TTCT - 1. Năm 1992, tôi được mời làm thành viên Quỹ phát triển văn hóa Thụy Điển - Việt Nam, lúc đó người Thụy Điển rất quan tâm đến nhà ở của người nông dân Việt Nam trước sự phát triển nhanh chóng có nguy cơ phá vỡ kiến trúc nông thôn truyền thống. Nhà đất với nhà chính, nhà ngang, nhà bếp của một gia đình người Nùng Phản Sình, bản Khiếng, xã Hữu Khánh, Lộc Bình, Lạng Sơn - Ảnh: P.C.T.Họ muốn quỹ lập một giải thưởng cho giới kiến trúc tìm giải pháp xây nhà ở cho nông dân bằng nguyên liệu truyền thống, nếu không muốn những cái hang bêtông ngày càng thịnh hành và một kết quả khác là rất nhiều núi đá bị phá hủy để làm ximăng và xây dựng.Giải thưởng không lớn, tuy không phải là vấn đề chính mà vấn đề ở chỗ cả giới kiến trúc và nông dân đều không mặn mà với ý kiến này. 22 năm trôi qua, những lo lắng của người Thụy Điển đã thành sự thật, rằng cái giá của sự phát triển là đánh đổi thiên nhiên và văn hóa truyền thống. Gần đây tôi đến huyện Lộc Bình, Lạng Sơn - nơi nhiều làng nhà đất ở nước ta, và có lẽ vẫn chưa muộn nếu như nền xây dựng nhà dân sự Việt Nam tìm giải pháp từ đây.2. Từ thành phố Lạng Sơn đi chừng 40km về phía đông, qua chân núi Mẫu Sơn là gặp nhiều bản làng cổ ở huyện Lộc Bình. Tùy từng địa phương có nơi còn nhiều nơi ít, vài bản nhà đất chiếm đến 2/3, có bản còn một nửa, có bản mất gần hết và thay bằng nhà gạch và bêtông.Tình trạng xen kẽ rất phổ biến. Những ngôi nhà cổ nhất cũng khoảng 100 năm nay và được sửa chữa vài lần. Nếu từ Lạng Sơn qua biên giới Trung Quốc đi về phía Vân Nam và Tây Tạng, dường như những nhà đất được làm cũng một kiểu thức.Và kiểu thức ấy điển hình từ Tây Tạng, con đường của nó là theo những con sông cư dân xuôi xuống và đi đến đâu nhà cửa, phong tục tập quán đi đến đó cũng như thay đổi theo sắc thái địa phương.Nhà đất trình tường có mặt hầu hết ở miền Bắc và kéo xuống tận tỉnh Bắc Giang. Do cách làm và đất đỏ Bắc Giang tương đối tốt, nên nhà đất Bắc Giang cũ rất tốt với những bức tường dày tới 60-70 phân. Nhiều ngôi nhà đã bị bỏ hoang, tường còn đứng vững trong mưa nắng đến hàng chục năm không hỏng.Sống trong nhà đất có vẻ nghèo nàn lạc hậu, nhưng đông thì ấm, hè thì mát, hấp thụ độc khí thì tốt vô cùng. Khi làm người ta đóng khuôn gỗ giống như cái hòm dài (cái kay) và lèn đất, rồi dùng chầy nện thật chặt thành từng lớp tường. Ở vùng Bắc Giang, nhà đất thường chỉ có một tầng.Người Tày và Nùng ở Lộc Bình, Lạng Sơn có cách thức làm nhà đất khác, hoặc đóng đất thành gạch và xây vào nhau theo kiểu kết dính tự nhiên, hoặc đan cốt tre và đóng đất nện bên ngoài. Cách thức sau phổ biến hơn, nhà cũng tốt hơn.Do cách nện đất cẩn thận và chia không gian buồng trong nhà hợp lý, tạo ra những lớp tường chia lực (phân buồng) nên những ngôi nhà có thể cao bằng nhà ba tầng, và thường có sàn gỗ lửng phân ngôi nhà thành hai tầng, dưới cao, trên thấp hơn.Mưa gió phong hóa mặt tường nên người ta trát vôi chống lở và ốp đá phiến vào chân tường. Sự kết dính nhà đất Lộc Bình kém hơn so với nhà đất Bắc Giang, tuy nhiên lại mở được không gian lên cao rất thoáng cũng như có nhiều cửa sổ.Kiểu thức cổ nhất thấy ở Vân Nam, Đại Lý và Lạng Sơn là mặt tiền tầng hai hơi thụt vào, có bao lơn để có thể ra ngoài phơi phóng, hoặc người ta làm luôn một cầu thang gỗ đi phía ngoài mặt nhà lên tầng hai.Gác hai, gian thờ và để đồ - Ảnh: P.C.T.Ở Tây Tạng người ta thường làm mặt tiền bằng phẳng với hệ thống cửa sổ trên cao. Hiện nhà đất Lộc Bình cũng theo hướng này, nhà lớn có năm khoang, một cửa ra vào chính giữa và bốn cửa sổ mở hai bên, phía trên có năm cửa sổ. Những ngôi nhà nhỏ thì có một cửa chính và hai cửa sổ phía dưới, ba cửa sổ phía trên.Bên cạnh ngôi nhà chính là ngôi nhà ngang đi sát vào nhà chính, hoặc nối liền kiểu thước thợ. Nhà ngang có gian vệ sinh, chuồng trâu, chuồng lợn, kho để xe, gian bếp. Phía sau nhà chính tường có hai lớp phân thành khoảng không gian hậu nhà làm nhà kho, hai đầu nhà cũng có phân buồng, đặt thang lên gác hai.Bếp có thể là nhà ngang nối liền với nhà chính hoặc làm tách rời thành nhà nhỏ khác. Cũng có nơi xây thêm vài nhà nhỏ với chức năng khác nhau, tạo ra một khu vực khá bề thế. Tất cả đều lợp ngói âm dương và đặt đá lên mái chống gió bão.Người dân cho biết nhà đất ở rất tốt, thoáng mát, nhưng lại là nơi tụ tập của nhện, gián, chuột và bụi, đây là cái khó khắc phục và giá thành làm nhà cũng đắt như nhà gạch. Tuy nhiên khó nhất hiện nay là xây nhà gạch còn có thợ, còn làm nhà đất hầu như không ai biết làm nữa.Xưa kia làm nhà đất cả bản xúm tay vào giúp một gia đình, hoạt động cộng đồng như vậy không còn nữa.Tuy nhiên để xây một căn nhà gạch hai tầng, rộng 200-300m2 như nhà đất hoàn toàn không dễ. Lớp trẻ hiện nay nếu có điều kiện lập tức phá nhà đất, xây nhà mới, còn người già vẫn muốn sống trong nhà đất hơn. Nhiều gia đình bỏ hoang nhà đất, giữ như kỷ niệm và đi nơi khác xây nhà mới. Căn nhà đất được coi là lâu đời nhất ở bản Khiếng, theo ông Vi Văn Ty - Ảnh: P.C.T.3Nhà đất Lộc Bình là những công trình lâu đời có xây dựng hoàn chỉnh, trong thời gian không có vật liệu gì khác thì đó là cách thức tối ưu, và trong vùng rừng núi tạo ra cảnh quan rất đẹp.Khả năng xây dựng lại nhà đất và cải tiến cho hiện đại là hoàn toàn có thể, đây là xu hướng của nhiều nước có nhà đất cổ truyền, điển hình là thành phố Santa Fe ở New Mexico, Mỹ, toàn bộ thành phố xây bằng nhà đắp đất, riêng nội thất bên trong hiện đại tùy từng gia đình.Ưu điểm của nhà đất là không phải bàn, nhất là đỡ cho việc khai thác núi đá làm ximăng như ở nước ta. Nhìn những làng bản cổ với những nhà đất san sát trên các vùng đồi thấp được bó vỉa bằng đá xếp, cảnh quan rất ngoạn mục. Nó gợi về một không khí rất cổ xưa của những cư dân đi theo triền Himalaya xuống Đông Nam Á, mang theo những kiểu thức xây dựng và văn hóa xuôi theo các dòng sông. Tags: Nông dânNhà đất Lộc BìnhQuỹ phát triển văn hóa Thụy Điển - Việt NamĐất đỏ Bắc Giang
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Doanh thu cơ quan báo chí giảm mạnh, cần ưu đãi sâu về thuế thu nhập TIẾN LONG 22/11/2024 Cơ quan báo chí, truyền thông hiện đang khó khăn cần chính sách ưu đãi ở mức không chịu hoặc chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.
Khám xét nơi ở và làm việc của viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM ĐAN THUẦN 22/11/2024 Ngày 22-11, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.
Gần 150 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn không phải của binh lính nhà Thanh PHẠM TUẤN 22/11/2024 Ngày 22-11, nhà chức trách cho biết gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn, Hà Nội là của người dân bình thường, được chôn cất ở đây từ 50-70 năm.