TTCN - Nhìn lại kỳ thi tuyển sinh sau đại học của năm 2003, ta sẽ thấy kỳ thi tuyển sinh này không khác một kỳ thi tuyển của bậc THCS, THPT và ĐH. Có đầy đủ cả những chuyện như: “Còn sơ suất trong việc xử lý hồ sơ dự tuyển (chưa đảm bảo các điều kiện về văn bằng, về thủ tục đánh giá đề cương, về thâm niên công tác...); đề thi chưa bao quát chương trình, tại một số cơ sở tổ chức thi, cán bộ coi thi chưa làm đúng trách nhiệm của mình, còn dễ dãi, không kiên quyết trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm nội qui phòng thi; thậm chí có nơi còn có động thái báo động cho thí sinh biết khi có thanh tra đến... Công tác chấm phúc tra tổ chức chậm, chậm công bố kết quả thi tuyển cũng như điểm chuẩn trúng tuyển...” (theo “Báo cáo hội nghị tông kêt công tác tuyên sinh và đào tạo sau ĐH 2003” và “Báo cáo công tác thanh tra, kiêm tra các cơ sở đào tạo sau ĐH năm 2003 và phương hướng hoạt động năm 2004” của Bộ GD-ĐT). Năm 2004 thì sao? Có tới 161 thí sinh đã bị xử lý kỷ luật trong ba đợt thi tuyển sinh sau ĐH năm 2004 do vi phạm qui chế thi. Trong đó có tới 138 trường hợp bị đình chỉ thi, chín người bị xử lý ở mức cảnh cáo và 14 người bị khiển trách. Hình thức vi phạm phổ biến nhất của thí sinh là mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trong đó có cả trường hợp bị xử lý là thí sinh dự tuyển đào tạo nghiên cứu sinh (tiến sĩ). Thậm chí tại ĐH Kinh tế TP.HCM, hội đồng tuyển sinh đã phát hiện thí sinh (đã giảng dạy hơn 19 năm qua tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) đăng ký dự thi nghiên cứu sinh vào ngành tài chính doanh nghiệp đã nộp... bài thi làm sẵn! Bài thi của thí sinh này gồm hai tờ. Tờ thứ nhất do chính hội đồng thi phát ra; tờ thứ hai là bài được làm sẵn, có giả mạo chữ ký của giám thị phòng thi. Những kỳ thi mà người dự thi biết trước cả đề thi, người bị đình chỉ thi nhiều hơn cả người bị cảnh cáo và khiển trách (điều này hầu như trái ngược với các kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT và tuyển sinh ĐH khi mà phần lớn các trường hợp cảnh cáo, khiển trách nhiều hơn đình chỉ thi), có cả “động thái báo động cho thí sinh biết khi có thanh tra đến”…, thì xem ra những kỳ thi tuyển sinh sau ĐH này còn đáng phải báo động hơn những kỳ thi THCS, THPT và tuyển sinh ĐH. Có bao nhiêu người sẽ trở thành thạc sĩ nhờ lật tài liệu trót lọt, có bao nhiêu người sẽ trở thành tiến sĩ nhờ “mang bài thi sẵn vào phòng thi”? Kỳ thi tuyển sinh sau ĐH được xem là kỳ thi tuyển “chất lượng cao”, để qua đó nhằm đào tạo một nguồn nhân lực trí thức cấp cao của xã hội. Phải chăng đó cũng chính là hệ quả của một nền giáo dục coi trọng điểm thi hơn tri thức, tìm mọi cách để được trúng tuyển, còn kiến thức là chuyện “hạ hồi...”. Thêm một kỳ thi đáng báo động!
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.