TTCT - Một trong những điệp khúc phổ biến nhất trong cảm thụ âm nhạc chính là khả năng hoán cải, tạo ra tiến triển và thay đổi, thông qua các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng và phát huy sáng tạo, trao đổi ý tưởng. Minh họa của Wall Street Journal Điều này có lẽ thể hiện rõ nhất qua Sir Simon Rattle, vị nhạc trưởng huyền thoại đã cùng dàn nhạc giao hưởng Berliner Philharmoniker là những người tiên phong trong công tác giáo dục và phổ biến nhạc giao hưởng. 10 năm qua, theo website của Berliner Philharmoniker, 3.000 người tuổi từ 3-73 đã tích cực tham gia các dự án giáo dục âm nhạc, thu hút hơn 200.000 khán giả thưởng thức. Năm 2002, Sir Simon Rattle vừa trở thành chỉ huy chính của dàn nhạc, đồng thời đứng trước một giai đoạn tự nhìn nhận lại vai trò của dàn nhạc giao hưởng. “Để trở thành một nghệ sĩ trình diễn trong thế kỷ 21, ta còn phải trở thành một nhà sư phạm” - ông đúc kết thách thức với lớp nghệ sĩ mới của thời hiện đại, những người còn phải đảm đương trách nhiệm xã hội của việc thu hút sự tham gia và tiếp xúc từ mọi tầng lớp. Chương trình giáo dục âm nhạc đầu tiên do Berliner Philharmoniker tổ chức nhận sự tài trợ từ Deutsche Bank, không bởi các lợi ích kinh tế như bán vé hay mở rộng đối tượng khán giả, mà là vấn đề nhận thức và quyết tâm, khi Simon cho rằng dàn nhạc cần phải mở, dành cho mọi quốc tịch và nhóm thiểu số, như một “ngôi đền văn hóa”, trở thành một nơi học tập ảnh hưởng tới mọi phân khúc văn hóa và xã hội, và mọi đối tượng ở các nhóm tuổi, kỹ năng và tài năng. Ngay tại Đức, “quốc gia của âm nhạc” (theo lời Viện Goethe), người ta cũng cảm thấy các nhà phê bình nhạc cổ điển ngày càng khan hiếm trên nhật báo, một số thậm chí còn cho đây là một cuộc khủng hoảng thật sự, rằng “bệnh nhân vẫn còn sống sờ sờ nếu khám kỹ càng, nhưng bác sĩ nói bệnh nhân đã chết”. Nhưng ở ta, những thực tế và thiết chế âm nhạc hoặc chưa tồn tại, hoặc nếu đã có thì ở một tầm rất khác. Không một dàn nhạc thành phố nào trên thế giới - cũng như không nghệ sĩ tầm cỡ nội thành, thậm chí nội địa nào - có thể cam kết lấp đầy nhạc mục bằng toàn thể những kiệt tác âm nhạc xuất sắc nhất trên thế giới. Chưa hết, họ không thể cam kết lấp đầy số ghế ngồi mỗi đêm diễn (ngay cả khi đêm nào họ cũng có thể diễn một kiệt tác khác nhau!). Nói cách khác, muốn âm nhạc, phần hồn của nhà hát, phổ biến hơn, được thưởng thức rộng hơn, và được yêu mến hơn, ngày nay người ta phải tư duy khác, tư duy giống nhạc trưởng Simon: phải đưa nó ra khỏi không gian nhà hát. Nhà hát vẫn là cần thiết, nhưng không còn như quá khứ nữa. Cái làm nên tinh hoa của nhạc cổ điển trở thành yếu huyệt của chính nó: sự trông đợi từ khán giả. Một màn trình diễn sống giữa không gian nghiêm trang, xa hoa của khán phòng rất khác với trải nghiệm thưởng thức tại nhà, thậm chí tại nơi làm việc, hay trong một chuyến đi - những cách nghe nhạc mới là chính yếu ở thời buổi này. Trong khi đó, nhạc mục trình diễn của một bộ phận nhạc công hàn lâm chính quy, và những sinh viên xuất thân nhạc viện vẫn hầu như không có sự thay đổi. Trên thế giới, theo thống kê của Forbes, thu nhập của một nghệ sĩ cổ điển chơi trong dàn nhạc dao động từ 28.000-143.000 USD, nhưng mức trên 60.000 USD là cực kỳ hiếm hoi (ở Mỹ, ước tính có 1.700 nhạc công vượt được mức đó, thuộc 17 dàn nhạc danh giá nhất). Ngoài chi phí học nhạc đắt đỏ, nhạc cụ cũng tốn bộn tiền, và nếu không may mắn để lọt vào con số 1.700 nói trên, cuộc đời nghệ sĩ sẽ rất giống trong những bài hát. Cục Thống kê lao động Mỹ cho biết một nửa nghệ sĩ ở nước này có thu nhập dưới 23 USD/giờ vào năm 2011 (lương căn bản năm 2018 là 15 USD/giờ), nhưng tốp 10% có thu nhập gấp gần 3 lần, 66 USD/giờ và tốp thấp nhất nhận được chưa tới 9 USD/giờ. Tất yếu đã phải có những tín hiệu chứng minh cho thực tế: thưởng thức buộc phải tới từ khán giả, nếu họ thật sự muốn. Chẳng ai cưỡng cầu được. Tiền nhà hát còn là câu chuyện đau đầu hơn. Nhà hát Opera Sydney (Cánh buồm) là một thảm họa trứ danh về quản lý dự án, tăng 1.357%, từ dự toán 7 triệu USD lên 102 triệu USD khi hoàn thành năm 1957, trễ tiến độ 10 năm! Ngay cả một xứ chặt chẽ như Đức, nhà hát Elbphilharmonie bên dòng Elbe tại Hamburg, một trong những khán phòng hòa nhạc lớn nhất và hoàn chỉnh nhất về thiết kế âm thanh trên thế giới, cũng “đội vốn” kinh khủng: từ 200 triệu lên 870 triệu euro (400 triệu là tiền thuế), và trễ tiến độ nhiều năm. Trong kinh doanh văn hóa, thành công không đến từ khả năng lấp kín khán phòng và tồn tại theo thời gian, mà nằm ở khoảng cách giữa người nghệ sĩ và khán giả. Họ đã và đang còn cách nhau bao xa? Câu trả lời khó lòng là duy nhất. Âm nhạc nói riêng, nghệ thuật nói chung, là một quá trình đối thoại, kể cả trong sự yên lặng: chúng ta cần ai hơn?■ Tags: Nhà hátNghe nhạcNhà hát Giao hưởngNhạc giao hưởng
Tin tức sáng 24-11: Sóng tăng giá chung cư lan đến Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Bình Định TUỔI TRẺ ONLINE 24/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: PGBank chuyển trụ sở chính sang Thành Công Tower, tiết lộ số tiền thuê; Một sếp của Dược phẩm Cửu Long xin nghỉ vì 'không thể bố trí thời gian'; Những ngành nào dễ tìm việc ở Hà Nội cuối năm?
Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường H.MI 24/11/2024 Trong khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang tăng tốc về đích, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch.
Ông Medvedev: Mỹ và các nước NATO đã tham gia hoàn toàn vào chiến sự Ukraine NGHI VŨ 23/11/2024 Ông Medvedev cáo buộc phương Tây đã tham gia vào cuộc chiến chống lại Nga, cảnh báo Nga sẽ có đáp trả việc Ukraine không kích vào Nga.
Man City thua choáng váng 0-4 trước Tottenham HOÀI DƯ 24/11/2024 Rạng sáng 24-11, Man City hứng chịu thất bại gây sốc 0-4 trước Tottenham trên sân nhà ở vòng 12 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).