TTCT - Cách tốt nhất để đối phó với sự sinh sôi nảy nở và phá hoại môi trường của các loài xâm lấn là ăn chúng. Ảnh: The Independent/iStockCách tốt nhất để đối phó với sự sinh sôi nảy nở và phá hoại môi trường của các loài xâm lấn là ăn chúng. Giải pháp ngon miệng này cũng hiệu quả không kém các nỗ lực ngăn chặn khác, miễn là giới đầu bếp đủ sáng tạo.Một phong trào rộng lớn đang diễn ra nhiều nơi, khuyến khích tìm cách cho các loài xâm hại "lên đĩa" theo nghĩa đen, từ trăn Miến Điện (vì nuốt chửng linh miêu đuôi cộc) ở Vườn quốc gia Everglades, cá mút đá biển (vì hút máu cá khác) ở Mỹ, đến lợn rừng (vì nhổ cây trồng và tàn phá các đường phố) ở Đức và Hong Kong.Hãy ăn vấn đề của bạnMục Bữa ăn trong tuần trên trang văn hóa của Euronews ngày 25-8 giới thiệu công thức món nui paccheri với cua xanh, dưới tiêu đề: "Hãy ăn món này, nghĩa vụ công dân đấy". Đây là lời nhắn hài hước dành cho độc giả ở Ý, nơi đang đau đầu với nạn cua xanh Đại Tây Dương (Callinectes sapidus).Cua xanh Đại Tây Dương có nguồn gốc từ vùng vịnh và cửa sông ven biển Bắc Đại Tây Dương của Mỹ, và là món ăn khoái khẩu của xứ này. Nhưng ở Ý và nhiều nước trong khu vực Địa Trung Hải khác như Tây Ban Nha, Pháp và Tunisia, đây là loài xâm lấn, là cơn ác mộng của cả hệ sinh thái lẫn chính quyền địa phương."Từ quan điểm môi trường, cua xanh là một vấn đề thực sự vì chúng tấn công cá con, lươn và làm gián đoạn chuỗi thức ăn của cá vì chúng ăn nghêu, trai và hàu" - Pierluigi Piro, chủ tịch Hợp tác xã Tàu đánh cá Ý, nói với hãng tin AP.Cua xanh đã tàn phá ngành nuôi động vật có vỏ ở Ý - nước sản xuất nghêu lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Một số ước tính rằng cua xanh đã tiêu diệt tới 90% số nghêu con ở thung lũng sông Po, miền bắc nước Ý, theo Euronews.Loài cua này được cho là đến Địa Trung Hải qua nước dằn của tàu thủy. Chúng có tốc độ sinh sôi như vũ bão - từ 500.000 đến 2 triệu trứng/năm. Chính phủ Ý đã dành 2,9 triệu euro trong quỹ khẩn cấp để đối phó sự xâm lấn của chúng và một trong các giải pháp là cho chúng "lên đĩa" theo nghĩa đen."Cua xanh là một tài nguyên khổng lồ. Thịt cua xanh chứa lượng vitamin B12 cao, rất có lợi cho con người" - Francesco Lollobrigida, bộ trưởng Nông nghiệp và ngư nghiệp Ý, nói với tờ Telegraph.Nguyên liệu làm pasta cua xanh của Euronews.Nhiều đầu bếp Ý đang tìm cách sáng tạo thực đơn như mì spaghetti ăn kèm thịt cua xanh và cua xanh hầm. Công thức do Euronews hướng dẫn không có gì phức tạp, bởi phần xốt cho món pasta hải sản này vốn "linh hoạt", dùng cua hay tôm, mực gì cũng được.Không chỉ ở Ý, tại các đảo Cyclades của Hy Lạp, người dân được "khuyến ăn" cua xanh. Tương tự, tại Tunisia, nơi mà cách đây vài năm cua xanh từng bị coi là loài gây hại, giờ đây chúng trở thành sản phẩm đánh bắt có giá trị, mang lại thu nhập cao cho ngư dân.Có độc cũng ăn tuốtKhi cua xanh vượt Đại Tây Dương làm khách không mời ở vùng Địa Trung Hải, chúng đã bỏ trống "sân nhà" cho cá mao tiên (sư tử đỏ, Pterois volitans) tung hoành.Theo New York Times, cá sư tử được phát hiện lần đầu tiên ngoài khơi Florida năm 1985 và sinh sản với tốc độ không kém gì cua xanh: con cái có khả năng đẻ trứng mỗi ba đến bốn ngày và cho ra đời khoảng 2 triệu trứng mỗi năm. Ngày nay, loài này phân bố rộng khắp biển Caribe và vịnh Mexico, vừa hướng về phía bắc tới Rhode Island, vừa nam tiến đến Brazil.Nổi tiếng với hình dáng đặc biệt - sọc đỏ trắng và vây dài, kèm gai ngực truyền nọc độc và bản tính phàm ăn, cá mao tiên tiêu diệt số lượng lớn các rạn san hô ở những nơi chúng đến. Đây được xem là một trong những cuộc xâm lấn ở biển thành công nhất trong lịch sử.Giống như nhiều loài du nhập, cá sư tử ở Đại Tây Dương không phải đối mặt với cơ chế kiểm soát số lượng tự nhiên như động vật săn mồi, bệnh dịch và ký sinh trùng vốn kìm hãm quần thể ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy cá sư tử ở rạn đá tại Bahamas lớn và dồi dào hơn đồng loại ở Thái Bình Dương. Các nhà khoa học hải dương dự đoán trong vài năm, cá sư tử sẽ tiến đến ven biển phía đông Nam Mỹ.Món cá sư tử kèm rau củ. Ảnh: Erica PurtillCâu hỏi đặt ra là làm thế nào đánh bại một "bè lũ xâm lăng" đông đúc đến như vậy? Ngay lập tức không chỉ một mà nhiều câu trả lời xuất hiện, từ những giải pháp công nghệ cao tốn kém cho đến hình thức đơn giản là tổ chức các giải săn cá sư tử. Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi người ta nhận ra loài cá này có thể trở thành một loại thực phẩm an toàn nếu loại bỏ hết gai độc. Trong một sự kiện đánh bắt cá sư tử cuối tuần năm 2019, một nhà phân phối hải sản đã mua gần 3,5 tấn trong số hơn 14.000 con sa lưới để làm thực phẩm.Trong thập niên qua, các nhà hàng và bếp ăn gia đình cũng tham gia công cuộc chống lại "kẻ thù" này bằng cách xơi chúng tận tình. Tại Florida, Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) hợp tác với Quỹ giáo dục môi trường Reef tuyển đầu bếp chuyên chế biến cá sư tử, từ áp chảo, xiên nướng đến thái hạt lựu làm gỏi hải sản. Ở Colombia, một cơ quan quảng cáo thuyết phục các linh mục địa phương khuyến khích giáo đoàn của họ ăn cá sư tử trong mùa chay, như một việc tốt nhằm giúp khôi phục trạng thái cân bằng cho biển.Ngon, vui, giúp íchLà loài ăn tạp, con người hoàn toàn có thể thử nghiệm những loại thực phẩm mới, miễn là họ mang tư duy cởi mở và chút tinh thần phiêu lưu. Dẫu vậy, để thưởng thức những loài xâm lấn ngoe nguẩy như giun đất - vốn có nguồn gốc ở châu Âu nhưng hiện đã lan khắp đất liền và hải đảo, ngoài cái bụng "gan dạ", thực khách cũng phải trông chờ vào bàn tay sáng tạo của các đầu bếp.Giun đất có hàm lượng protein cao hơn nhiều so với bít tết và chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Để làm cho một con giun trở nên an toàn và dễ ăn, trước tiên người ta phải ép chất bẩn ra khỏi ruột của nó rồi nấu chín để tiêu diệt mọi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có hại trong đất còn sót lại.Theo công thức được lấy cảm hứng từ món chả rươi đặc sản của miền Bắc Việt Nam, tạp chí Scientific American gợi ý ướp giun đất đã băm nhuyễn với gừng, hành lá, ớt, vỏ cam bào sợi và sả. Sau đó, mang hỗn hợp này đi chiên. Chế biến theo cách này giúp giun trông ngon mắt hơn (hay đỡ kinh dị hơn?!) để nguyên con, món ăn cũng mang lại cảm giác dễ chịu trong miệng tương tự như thịt xay.Món ăn chế biến từ ốc mỡ (Littorina littorea), một loài xâm lấn ở châu Âu. Ảnh: Christina HolmesKhông chỉ ngon, thưởng thức loài xâm hại còn mang cho Andrew Deines, chuyên gia nghiên cứu các loài xâm lấn tại Đại học bang Michigan, cảm giác giúp ích cho hệ sinh thái.Deines ăn sâu bướm châu Phi vào bữa sáng và thích dùng món kem làm từ cây mù tạt tỏi có nguồn gốc từ châu Âu để tráng miệng. Anh chia sẻ với Modern Farmer: "Cảm giác ăn kẻ thù của bạn thực sự rất tuyệt. Nhưng mục tiêu thực sự là giúp mọi người hiểu rõ hơn về các loài xâm lấn và thu hút sự chú ý đến tác động của chúng". Từ nhận thức sẽ dẫn đến hành động.Ở vị trí đứng đầu chuỗi thức ăn, với phương châm "Ngăn không được thì bắt ăn thôi", con người hoàn toàn có thể làm giảm sự sinh sôi nảy nở của nhiều loài xâm lấn, chứ không chỉ cua xanh, cá sư tử, giun đất, sâu bướm hay cây mù tạt tỏi. Tất nhiên, không phải loài xâm hại nào cũng ăn được.Điều quan trọng là tăng cường tiếp thị để người dân vượt qua tâm lý đây là loài xâm hại nên không muốn ăn.■ Trên lý thuyết, càng nhiều người ăn các loài xâm lấn thì càng có nhiều động lực để săn bắt chúng, mục đích là thúc đẩy cầu cho đến khi không còn cung.Tuy nhiên, trên thực tế, nếu thực khách ngày càng yêu thích những món mới này, kế hoạch có thể phản tác dụng, dẫn đến "hiệu ứng rắn hổ mang" (cobra effect). Đây là thuật ngữ do kinh tế gia Horst Siebert đặt ra, dựa trên giai thoại khi Chính phủ Anh treo thưởng để người dân diệt rắn độc, thời còn cai trị Ấn Độ. Từ chỗ say mê diệt rắn để lấy thưởng, người dân lại chuyển sang nuôi chúng để kiếm thu nhập. Chính phủ phát hiện ra chuyện này và ngưng trả thưởng, người dân lại thả số rắn đã "lỡ" nuôi ra môi trường, đảo ngược mọi cố gắng trước đó và còn làm trầm trọng thêm tình hình.Một ví dụ khác của "hiệu ứng rắn hổ mang" là chuyện nuôi chuột chặt đuôi đem nộp ở Hà Nội thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20. Tags: Loài xâm lấnHệ sinh tháiNấu ănCông thức nấu ănẨm thực
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Thiếu phôi bằng lái khắp cả nước: Cục Đường bộ mở gói thầu hơn 141 tỉ đồng ĐỨC PHÚ 23/11/2024 Chuyện thiếu phôi bằng lái xe lan ra nhiều tỉnh thành dẫn đến nhiều người dân đã thi đậu vẫn chưa được cấp bằng.
Biến động ở REE: ‘Nữ tướng’ Mai Thanh rời ghế chủ tịch, sếp mới là đại diện quỹ ngoại BÌNH KHÁNH 23/11/2024 Ông Alain Xavier Cany - đại diện của quỹ ngoại Platinum Victory - trở thành chủ tịch HĐQT mới của REE thay bà Nguyễn Thị Mai Thanh.
Cô ơi, nhờ có cô con mới biết đến học bổng Tiếp sức đến trường NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG (GIÁO VIÊN) 23/11/2024 Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Phượng đã gửi đến Tuổi Trẻ lời cảm ơn của mình, sau khi cô nhận được lời cảm ơn của một học trò vừa nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024.
Mỹ hé lộ lý do được Nga thông báo trước khi bắn tên lửa Oreshnik vào Ukraine DANH ĐỨC 23/11/2024 Từ đây cho tới ngày 20-1-2025, thời điểm ông Trump trở lại Nhà Trắng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine dự kiến sẽ có nhiều diễn biến khó lường.