TTCT - “Một cuộc đụng độ quân sự là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra... Chúng ta cần chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất... Trung Quốc cần phải có dũng khí để đối mặt những cuộc chạm trán quân sự với bất kỳ đối thủ nào khi bị khiêu khích...”. Đó là vài đoạn trong xã luận trên Global Times (11-1-2013). Phóng to Khu trục trạm (tàu sân bay trực thăng) JS Hyuga (Nhật Bản) - Ảnh: japan Times Mức độ của nguy cơ? Ngày 26-7-2013, theo Japan Today, lần đầu tiên Trung Quốc đã phái tàu tuần duyên đến khu vực quần đảo tranh chấp. Trong cùng thời gian, máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc cũng xuất hiện lần đầu tiên tại eo biển Miyako... Những hành động “bị khiêu khích”, “thử thách lòng kiên nhẫn lẫn sức chịu đựng” cũng như “thách đố thái độ hòa bình” mà Nhật “dành cho” Trung Quốc, theo cách nói “gắp lửa bỏ tay người” quen thuộc của Bắc Kinh, chẳng khác gì những tiếng trống trận vang rền. Trong lịch sử, ít ai có thể ngờ rằng chỉ với một phát súng gần cầu Marco Polo ở ngoại ô Bắc Kinh đêm 7-7-1937 lại dẫn đến cuộc chiến Trung - Nhật. Đêm đó, một toán lính Nhật thực hiện cuộc tuần hành và phát hiện mất một binh sĩ. Viên chỉ huy Nhật đến một trại lính Trung Quốc tại trấn Uyển Bình đòi lục soát tìm người. Phía Trung Quốc từ chối. Xảy ra cãi cọ. Rồi ai đó bỗng nổ súng... Sự kiện trên (“Lô Câu kiều sự biến” hay “Thất thất sự biến”) đã trở thành một trong những ngòi nổ dẫn đến cuộc chiến Trung - Nhật diện rộng kéo dài suốt đến năm 1945. Tất nhiên bối cảnh chính trị hiện nay khác nhiều và tương quan lực lượng cũng không giống, nhưng nhắc lại sự kiện để thấy rằng chiến tranh đôi khi được khai hỏa chỉ bằng một viên đạn. Phóng to Ông Shinzo Abe: “Nhật Bản đã trở lại”! - Ảnh: NYTimes Taktike Nói đến tương quan lực lượng, Nhật chẳng khác gì một anh tí hon đứng cạnh người khổng lồ. Theo Reuters (28-3-2013), quân đội Trung Quốc hiện có 2.285.000 quân trong khi Nhật chỉ có 247.450 quân. Về tàu ngầm: Trung Quốc có 61 - Nhật có 18; máy bay quân sự: Trung Quốc 1.903 - Nhật 552; chiến đấu cơ thế hệ thứ tư: Trung Quốc 565 - Nhật 298... Áp đảo về mặt lực lượng cũng như cơ số vũ khí hẳn nhiên là một ưu thế trên chiến trường. Tuy nhiên, thắng thua trong chạm trán quân sự không thể lượng định chỉ bằng sức vóc. Quân sử thế giới đã cho thấy nhiều minh họa điển hình. Nói như nhà chiến lược quân sự - sử gia người Mỹ gốc Do Thái lừng danh Edward Luttwak (sinh năm 1942, từng làm cố vấn cho Lầu Năm Góc), vũ khí chỉ là những chiếc hộp đen bí ẩn, chẳng ai có thể đoan chắc về hiệu quả của chúng cho đến khi chúng được sử dụng thực tế. Chiến trường, chứ không phải những thông số kỹ thuật, mới có thể đánh giá giá trị thật sự của vũ khí. Mà nếu nhìn hạn hẹp riêng ở góc độ kỹ thuật thì kỹ thuật quân sự Trung Quốc đã không thể so với Nhật. Lần đầu tiên sau 11 năm, Nhật quyết định tăng ngân sách quốc phòng, vượt quá cột mốc 1% GDP. Trong năm tài khóa hiện tại (dẫn lại từ AP 27-7-2013), nội các của ông Abe đã chuẩn y chương trình tăng ngân sách quốc phòng lên 0,8% (thêm 35,1 tỉ yen - tức khoảng 351,6 triệu USD), lên tổng cộng 4,68 ngàn tỉ yen (52 tỉ USD). Điểm mới nữa của “kế hoạch Abe”, một đột phá, là mở rộng hợp tác nghiên cứu quốc phòng (với Pháp và Anh) lẫn xuất khẩu vũ khí. “Nhật Bản đã trở lại!” - ông Abe tuyên bố trong chuyến công du Mỹ và phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) vào tháng 2-2013. Ngoài ra, không thể không kể yếu tố con người. Tính đến thời điểm này, không hải quân nước nào ở châu Á được trui rèn qua các cuộc diễn tập nhiều bằng Nhật. Korea Times (10-3-2013) cho biết phi công Trung Quốc có không đến 100 giờ bay tập/năm (trung bình mỗi tháng 8 giờ), so với hơn 200 giờ bay tập của phi công Nhật (một chiến đấu cơ như F-15 ngốn đến 20.000 USD mỗi giờ trên không trung - 16.000 USD cho nhiên liệu và 4.000 USD cho bảo trì hao mòn). Kinh nghiệm phối hợp điều động tác chiến lẫn tính chuyên nghiệp cao đã tạo cho “thủy binh” Nhật có khả năng phản xạ và ứng biến tốt. Tờ báo này cho rằng: 45.500 quân tinh nhuệ của hải quân Nhật chắc chắn có giá trị hơn so với nhóm người với sĩ số đông áp đảo gồm 255.500 hải quân Trung Quốc mà hầu hết là “những đứa con một không chỉ trưởng thành trong môi trường quen được chiều chuộng và ngại thử thách, mà còn ít được va chạm thực tế chiến trường, dù chiến trường ở đây vẫn là những tình huống giả định”. Trong khi đó, trong nhiều trường hợp, những kịch bản giả định đã được thiết kế với độ phức tạp mà thực tế có lẽ cũng chỉ đến mức đó. Đơn cử cuộc tập trận đổ bộ Dawn Blitz quy mô lớn nhất trước nay (đối với Nhật) từ ngày 11-6 đến 28-6-2013 tổ chức tại duyên hải California với sự tham gia của khoảng 5.000 quân, trong đó Nhật gửi đến 1.000 quân cùng ba tàu chiến (có cả tàu sân bay trực thăng JS Hyuga). Cuộc tập trận tập trung vào chiến thuật đổ bộ, tấn công bằng trực thăng, bắn đạn thật và đặc biệt kỹ thuật tác chiến tái chiếm đảo (thực hiện trên đảo San Clemente). Dawn Blitz diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Tập Cận Bình thực hiện chuyến công du Mỹ gặp ông Barack Obama. Năm 2009, hải quân Nhật cũng đã tập trận với Úc, lần đầu tiên với một nước không phải là đồng minh truyền thống Mỹ, rồi tiếp đó thao dượt với Ấn Độ... Nói cách khác, taktike (tiếng Hi Lạp có nghĩa “nghệ thuật tổ chức một quân đội”) của Nhật tỏ ra nhỉnh hơn đối phương. Phóng to Thủy quân lục chiến Nhật trong cuộc tập trận Dawn Blitz - Ảnh: military - today “Kuni no mamori” Viết trên Foreign Policy (20-8-2012), James Holmes - giáo sư trợ giảng về chiến lược quân sự Trường cao đẳng Chiến tranh hải quân Hoa Kỳ, đồng tác giả quyển Red Star over the Pacific - nhận định ngay cả yếu tố địa lý thoạt nhìn có thể bất lợi cho Nhật nhưng thực tế có thể không hẳn vậy. Trong chuỗi đảo xa của Nhật, không có hòn đảo nào ở eo biển Tsushima (phân cách Nhật với bán đảo Triều Tiên) cách bờ biển Trung Quốc nhiều hơn 800km. Điều đó có nghĩa chúng là mục tiêu dễ diệt của tên lửa ASCM từ Trung Quốc. Quân đoàn hai pháo binh Trung Quốc (lực lượng tên lửa của nước này) còn được trang bị tên lửa đạn đạo diệt tàu chiến (ASBM - “phản hạm đạo đạn”) có thể bắn tàu đối phương đang di chuyển từ cự ly 1.500km. Trên lý thuyết, thật khó cho Nhật có thể bảo vệ được quần đảo Senkaku ở cực tây nam chuỗi đảo Ryukyu gần Đài Loan hơn so với Okinawa. Tuy nhiên, nếu hải quân Nhật triển khai dàn tên lửa di động Type 88 ASCM đến các đảo thuộc chuỗi Ryukyu, toàn bộ khu vực sẽ bị phong tỏa dưới hỏa lực Nhật. Cần nói thêm, gần đây Nhật đã điều động một phi đội F-15 đến Naha (thủ phủ Okinawa và là thành phố kết nghĩa với... Phúc Châu thuộc Phúc Kiến) và chuẩn bị xây một trạm rađa cảnh báo sớm ở đảo Yonaguni, cách Đài Loan chỉ 110km. Không phải không có căn cứ khi ông Lý Quang Diệu nói rằng Nhật có một lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á. Hải quân Nhật hiện sở hữu bốn tuần dương hạm được trang bị hệ thống tên lửa bắn chặn Aegis (đang đặt mua thêm hai), hai khu trục hạm JS Hyuga... Nhật cũng đang đóng mới hai tàu sân bay trực thăng 22DDH (chiếc đầu tiên dự kiến hoàn thành năm 2015). Theo The Diplomat (21-1-2013), với chiều dài 248m và trọng lượng nước rẽ 27.000 tấn, 22DDH to hơn khá nhiều so với hai chiếc lớp Hyuga (dài 197m) đang có, vốn đã là niềm mơ ước của hải quân nhiều nước (22DDH thậm chí to gần bằng hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc!). Và dù trên danh nghĩa hải quân Nhật không có tàu thủy bộ (amphibious) nhưng họ có ba chiếc Oosumi 14.000 tấn hoạt động chẳng khác gì tàu đổ bộ, được “biên chế” hoạt động từ cuối thập niên 1990. Ngoài kế hoạch mua 42 chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35 với giá 20,8 tỉ USD (Time 3-6-2013), tháng 3-2013 hải quân Nhật cũng bắt đầu tiếp nhận (chiếc đầu tiên của đơn hàng) máy bay tuần dương Kawasaki P-1 được trang bị hệ thống trí thông minh nhân tạo hỗ trợ các hoạt động điều phối tác chiến (thuật từ chuyên môn gọi là TACCO - “TACtical COordinator”). Các hệ thống cảm biến của Kawasaki P-1 (chẳng hạn Toshiba HPS-106) có thể dò tàu ngầm. Bay với vận tốc tối đa 996km/giờ (so với 660km/giờ của máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc), tầm hoạt động 8.000km, trần bay 13.500m..., sản phẩm nội địa Kawasaki P-1 còn có thể mang bom (9 tấn hoặc hơn) cùng tên lửa AGM-84 Harpoon, AGM-65 Maverick... Có thể nói thái độ hung hăng của Bắc Kinh đã đẩy Tokyo từ thế phòng ngự bị động (dựa dẫm gần như hoàn toàn vào Mỹ) chuyển sang phòng ngự chủ động, với những thay đổi rõ rệt trong chính sách tích cực xây dựng một “nền quốc phòng hùng mạnh” (“kuni no mamori”). Lần đầu tiên sau 11 năm, Nhật quyết định tăng ngân sách quốc phòng, vượt quá cột mốc 1% GDP. Trong năm tài khóa hiện tại (dẫn lại từ AP 27-7-2013), nội các của ông Abe đã chuẩn y chương trình tăng ngân sách quốc phòng lên 0,8% (thêm 35,1 tỉ yen - tức khoảng 351,6 triệu USD), lên tổng cộng 4,68 ngàn tỉ yen (52 tỉ USD). Điểm mới nữa của “kế hoạch Abe”, một đột phá, là mở rộng hợp tác nghiên cứu quốc phòng (với Pháp và Anh) lẫn xuất khẩu vũ khí. “Nhật Bản đã trở lại!” - ông Abe tuyên bố trong chuyến công du Mỹ và phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) vào tháng 2-2013. Nhật trở lại, trên chính sân nhà châu Á - Thái Bình Dương, lần này với tư cách của một kẻ không dễ bị bắt nạt mà không nhất thiết phải nấp dưới sự “bảo kê“ của Mỹ, với tư cách của một kẻ sẵn sàng “vào trận” nếu tình thế bắt buộc phải thế! Tags: Trung QuốcQuân sựShinzo AbeNhật BảnKhiêu khíchPhòng véChạm trán
Giáo sư Lea Ypi: "Tiểu thuyết khuyến khích niềm khoan dung..." HOÀNG HẢI VÀ ZÉT NGUYỄN 14/09/2024 3109 từ
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Nước sông rút nhanh, bắt đầu rà soát trục vớt, làm cầu phao ở cầu Phong Châu DƯƠNG LIỄU 14/09/2024 Sáng 14-9, lực lượng chức năng Phú Thọ chuẩn bị công tác trục vớt phần cầu Phong Châu bị sập và làm cầu phao tạm thay thế.
Khách Tây xuống đường phụ dọn dẹp cây đổ ở Hà Nội sau bão Yagi HỒNG QUANG 14/09/2024 Hàng chục người nước ngoài có mặt tại các vườn hoa, con đường ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sáng 14-9 cùng lực lượng chức năng dọn dẹp đường phố sau bão Yagi.
Miền Nam chìm trong biển nước do mưa bão là tin đồn thất thiệt LÊ PHAN 14/09/2024 Trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn 'sắp tới miền Nam cũng có mưa bão, tất cả chìm trong biển nước' khiến nhiều người hoang mang.
Hơn 5,6 triệu khách hàng được tái cấp điện sau bão, còn bao nhiêu hộ vẫn chưa có điện? NGỌC HIỂN 14/09/2024 Phần lớn người dân của 17 tỉnh miền Bắc đã được khôi phục điện sau bão số 3, hiện EVN đang nỗ lực khắc phục các sự cố trên lưới điện để tái cấp điện cho các địa phương.