Năm 2022 về năng lượng khép lại với thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) cam kết tài trợ cho VN 15,5 tỉ USD. Ông Philipp Munzinger nhận định: điện năng lượng tái tạo cần được phát triển hơn nữa Ông Philipp Munzinger - giám đốc Chương trình hỗ trợ năng lượng GIZ. Ảnh: GIZ Việt NamThỏa thuận đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) do Việt Nam và nhóm đối tác quốc tế (IPG) ký kết ngày 14-12. Đánh giá về việc chuyển dịch năng lượng (CDNL) của VN trong năm qua và so sánh tốc độ này với các nước trên thế giới và trong khu vực, ông Philipp Munzinger, giám đốc Chương trình hỗ trợ năng lượng GIZ, nói:Sau khi VN đạt mức tăng trưởng kỷ lục thế giới về công suất điện mặt trời và điện gió - lên tới hơn 20GW chỉ trong 2 năm, thị trường năng lượng tái tạo của VN đã hạ nhiệt do biểu giá điện năng hết hạn vào năm 2021. 2022 là năm để các cơ quan quản lý năng lượng VN xác định cách thức duy trì mức tăng trưởng này thông qua các công cụ chính sách được điều chỉnh. Bản dự thảo mới nhất của Quy hoạch điện VIII và thỏa thuận JETP được thống nhất gần đây cho thấy VN sẵn sàng tiếp tục quá trình chuyển đổi năng lượng theo hướng tăng trưởng hơn nữa. Tỉ lệ đạt 50% năng lượng tái tạo (gồm cả thủy điện) trong toàn bộ công suất phát điện giúp VN đứng đầu trong số các quốc gia ASEAN về CDNL.Sự phát triển của điện năng lượng tái tạo đạt những kết quả tích cực nhưng cái khó là thiếu đường dây truyền tải dẫn đến lãng phí. Tình trạng này có xảy ra ở các nước khác và họ đã làm gì?- Tích hợp tỉ trọng tăng vọt nhưng dễ dao động của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo sự ổn định của mạng lưới điện là nhiệm vụ đầy thách thức. Ở Đức, có thời điểm chúng tôi phải cắt giảm điện gió, điện mặt trời do lưới điện không hấp thu được.Là người đi tiên phong, chúng ta phải chấp nhận những thiếu sót trong quá trình thực hiện, điều quan trọng là rút kinh nghiệm từ những sai lầm này bằng việc định hình lại các chính sách. Mấu chốt để tháo gỡ là sắp xếp, điều chỉnh việc mở rộng điện tái tạo và linh hoạt hóa mạng lưới điện để tiếp nhận nhiều hơn năng lượng tái tạo.Phát triển các công trình điện tái tạo, hệ thống truyền tải và phân phối điện phải đi đôi với nhau. Vì vậy, VN cần đầu tư nhiều hơn các đường truyền bổ sung trước khi cho phép tích hợp thêm năng lượng tái tạo vào điện lưới. Để không làm mất động lực của thị trường, Chính phủ sớm đưa ra các cơ chế định giá phù hợp để tiếp nhận nhiều điệnnăng lượng tái tạo hơn nữa vào điện lưới. Đấu thầu mua điện năng lượng tái tạo với khối lượng lớn là cách mua được điện với giá cạnh tranh, để giữ giá điện tiêu dùng ổn định - một trong những tiêu chí quan trọng với VN trong quá trình CDNL đang diễn ra.Theo ông, VN đã có lộ trình rõ ràng trong CDNL để đạt mục tiêu Net Zero nêu ra tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu - COP26 năm 2021 chưa?- Ngành điện phát thải khí CO2 lớn nhất VN do phần lớn điện năng được sản xuất từ than đá. Do đó, loại bỏ dần than là chìa khóa để đạt được mục tiêu Net Zero 2050. Vai trò của ngành điện rất quan trọng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 trong 28 năm tới vì ngành này cần hỗ trợ ngành giao thông vận tải chuyển đổi sang xe điện. Công suất năng lượng tái tạo cần thiết cho điều đó vẫn chưa được phản ánh đầy đủ trong quy hoạch điện dài hạn của VN.Cơ hội của VN trong chuyển dịch sang năng lượng sạch và công bằng là như thế nào?- Quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho VN. Thứ nhất, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch sẽ tăng cường an ninh năng lượng của VN. Tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu do chính trị gây ra ảnh hưởng nặng như thế nào đến giá nhiên liệu hóa thạch là ví dụ. VN may mắn có tiềm năng dồi dào cả về năng lượng gió và mặt trời, nghĩa là có mức độ an ninh năng lượng cao trong tương lai, nếu VN thực hiện các bước đúng đắn. Nguồn năng lượng xanh ngày càng quan trọng hơn vì các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn sản phẩm và quy định thương mại thích ứng với khí hậu. Nếu VN không cung cấp nguồn điện xanh, các doanh nghiệp có thể chuyển sang các quốc gia khác.Điện gió tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Đức TrongThứ hai, thị trường năng lượng trong tương lai mang lại nhiều tác động tích cực về việc làm. Chuyển từ một số ít nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lưới điện tập trung sang nhiều nhà máy điện mặt trời và điện gió trong mạng lưới điện thông minh phi tập trung đòi hỏi nhiều sự thích ứng và tạo ra nhiều ngành nghề mới dọc theo chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị của các ngành như thủy điện, năng lượng mặt trời và gió, hệ thống lưu trữ năng lượng và lưới điện thông minh sẽ tạo ra nhu cầu việc làm rất lớn.Thứ ba, chuyển từ điện than và các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch giúp mang lại chất lượng không khí và điều kiện sức khỏe tốt hơn.Đâu là thách thức của VN khi thực hiện các mục tiêu: giới hạn công suất điện than ở mức 30,2GW từ mức dự kiến ban đầu là 37GW và tăng năng lượng tái tạo để nguồn năng lượng này chiếm ít nhất 47% tổng sản lượng điện vào năm 2030, so với mức 36% hiện nay?- Để giảm công suất điện than trong thời gian ngắn là công việc đầy thách thức và phải tạo ra nguồn thay thế để đảm bảo an ninh năng lượng. Điều đó đòi hỏi phải tăng tốc phát triển lưới điện kết hợp với việc nâng tỉ trọng của năng lượng tái tạo mới có thể thực hiện được tham vọng này.Năng lượng tái tạo của VN đang chiếm hơn 50% tổng công suất lắp đặt, nhưng chỉ khoảng 20-25% được đưa vào lưới điện, sử dụng. Chúng ta nghĩ rằng chỉ cần cải thiện mạng lưới điện, việc tiêu thụ 47% sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nhu cầu điện dự kiến tiếp tục tăng ở mức 7 - 10% hằng năm, đòi hỏi công suất năng lượng tái tạo phải tăng nhiều hơn so với mức đưa ra trong quy hoạch của ngành điện. Hơn nữa, năng lượng gió và mặt trời dễ biến đổi, không phải lúc nào và không phải ở đâu cũng có sẵn. Như vậy cần có thêm công trình điện gió và điện mặt trời để có thể đảm bảo tỉ lệ phát điện như trên trong hệ thống điện quốc gia.Theo ông, Quy hoạch điện VIII nên được xem xét thế nào để thích ứng với các mục tiêu đề ra trong JETP?- Mặc dù vẫn chưa được công bố, Quy hoạch điện VIII đã đạt được tham vọng đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, quy hoạch này có thể cải thiện hơn nữa ở nhiều hạng mục khác nhau. Có hai lĩnh vực chính cần xem xét lại: Một là, theo dự thảo Quy hoạch điện VIII hiện tại, công suất điện mặt trời và điện mặt trời áp mái quy mô lớn sẽ không được mở rộng cho đến năm 2030. Tuy nhiên, để chuyển đổi sang hệ thống năng lượng sạch, an toàn, phù hợp với mục tiêu Net Zero 2050 thì thị trường năng lượng tái tạo cần tiếp tục tăng trưởng.Hai là, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, biện pháp đốt kèm hydro xanh với than nhằm giảm phát thải của các nhà máy nhiệt điện than theo dự thảo Quy hoạch điện hiện tại là cách làm tốn kém và hiệu quả thấp. Hydro xanh cần được sản xuất từ năng lượng tái tạo nhưng công suất từ các nhà máy này chưa được tính toán trong dự thảo Quy hoạch điện hiện tại. GIZ đề nghị nên chuyển đổi trực tiếp từ điện than sang năng lượng tái tạo thì chi phí sẽ thấp hơn.■Một dự án điện mặt trời- Ảnh: NGỌC HIỂNTiến sĩ HOÀNG GIANG (phó chủ tịch Hiệp hội Năng Lượng sạch VN):Tài sản chúng ta để lại cho các thế hệ sauDự thảo Quy hoạch điện VIII của Bộ Công thương ngày 13-10-2022 đã tăng đáng kể tỉ trọng năng lượng tái tạo và giảm điện than giúp ngành điện đảm bảo đạt mục tiêu trung hòa carbon năm 2050. Xu thế phát triển năng lượng sạch là của cả thế giới. Tuy nhiên, phát triển quá nhanh như thời gian qua làm hạ tầng truyền tải điện không theo kịp sự phát triển nguồn điện và thậm chí thừa điện cục bộ gây lãng phí đầu tư xã hội, khó khăn cho các nhà đầu tư vì bị cắt giảm công suất. Nhưng sự phát triển năng lượng tái tạo nhanh chóng này cũng nâng vị thế VN trên trường quốc tế về năng lượng sạch, cụ thể là đứng đầu các thị trường mới nổi và top 3 về CDNL ở châu Á - Thái Bình Dương. CDNL công bằng là bước đi được quốc tế ủng hộ, thể hiện cam kết tài trợ 15,5 tỉ USD với nhóm đối tác quốc tế. Nguồn điện sạch giúp giảm biến đổi khí hậu cũng là tài sẩn của chúng ta để lại cho các thể hệ sau.CDNL đem lại cơ hội rất lớn cho VN trong hòa nhập và phát triển cộng đồng quốc tế. Các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới và Chính phủ các nước đều có cam kết sử dụng 100% năng lượng sạch. Vì vậy đầu tư và tài trợ quốc tế sẽ đổ về các nước có sự dịch chuyển sang năng lượng sạch. Thời gian qua, quốc tế và cả khối doanh nghiệp tư nhân đánh giá rất cao sự phát triển bền vững về năng lượng sạch của VN. Trong năm 2023, Chính phủ nên phê duyệt sớm Quy hoạch điện VIII và có cơ chế giá hợp lý cho các dự án năng lượng sạch chuyển tiếp, mở ra tiền đề và củng cố lòng tin thu hút đầu tư vào năng lượng sạch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. 'Xem xét lại' dự án năng lượng tái tạo đã vận hành: Nhà đầu tư lo bị làm khó TTO - Không chỉ những dự án năng lượng tái tạo 'đắp chiếu' cả năm nay phải đàm phán giá, mà ngay cả những dự án điện đã đi vào vận hành thương mại cũng có thể sẽ bị rà soát, xem xét lại hợp đồng theo đề xuất mới đây của Bộ Công thương. Đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng tái tạo miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam bộ Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đang tập trung triển khai các dự án đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trên địa bàn các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Hậu Giang đề nghị đưa 12 dự án điện năng lượng tái tạo vào quy hoạch điện quốc gia TTO - Ngày 26-4, ông Huỳnh Thanh Phong - giám đốc Sở Công thương tỉnh Hậu Giang - cho biết tỉnh vừa có văn bản đề nghị Bộ Công thương bổ sung các dự án điện mặt trời, điện gió vào quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia Tags: Năng lượng xanhNăng lượng tái tạoTỉnh Bình ThuậnThu hút đầu tưHuyện Bắc BìnhMạng lưới điệnBiến đổi khí hậuNăng lượng sạchAn ninh năng lượngNhà máy nhiệt điệnPhát triển bền vữngPhilipp Muzinger
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Lào Cai 'chốt' địa điểm xây khu tái định cư Làng Nủ, ngày mai bắt đầu triển khai THÀNH CHUNG 15/09/2024 Khu tái định cư mới được chọn xây dựng tại khu vực đồi sim, cách Nhà văn hóa thôn Làng Nủ (Lào Cai) khoảng 2km.
Giá bán lẻ cao, doanh nghiệp sản xuất bánh trung thu lãi lớn? NGUYỄN TRÍ 15/09/2024 Phản hồi về quan điểm "bán bánh trung thu lãi đậm", nhiều công ty sản xuất khẳng định "không thơm" như nhiều người nghĩ.
VAR không có 'cơ hội' trên sân Thống Nhất NGUYÊN KHÔI 15/09/2024 Lần đầu tiên có công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR), nhưng sân Thống Nhất không có dịp dùng đến vì trận đấu giữa CLB TP.HCM và Thể Công - Viettel hòa 0-0 khá tẻ nhạt.
Lộ diện doanh nhân kín tiếng nắm vốn Ngân hàng ACB BÌNH KHÁNH 15/09/2024 Toàn bộ nhóm cổ đông liên quan tới Công ty Âu Lạc nắm hơn 3,7% vốn điều lệ ACB. Ước tính theo thị giá hiện tại, cổ phần này trị giá hơn 4.000 tỉ đồng.