TTCT - Ông Võ Quốc Thắng khi còn tham gia bóng đá với cương vị chủ tịch Hội đồng quản trị VPF (Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN) Ông Võ Quốc Thắng khi còn tham gia bóng đá với cương vị chủ tịch Hội đồng quản trị VPF (Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN) đã có mối quan hệ rất sâu đậm với bóng đá Nhật Bản. Họp báo công bố KIRIN Cup Soccer 2022Ông kể đã đi xem các trận đấu ở Nhật Bản và thấy lạ khi trên ghế ngồi luôn có đặt một tờ giấy ghi dòng chữ cám ơn Kirin (tên một hãng bia) dù thương hiệu này không còn tài trợ gì nữa cho bóng đá Nhật. Ông hỏi thì được các quan chức của Công ty J-League (như VPF của VN) giải thích là khi bóng đá Nhật Bản còn èo uột, Kirin là một nhà tài trợ lớn. Vì vậy, bây giờ dù Kirin không còn tài trợ, họ vẫn luôn nhớ đến sự gắn bó của thương hiệu này thời khó khăn.Điều thú vị là dù bây giờ những thương hiệu bia khác có tài trợ cho bóng đá Nhật, họ cũng không nề hà gì chuyện Kirin vẫn còn được J-League trân trọng. Đơn giản bởi cho dù thương trường có khắc nghiệt đến mấy, cái lớn hơn vẫn là mục tiêu chung phát triển bóng đá Nhật.Tôi lập tức nhớ lại câu chuyện của bầu Thắng khi chứng kiến "cuộc đấu" căng thẳng HAGL - VPF hiện giờ.Thoạt nghe thì cũng thấy thương cho đội của bầu Đức. Thời buổi kinh tế khó khăn, tìm được một ông nước tăng lực tài trợ thì đụng phải nhà tài trợ chính của giải. Nhưng biết làm sao giờ, cái kiểu cho phép độc quyền này có từ thời ông Đức còn là phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính. Mới nhất, khi thông qua điều lệ V-League 2023, lãnh đạo đội HAGL cũng không có ý kiến gì về chuyện độc quyền, vậy mà giờ đi kiện và nói giơ tay thông qua điều lệ không có nghĩa là đồng tình thì khó lọt tai!Nhân đây, cũng xin nhắc lại khi tham gia giải của AFC, HAGL cũng bị AFC bắt dán băng keo che logo nhà tài trợ của mình do chung ngành hàng với một thương hiệu tài trợ cho AFC. Khi ấy, sao bầu Đức không kiện AFC?Mấu chốt câu chuyện là V-League chưa đủ mạnh để giúp VPF kiếm tiền to, và cả 14 đội dự V-League cũng toàn sống bằng tiền của ông chủ, vốn còn nhắm những thứ khác ngoài bóng đá, chứ bóng đá chưa nuôi nổi bóng đá, nên cái quy định độc quyền kia chả mấy ai quan tâm.Chính vì yếu nên VPF mới mừng như bắt được vàng khi K5 tài trợ cho ba mùa giải 150 tỉ đồng (2022 - 2024). Nếu không có ưu đãi độc quyền ngành hàng, K5 sẽ không thể chi số tiền đó. Vậy thì căn theo luật, ít ra phải đợi đến hết 2024 mới hạ hồi phân giải được, chứ ầm ầm mắng nhau bất chấp trước sau làm nhiều người nghĩ chuyện này là vấn đề cá nhân giữa ông Đức với ông Trần Anh Tú của VPF (vốn đã căng thẳng nhiều năm nay) hơn là vì cái chung.Nói đến cái chung, lại mủi lòng nhớ bài học của bóng đá Nhật với Kirin…■ Tags: Thể thao Việt NamTài trợ cho bóng đáThương hiệu đội bóng
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Nếu sáp nhập, giao thông kết nối tỉnh Bình Thuận với Lâm Đồng ra sao? ĐỨC TRONG 31/03/2025 Lâm Đồng nằm sâu trong nội địa, Bình Thuận giáp ranh và có 192km bờ biển. Giao thông kết nối hai tỉnh hiện ra sao?
Chủ tịch Quốc hội thông tin dự kiến kỳ họp Quốc hội thứ 9 xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh THÀNH CHUNG 31/03/2025 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ 9 sẽ ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Bắt ông trùm 'Tuấn chợ Gốc' cầm đầu đường dây đánh bạc, tổ chức đánh bạc hơn 2.500 tỉ TIẾN NGUYỄN 31/03/2025 Đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỉ do trùm "Tuấn chợ Gốc" cầm đầu, dưới vỏ bọc doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt trên nhiều lĩnh vực vừa bị Công an tỉnh Thái Bình lập chuyên án triệt xóa.
Nhật Bản cảnh báo siêu động đất khiến gần 300.000 người chết, thiệt hại 1.800 tỉ USD TÂM DƯƠNG 31/03/2025 Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, mới đây Nhật Bản thông báo ước tính 298.000 người dân nước này có thể tử vong nếu siêu động đất xảy ra ở rãnh Nankai.