TTCT - Trên thực tế, việc xác định mối quan hệ quyền lực giữa Đảng và các cơ quan nhà nước, giữa Đảng và nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một trong những vấn đề mấu chốt nhất của Hiến pháp. Phóng to Ông Vũ Mão - Ảnh: Việt Dũng Tôi đặc biệt quan tâm đến hai chữ “kiểm soát” quyền lực được bổ sung vào dự thảo lần này. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giải thích rằng đây là điểm rất mới và là bước tiến trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tôi ủng hộ. Tôi nghĩ rằng việc đưa yếu tố “kiểm soát” quyền lực lần này vào Hiến pháp xuất phát từ tình hình thực tế bức xúc là ở đâu đó, những người cụ thể nào đó có biểu hiện lạm quyền, lộng quyền, tha hóa, tham nhũng... Lý do để đưa vấn đề kiểm soát quyền lực vào Hiến pháp là chính đáng, nhưng tôi cứ trăn trở mãi và đặt ra câu hỏi rằng khi đưa hai chữ “kiểm soát” vào Hiến pháp thì quyền lực có được kiểm soát trên thực tế không? “Tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Định hướng sửa đổi, bổ sung điều 4 Hiến pháp (chương I, về chế độ chính trị)Tôi hiểu rằng mục đích của những người soạn thảo Hiến pháp lần này là hướng đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước, là sự kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vậy tôi xin hỏi là có đặt ra vấn đề kiểm soát quyền lực của Đảng không? Điều 4 Hiến pháp năm 1992 cũng đã đặt ra một yếu tố có tính chất kiểm soát quyền lực của Đảng, đó là quy định “các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Tôi nhớ khi thảo luận đã có không ít ý kiến đề nghị phải quy định rõ hơn về hoạt động của Đảng, hoặc là trong Hiến pháp hoặc là trong luật, nhưng lúc đó đã thống nhất là dừng lại ở quy định như vậy rồi nghiên cứu tiếp, cụ thể hóa sau. Nhưng Hiến pháp năm 1992 đã thực thi hơn 20 năm mà nội dung này vẫn chưa được nghiên cứu triệt để và cụ thể hóa. Trên thực tế, việc xác định mối quan hệ quyền lực giữa Đảng và các cơ quan nhà nước, giữa Đảng và nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo tôi, đây là một trong những vấn đề mấu chốt nhất của Hiến pháp. Đến dự thảo lần này thì điều 4 đã được Ủy ban dự thảo quyết định bổ sung nội dung khá quan trọng là “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Tôi rất hoan nghênh nội dung này. Nhưng nếu chỉ dừng lại như vậy thì chưa đủ. Nhân dân giám sát thế nào? Đảng chịu trách nhiệm đến đâu? Chế tài nào cho những khuyết điểm, sai lầm của Đảng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của dân? Để trả lời những câu hỏi đó, tôi đề xuất cần quy định rõ trong Hiến pháp là “việc giám sát của nhân dân đối với Đảng và việc Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình được luật hóa”. Như vậy, sau khi Hiến pháp được thông qua, Quốc hội sẽ phải ban hành các luật về những vấn đề này. Nếu làm được như vậy, cùng với việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo các yếu tố và cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như hoàn thiện thiết chế Chủ tịch nước, chúng ta sẽ có một bản Hiến pháp đảm bảo cơ chế kiểm soát quyền lực được thực thi trên thực tế. VŨ MÃO(nguyên ủy viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1980) LÊ KIÊNghi 9 nội dung cơ bản của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Thứ nhất, để tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thứ hai, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Thứ ba, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Thứ tư, phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thứ năm, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Thứ sáu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thứ tám, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Thứ chín, sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp. Cụ thể hóa chín nội dung cơ bản nêu trên, dự thảo Hiến pháp sau khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992, dự thảo Hiến pháp giảm 1 chương, 23 điều, giữ nguyên 14 điều, sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung 11 điều mới. (Trích phát biểu của ông Uông Chu Lưu - ủy viên Trung ương Đảng, phó chủ tịch Quốc hội, phó chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - tại Hội nghị toàn quốc triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 8-1) Chủ tịch Lê Quang Đạo từng kiến nghị xây dựng luật về Đảng Năm 1992, trong bức thư gửi Bộ Chính trị có đầu đề “Mấy ý kiến đề nghị về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng”, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo viết: “Tôi đề nghị nên suy nghĩ có nên ra một đạo luật về Đảng lãnh đạo không? Điều 4 Hiến pháp đã thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng rồi. Nhưng nếu có luật để cụ thể hóa điều này, định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với Nhà nước, đối với nhân dân thì mới có căn cứ đầy đủ về luật pháp, vừa phát huy đầy đủ quyền lãnh đạo của Đảng, vừa ngăn chặn tình trạng coi như quyền lãnh đạo của Đảng là vô giới hạn, đi đến lạm quyền, lộng quyền, ảnh hưởng xấu đến vai trò và uy tín của Đảng”. Tags: Lê KiênQuyền lựcTiêu điểmHiến pháp 1992Sửa đổi Hiến phápVũ Mão
Thủ tướng họp bàn huy động nguồn lực cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam NGỌC AN 05/10/2024 Cần làm rõ về huy động nguồn lực, các điều kiện cần thiết khác, cũng như tiến độ triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo Thủ tướng.
Dự kiến khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ vào đầu năm 2025 THẢO LÊ 05/10/2024 Huyện Cần Giờ đang làm việc với chủ đầu tư làm các bước theo quy định để có thể khởi công xây dựng dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ vào đầu năm 2025.
Số người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế tăng chóng mặt, lên đến hơn 23.700 người LÊ THANH 05/10/2024 Tính đến hết tháng 9, cơ quan thuế đã ban hành 23.747 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền thuế nợ là 50.665 tỉ đồng.
Trực tiếp từ Seoul, Hàn Quốc: Hương phở Việt chính thức lan tỏa NHƯ BÌNH 05/10/2024 Ngày 5-10, giữa tiết trời thu Seoul Hàn Quốc, phở Việt đã chính thức gặp gỡ những thực khách Hàn Quốc để cùng trải trải nghiệm và khám phá thú vị về văn hóa, ẩm thực Việt Nam.