TTCT - Ngành thép đang lao đao vì nhu cầu giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Lượng thép tồn kho của các công ty hiện nay khá lớn. Trong ảnh: thép xây dựng thành phẩm sản xuất tại một nhà máy thép ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: ĐÔNG HÀKhó khăn chồng chấtCác KCN ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được coi là thủ phủ của ngành thép ở phía Nam. Tại đây có 20 nhà máy thép với tổng công suất thiết kế khoảng 12 triệu tấn/năm. Sản phẩm thép của các nhà máy thép tại đây gồm: phôi, cán nóng, cán nguội, xây dựng, cuộn, mã kẽm, nhúng kẽm… Tổng số công nhân trong các nhà máy trên gần 8.000 người.Cuối tháng 9 và 10-2022, hai công ty thép lớn tại Phú Mỹ đã phát đi thông báo "tổ chức nghỉ luân phiên theo kế hoạch, ngừng sản xuất dài ngày trong tháng 10, 11 và 12-2022" và "chấm dứt hợp đồng vì lý do kinh tế". Lý do là bởi "khó khăn chồng chất" khi hậu quả của dịch COVID-19 chưa khắc phục xong thì xung đột Nga - Ukraine xảy ra, đẩy giá dầu lên cao, khiến giá nguyên vật liệu đầu vào tăng theo, trong khi đó giá thép, phôi thép giảm liên tiếp. Trong thông báo, công ty thép ở Phú Mỹ này phải đóng cửa một lò thép, không còn lựa chọn nào khác là phải cho công nhân một số bộ phận thôi việc. Một công ty thép khác lý giải do nhu cầu thép xây dựng trên thế giới và nội địa giảm sút vì các dự án đầu tư bất động sản trì trệ nên phải giảm sản xuất.Hiện có công ty thép chỉ sản xuất cầm chừng khoảng 50% công suất. "Nếu tiếp tục làm ra sản phẩm, chưa nói đến thị trường không có nhu cầu thì cũng không có nhà máy nào đủ nhà kho để lưu trữ hàng tồn. Do đó biện pháp cuối cùng là phải giảm sản lượng", một người làm trong ngành thép cho hay.Trao đổi với Tuổi Trẻ Cuối Tuần, một người kỳ cựu trong ngành sản xuất thép cho biết nhu cầu thép sụt giảm mạnh là do nhiều nước sợ lạm phát, không muốn cho tăng trưởng "nóng". Cộng thêm chính sách "zero COVID" của Trung Quốc và xung đột ở Nga - Ukraine kéo dài. "Tất cả những yếu tố trên đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng", vị này nói.Lo công nhân bị mất việcĐầu tháng 11-2022, đại diện các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm việc với một công ty thép ở Phú Mỹ về vấn đề lao động và bảo hiểm xã hội. Đại diện công ty này cho biết từ giữa tháng 9-2022 một lò luyện cao tần của họ đã ngưng hoạt động. Công ty này nợ khoảng 5 tỉ đồng tiền BHXH và đã thống nhất với cơ quan bảo hiểm là trả theo hình thức gối đầu, với cam kết trả hết tiền nợ BHXH vào cuối năm 2022. Trước đây công ty có khoảng 1.200 công nhân nhưng đến đầu tháng 11-2022 chỉ còn gần 900 người. Trong số hơn 300 người không còn làm việc ở công ty, có hơn 180 người xin nghỉ việc hoặc công ty chấm dứt hợp đồng, còn hơn 130 người chuyển sang làm việc cho một công ty thép khác ở Phú Mỹ.Gần 900 người còn làm việc tại công ty cũng đối diện một tình hình không khả quan, dù công ty bố trí làm việc đủ giờ nhưng hiệu suất chỉ đạt 70-80% do không có nguyên liệu đầu vào. Và không làm thêm giờ nên thu nhập của họ giảm so với trước.Một người có trách nhiệm của công ty trên cho biết họ chỉ cắt giảm lao động ở những khâu không quan trọng như tạp vụ, vệ sinh, thời vụ. Họ cố gắng duy trì, vượt qua giai đoạn này, giữ những công nhân chủ chốt để khi nhà máy hoạt động hết công suất trở lại thì có nhân lực. "Những công nhân giỏi và lành nghề đã gắn bó với mình mấy chục năm rồi, giờ mới khó khăn thì không thể sa thải họ ngay. Do đó chúng tôi vẫn duy trì 70-75% nhân viên chủ chốt", vị này cho biết.Anh Hưng, một công nhân ngành thép vừa phải nghỉ việc, nói rằng anh rất thông cảm với nhà máy, công ty, việc anh phải chấm dứt hợp đồng lao động là do tình hình chung, gần như bất khả kháng. "Tôi mong tìm được việc mới để có thu nhập lo cho cái Tết sắp đến. Tôi mong ngành thép hoạt động ổn định trở lại để quay lại làm việc vì mình đã quen với công việc ở đây", anh nói.Ông Nguyễn Anh Triết, trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết ông đang rất lo lắng cho công nhân của ngành thép tại tỉnh vì chỉ còn hơn 2 tháng nữa là Tết. ■ Tags: Nhà máy thépBà Rịa - Vũng TàuNgừng sản xuấtCắt giảm lao độngSản xuất thépNgưng hoạt độngCông nhân
Hà Nội trong nhạc điện tử: Từ quan họ trên nền Drum'n'Bass đến 'Electrùnic' XUÂN TÙNG 02/02/2023 1835 từ
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Lần đầu tiên chọn giám đốc bệnh viện qua thi tuyển: Để nghĩ xa hơn một vùng an toàn HOÀNG LỘC - K.YÊN 23/01/2023 1609 từ
Dịch vụ y tế theo yêu cầu: "Khám giáo sư" và chuyện viện phí đúng, đủ L.ANH - X. MAI - D.LIỄU 23/01/2023 1751 từ
Học sinh TP.HCM nghiên cứu đề tài 'Tôi là ai?' tại cuộc thi khoa học kỹ thuật HOÀNG HƯƠNG 04/02/2023 'Tôi là ai?' là kết quả nghiên cứu của Lê Đông Nguyên và Nguyễn Minh Huy, học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM. Cẩm nang đã được công bố tại vòng chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học TP.HCM ngày 4-2.
Suốt 5 năm TP.HCM không tuyển được sinh viên xuất sắc nào về làm việc trong các cơ quan nhà nước CẨM NƯƠNG 04/02/2023 Từ năm 2018 đến nay, các cơ quan hành chính TP.HCM chưa có trường hợp sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ được thu hút, tuyển dụng để đào tạo nguồn cán bộ.
Đất nền Đà Nẵng giảm 500 - 800 triệu/lô, mua bán vẫn lặng TẤN LỰC 04/02/2023 Sau Tết giao dịch bất động sản tại nhiều khu đô thị mới ở Đà Nẵng rất ảm đạm dù mức giá đã giảm sâu so với đỉnh
Trung Quốc nói khinh khí cầu xuất hiện ở Mỹ là 'sự cố bất khả kháng' TRẦN PHƯƠNG 04/02/2023 Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích các chính trị gia và truyền thông của Washington lợi dụng 'sự cố bất khả kháng" này để bôi nhọ Bắc Kinh. Washington khẳng định khinh khí cầu đã "vi phạm rõ ràng" chủ quyền của Mỹ.
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.