TTCT - Quốc hội đã dành một phiên họp để thảo luận dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự kiến sẽ thông qua dự luật trong kỳ họp này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về dự luật. “Miếng bánh” chính sách được dành riêng cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa cũng đi kèm với rất nhiều băn khoăn.Có gần 96% DN thành lập mới là DN nhỏ và siêu nhỏ (theo ông Vũ Hồng Thanh, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội) nên việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ đến đúng địa chỉ và tạo đòn bẩy cho DN là điều không đơn giản.Lo “bài ca thủ tục” sẽ lặp lạiĐại biểu Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị) nêu quy định đối với hỗ trợ thuế suất cho DN nhỏ và vừa trong dự thảo luật còn chung chung, không rõ mức ưu đãi cụ thể, thời hạn ưu đãi bao lâu... Ông đánh giá quy định như vậy mang tính hình thức, chưa khả thi trên thực tế.Tương tự, các nội dung còn lại của chính sách hỗ trợ chung như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, hỗ trợ công nghệ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung, hỗ trợ thông tin đều chung chung, chưa kết nối đầy đủ các văn bản luật chuyên ngành về nội dung đó.Đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) lại lo lắng về chuyện thủ tục hành chính khi dự thảo luật chưa nêu rõ cơ chế tổ chức thực hiện hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa. Một số quy định trong dự thảo luật chỉ mới quy định điều kiện được hỗ trợ nhưng lại không quy định về trình tự, thủ tục và cơ quan có thẩm quyền xem xét đánh giá quyết định DN có đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ hay không.Điều này có nghĩa là khi luật ban hành rồi, DN nhỏ và vừa vẫn có thể chưa được hỗ trợ, ưu đãi ngay mà tiếp tục chờ văn bản hướng dẫn của các cơ quan hữu quan - vốn là căn bệnh chung của nhiều dự án luật ban hành thời gian qua. “Nếu luật này ban hành thì các DN nhỏ và vừa sẽ rất khó xác định nguồn lực nội dung để được hỗ trợ và ưu đãi” - đại biểu Tín đánh giá.Phải làm cho doanh nghiệp lớn lên“Nếu áp dụng ưu đãi mang tính đại trà cho nhiều đối tượng, với phạm vi quá rộng sẽ làm mất đi ý nghĩa hiệu quả của chính sách hỗ trợ” - đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đánh giá. Bà Mai cho rằng bên cạnh việc hỗ trợ thì cũng phải có sự khích lệ, thậm chí quy định để thúc đẩy các DN nhỏ, siêu nhỏ chủ động vươn lên trở thành những DN lớn, những tập đoàn kinh tế có sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.“Tránh tình trạng thành lập DN quy mô nhỏ để hưởng những ưu đãi cho dù một số ưu đãi chỉ mang tính chất có thời hạn” - bà Mai nêu. Để tránh việc này, bà Mai cho rằng phải có những chính sách đặc thù để áp dụng cho những đối tượng đặc thù khi mà số lượng DN nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ quá cao như hiện nay.Đại biểu Nguyễn Ngọc Hải (Hà Giang) đồng ý với quy định theo hướng thu hẹp đối tượng hỗ trợ, nên ưu tiên hỗ trợ các DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong lĩnh vực sản xuất, chế biến; DN tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành với mục tiêu, tạo ra những sản phẩm đổi mới sáng tạo công nghệ cạnh tranh và có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu phù hợp với mục tiêu...Hoặc “trường hợp các DN nhỏ và vừa cùng đáp ứng các điều kiện hỗ trợ thì ưu tiên lựa chọn DN nhỏ và vừa do nữ làm chủ, DN nhỏ và vừa có sử dụng nhiều lao động nữ hơn” - đại biểu này nêu ra ví dụ cụ thể và cho rằng cần nêu luôn trong luật một số trường hợp ưu tiên khác để dễ vận dụng.■Làm rõ cơ chế chia sẻ rủi roDự thảo luật có nêu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương tham gia vào các dự án đầu tư cho các DN khởi nghiệp sáng tạo không quá 30% vốn. Thực tiễn cho thấy các DN khởi nghiệp sáng tạo thì có mức độ rủi ro khá cao trong kinh doanh. Sự tham gia vốn ngân sách vào các DN này có thể xảy ra rủi ro, có thể thành công, có thể thất bại. Trong đó cơ chế chịu trách nhiệm chia sẻ rủi ro trong khoản vốn đầu tư này như thế nào? Cần làm rõ hơn trong dự thảo luật hoặc trong các văn bản hướng dẫn. Việc chia sẻ rủi ro cần phải thể hiện tinh thần đồng hành cùng DN và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý quỹ.Đại biểu Trần Anh Tuấn (quyền viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM)Cần bảo vệ hơn là hỗ trợTheo vneconomy.vn, khi góp ý dự án Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa vào ngày 13-4-2017 do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, nhiều DN cho rằng dự luật thiếu thực tiễn.Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Phan Đăng Tuất góp ý rằng ông rất lo ngại hai chữ “hỗ trợ”. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay lẽ ra phải giấu chữ “hỗ trợ” đi, thì đằng này hai chữ đó lại nằm ngay ở tên dự thảo luật. “Hai chữ “hỗ trợ” đưa lại cảm giác xúc phạm. DN không cần hỗ trợ mà cần bảo vệ. Tôi có DN bé tí nhưng bị hành rất nhiều, các DN khác cũng đang bị ép giá, bị cạnh tranh bất chính, bị nhũng nhiễu... DN cần được bảo vệ để làm ăn chính đáng hơn là được hỗ trợ những cái không thể hỗ trợ được như dự thảo luật” - ông góp ý. Tags: Doanh nghiệpDoanh nghiệp vừa và nhỏ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 11-2023: "Thượng đỉnh Nga - Trung: Một liên minh mới đã định hình?" TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 23/03/2023 1 từ
Hạ tầng sạc pin ô tô điện Việt Nam: Trạm sạc chưa nhiều, quy chuẩn chưa đủ CÔNG TRUNG 22/03/2023 1759 từ
Tin tức thế giới 25-3: Ông Trump cảnh báo 'chết chóc và hủy diệt'; Mỹ trừng phạt chuyên cơ Belarus TRẦN PHƯƠNG 25/03/2023 Mỹ đáp trả mạnh các đợt tấn công người Mỹ ở Syria; Cựu Tổng thống Brazil về nước sau 3 tháng "lưu vong".
Xác minh thông tin người đàn ông trói và cho bé trai còn mặc tã hút ma túy đá NGỌC KHẢI 25/03/2023 Lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn (TP.HCM) cho biết công an đang xác minh thông tin trên mạng xã hội về việc người lớn cho bé trai hút ma túy đá, được cho là xảy ra ở huyện này.
Sáu giờ điều trần, những câu hóc búa về Trung Quốc, CEO TikTok Shou Zi Chew không trả lời được BẢO ANH 25/03/2023 Các nghị sĩ Mỹ đã chất vấn Giám đốc điều hành (CEO) TikTok Shou Zi Chew (Châu Thụ Tư) gần sáu giờ. Giờ đây câu hỏi đặt ra là TikTok sẽ bị cấm tiệt khỏi điện thoại của người Mỹ?
Tin tức sáng 25-3: Nhiều nơi ở TP.HCM cúp nước, nước yếu TUỔI TRẺ ONLINE 25/03/2023 Một số tin tức đáng chú ý: Hôm nay nhiều nơi ở TP.HCM cúp nước, nước yếu; Gấp rút giải phóng mặt bằng cho dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất...