TTCT - Đó là câu hỏi mà giới hữu trách thể thao Hong Kong tự đặt ra để giải trình với công chúng bằng một luận chứng dài 22 trang tựa đề như trên. Sân đua xe đạp lòng chảo ở Hong Kong được tận dụng tổ chức giải quần vợt biểu diễn - Ảnh: samstosur.com Liếc qua thấy cũng giông giống luận điểm của giới hữu trách Việt Nam để giải thích việc đăng cai Asiad 2019, nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy nhiều khác biệt. Như mọi luận chứng khác của mọi ủy ban Olympic, luận cứ đầu tiên của Hong Kong là thuần túy thể thao: “Dưỡng các VĐV ưu tú của chúng ta để họ có thể tiếp tục nâng mình lên những tầm cao mới, và xác lập vị trí Hong Kong như một trung tâm sự kiện thể thao quốc tế của khu vực”. Cơ hội cho VĐV bay lên tầm cao mới Có bao nhiêu hi vọng cho VĐV của một nước bay lên tầm cao mới qua lợi thế sân nhà khi tổ chức Asiad 2023? Câu trả lời ở đâu cũng chỉ có một: dựa vào thành tích đã có mà tính tương lai. Tính đến Asiad Quảng Châu 2010, Hong Kong đã tham gia 15 lần Asiad và đoạt 24 HCV, 53 HCB, 67 HCĐ (tổng cộng 144 huy chương). Còn nếu tính ở khu vực Đông Á tham dự East Asian Games (EAG) gồm 10 nước, tính đến EAG 2013 Hong Kong chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, đứng trên Kazakhstan, CHDCND Triều Tiên, ba nước và lãnh thổ ít dân là Macau, Mông Cổ và Guam. Cụ thể, tính đến năm 2010 Hong Kong có 32 VĐV trong bảy môn thuộc top 20 thế giới, và 29 VĐV trong sáu môn thuộc top 10 châu Á. Nếu so Việt Nam (gồm 90 triệu dân) với Hong Kong (7,15 triệu dân, số liệu năm 2012) sẽ thấy ở đâu các VĐV có cơ may bay lên tầm cao mới nhiều hơn ở đấu trường Asiad, cả về số lượng chung và số lượng bình quân triệu người. Trung tâm sự kiện thể thao khu vực Mục tiêu thứ nhì, khẳng định Hong Kong như một trung tâm sự kiện thể thao của khu vực, là một mục tiêu không thấy trong luận cứ của các nhà tổ chức ở Việt Nam. Tạm lấy thí dụ bóng đá là môn thể thao “vua” ở Việt Nam, tuy đội Hong Kong không phải là một “ông lớn” khu vực (mới thua Việt Nam 1-3), song giải bóng đá hằng năm của Hong Kong đã thành danh từ lâu, trước kia mang tên Carlsberg Cup, từ năm 2011 đổi tên thành Asian Challenge Cup, khách mời có thể đến từ các đội tuyển quốc gia như Uruguay, Iran, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Brazil, Hàn Quốc... Hoặc giải vô địch bóng bàn thế giới INAS, hay giải Hong Kong marathon mỗi năm vào tháng 2 với khoảng 70.000 người tham dự ba nội dung marathon, bán marathon và 10km. Hong Kong cũng đăng cai những môn hoàn toàn xa lạ với Việt Nam như cricket hoặc đua ngựa, vốn là di sản của một thời là thuộc địa Anh. Ngoài ra, cũng có những môn rất quốc tế song xa lạ ở Việt Nam, tỉ như các giải Hong Kong mở rộng và vô địch châu Á lướt ván gió. Nghĩa là Hong Kong, do đặc điểm lịch sử của mình, vừa quen tổ chức giải quốc tế các môn truyền thống của các nước thuộc Liên hiệp Anh, vừa quen tổ chức các giải quốc tế thuộc thế giới “còn lại”, nên Hong Kong đã là một trung tâm sự kiện thể thao quốc tế cỡ khu vực rồi và nay muốn mở rộng quy mô các môn tổ chức đăng cai hơn nữa. Lợi ích cho công chúng Riêng mục đích liên quan đến lợi ích cho công chúng từ việc tổ chức này có phần khác nhau. Giới hữu trách ở Việt Nam thì lập luận rằng: “Tổ chức Asiad 18 cũng là dịp để nâng cao thể lực, tầm vóc cho người Việt. Thể lực của người Việt Nam đang rất có vấn đề nên từ sự kiện này sẽ được cải thiện...”. Giới hữu trách Hong Kong khiêm tốn hơn khi nhấn mạnh “để khuyến khích công chúng tham gia các môn thể thao để họ có thể tận hưởng một lối sống khỏe mạnh hơn”. Có thể do dân Hong Kong cao hơn hay “dày cơm” hơn dân Việt Nam và do họ có mức sống căn cứ trên bình quân GDP/đầu người khá hơn, nên họ chỉ mong cho dân họ có được “một tâm hồn khỏe mạnh trong một thân thể khỏe mạnh”, đúng theo khát vọng cổ đại La Mã (corpus sanus mens sana). Ngoài ra, Hong Kong còn đề cập một mục đích khác là nhằm làm tăng cường sự gắn bó xã hội. Theo một thăm dò của Cơ quan Chính sách trung ương, 81% dân chúng cho biết họ tự hào vì thành tích của các VĐV Hong Kong, từ đó mới có được 74% dân chúng cho rằng tổ chức là hợp lý. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa vẫn là cơ sở cho mọi tính toán. Lần tham gia Asiad HCV HCB HCÐ Tổng số huy chương HCV/lần HC các loại/lần Việt Nam 13 12 45 49 106 0,9 8,1 Hong Kong 15 24 53 67 144 1,6 9,6 Tags: Hong Kong
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Chậm hoàn thuế VAT vẫn 'nóng' tại phiên đối thoại thuế ở TP.HCM ÁNH HỒNG 13/12/2024 Câu chuyện chậm hoàn thuế VAT tiếp tục là tâm điểm tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục thuế và hải quan do Bộ Tài chính và VCCI tổ chức ngày 13-12.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai THÀNH CHUNG 13/12/2024 Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai.
Giá vàng lại rơi tự do ÁNH HỒNG 13/12/2024 Giá vàng thế giới lúc 21h30 hôm nay, 13-12, bốc hơi thêm 23 USD/ounce, về mức 2.657 USD/ounce.
Hàn Quốc bắt 3 chỉ huy quân đội và cảnh sát liên quan thiết quân luật DUY LINH 13/12/2024 Bị bắt cùng ngày với Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho còn có Giám đốc Cảnh sát Seoul Kim Bong Sik và Tư lệnh Bộ phòng thủ thủ đô Lee Jin Woo.