỹ càng hơn. Chúng gom vỏ rau củ quả ngổn ngang trong bếp, rủ khách đạp xe đi thăm bạn gấu xanh ở trang trại hươu sao gần nhà. Cuối hè, từ góc vườn nuôi hươu ấy bỗng mọc lên một chiếc ghế gỗ. Chú gấu xanh ngồi một bên ghế sẵn sàng nghe bất cứ ai muốn ghé lại thở than. Gấu thay mặt cả chủ nhân vườn hươu tìm nhà tài trợ vỏ rau củ quả, xin bánh mì cũ, ngô non và những nắm cỏ xanh cho lũ hươu háu ăn trong mùa hè vắng người lại qua con đường này.Bữa cơm mời khách vượt cả chục nghìn cây số đường bay sang chơi thời hậu Covid-19 cũng ngày càng thanh đạm. Đậu hũ mua của người gốc Việt mang về luộc sơ chấm nước tương. Rau cải bí ngòi hàng xóm trồng, mời hái và nhờ vả: "Tưới rau hộ khi chúng tôi đi chơi vắng nhà nhé". Chiến tranh, bệnh dịch, lạm phát… cứ như thể không tồn tại, không lao xao trong bữa cơm đơn sơ này.Cô con gái nhỏ dẫn khách đi chơi cho mẹ có thời gian dọn dẹp sau bữa cơm chiều. Trăng vươn lên ngọn cây. Trên lối đi, khách lần theo đôi chân nhỏ thoăn thoắt của con bé chuyển động dưới ánh trăng mát rượi mà đi sâu vào rừng khuya. Con bé không biết giới thiệu ngôi nhà kia to, biệt thự này bạc tỉ, nó chỉ chăm chú tìm những khoảnh đất, khu vườn không nhà không người, tự hào khoe: "Chủ vườn ấy là mấy con gà", "Gia đình dê đen dê trắng ở trên vạt đồi kia"..."Cho chị đi thăm rừng", khách Việt lại nhắc khi ngày mới bắt đầu, Mặt trời vừa lên lưng chừng thân cây. Nắng trong rừng trưa cũng chẳng mấy khi gắt gỏng. Lũ ngựa, hươu, dê, gà... nhàn nhã gặm cỏ bới hạt giữa những khoảng đất treo biển "đã bán", "đất tư nhân". Chị khách chép miệng: "Chẳng khác gì bên mình, cứ bán hết đất, chặt hết cây, làm gì còn rừng nữa". Cảm giác tiếc nuối ấy tôi từng trải qua. Thế mà giờ lại muốn cảm ơn những ông chủ đầu cơ đất nọ bà buôn rừng kia. Họ về đây vung tiền mua đất rồi bỏ đó. Bao năm nay, họ là nhà tài trợ đất cho cây, tài trợ cánh đồng cho dê cừu gặm cỏ.Khách Hàn Quốc đã nói lời chia tay. Khách ở Việt Nam sang cũng rời đi mang theo bộ nhớ chứa đầy ảnh, video cảnh rừng. Dự báo đợt nắng nóng cuối cùng sẽ đến tuần tới. Bọn trẻ rủ nhau mang chăn chiếu ra phơi, nịnh mẹ tiếp tục tài trợ một đêm cho bạn bè đến ngủ lại nhà. Còn tôi, tự tài trợ mình mùi thơm của men rau củ muối ớt bột Hàn đã dậy vị ngọt ngào trong bếp. Và trên tủ sách, chị khách ở quê sang để lại một tập thơ, vừa mở trang đầu đã gặp được mình "Lại một ngày say công việc mỗi ngày/ Trong muôn nỗi đời thường mệt lử/ Sáng trưa chiều rối thời gian thành búi/ Đêm ngả lưng kịp nhớ ra mình" (*).■(*) Thơ của Bàng Ái Thơ Tags: Dịch covid-19Người gốc ViệtChâu ÂuMùa hèTạp bútQuê hương
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ “lăn bánh” chạy thương mại.
Ai đứng sau Công ty nghệ sĩ Quyền Linh? BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh do bà Nguyễn Thị Vân Anh sinh năm 1986, thường trú tại quận 7, TP.HCM làm chủ sở hữu.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".