TTCT - Trong bối cảnh hậu COVID-19, rồi cuộc chiến Ukraine và các lệnh cấm vận Nga, châu Á nổi lên như một tâm điểm tương đối yên ổn để các lãnh đạo hàng đầu gặp nhau chung và riêng, từ Phnom Penh (ASEAN), tới Bali (G20) và Bangkok (APEC). Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở thượng định Mỹ - ASEAN Phnom Penh 2022. Ảnh: APSự rộn rịp này cũng là tự nhiên: sau hai năm phải họp qua truyền hình, năm nay mới gặp nhau tận mặt, để được "tay bắt mặt mừng" thật sự, bắt đầu ở Phnom Penh hôm 13-11-2021.Những tiên liệu xấuTừ khi ASEAN mở ra thể thức thượng đỉnh Đông Á (EAS) năm 2005 sau thượng đỉnh thường niên ASEAN lần thứ 11, nay đã là EAS lần thứ 17, "nước đã qua cầu" không biết bao nhiêu.Chưa bao giờ có cảm giác các nhà lãnh đạo khu vực lại thành khẩn như lần này qua tuyên bố của chủ tịch EAS: "Chúng tôi lo ngại nghiêm trọng sự gia tăng và biến động của giá năng lượng và gián đoạn chuỗi cung ứng, do tác động bất lợi của các cuộc chiến đang diễn ra và các cuộc xung đột khác, giữa những thách thức địa chính trị, cùng những tác động chưa từng thấy của đại dịch COVID-19 với nền kinh tế toàn cầu, an ninh năng lượng, phúc lợi và sinh kế của người dân". Có lẽ mọi nhà nước đều đang chung nỗi lo đó.Dẫu sao, theo Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm 13-11 tại Thượng đỉnh ASEAN Phnom Penh, ASEAN vẫn là "điểm sáng tương đối trên đường chân trời tối đen". Theo IMF, ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5% trong năm nay và 4,7% năm tới, cao hơn mức trung bình toàn cầu được dự báo lần lượt là 3,2% và 2,7%.Giám đốc IMF hết lời biểu dương các nước ASEAN, nhưng cũng đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng: "Điều đáng lo ngại là xu hướng gia tăng sự phân mảnh vào thời điểm mà chúng ta cần nhau nhất. Và tôi rất lo ngại hậu quả là chúng ta có thể mộng du bước vào một thế giới nghèo hơn và kém an toàn hơn".Nguy cơ "phân mảnh", mà nữ giám đốc IMF hai lần nêu ra trong diễn văn 732 từ của bà, là chủ đề được IMF nhiều lần cảnh báo trong năm nay. Bà Kristalina Georgieva. Ảnh: IMF Media CenterHôm 22-5, trong bài viết tựa đề "Tại sao chúng ta phải chống lại sự phân mảnh kinh tế địa lý, và bằng cách nào?", đích thân bà Georgieva loan báo kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, tức sau ba tháng, 30 quốc gia đã bị hạn chế thương mại liên quan tới lương thực, năng lượng và các mặt hàng quan trọng khác.Trong bối cảnh thiếu thốn, xã hội tan ra thành từng mảnh và "tự bơi": "Mọi người ở mọi mức thu nhập đều bị ảnh hưởng - từ các chuyên gia được trả lương cao và công nhân nhà máy xuất khẩu có thu nhập trung bình, đến người lao động thu nhập thấp..." "Hãy nghĩ đến tác động của chuỗi cung ứng được hình thành lại và các rào cản cao hơn với đầu tư. Chúng có thể gây khó khăn hơn cho các quốc gia đang phát triển trong việc bán hàng cho thế giới giàu có. Năng suất sẽ bị ảnh hưởng khi các nước này mất đi các đối tác hiện giờ".Không khó hiểu, khi các nước giàu gặp khó, từ thương mại đến năng lượng, họ sẽ hạn chế nhập khẩu và mua sắm, tác động dây chuyền là các nước nghèo mất đi thị trường xuất khẩu, và công nhân mất việc. Điều này có thể thấy ngay mùa Noel và năm mới sắp đến. Ở Pháp, một cuộc thăm dò của YouGov hồi giữa tháng 9 cho thấy tới 85% những người được hỏi nói họ sẽ cắt trước hết ngân khoản dành để mua quà Noel (bao gồm áo quần, giày dép, đồ gia dụng... thay mới) và thực phẩm cho tiệc tùng.Lời khen của giám đốc IMF ở Phnom Penh là chung cho toàn khối ASEAN, song điều đó không có nghĩa cả 10 nước ASEAN đang "khỏe mạnh" cả, và càng không phải các nước đều "khỏe mạnh" như nhau. Vì vậy, IMF lưu ý trước hết: "Trong khi mọi người đều tổn thương, một số thành phần xã hội đang phải chịu đựng nhiều hơn. Do đó, chính sách tài khóa phải được chỉnh hướng thận trọng cho những người cần sự giúp đỡ nhất". Hy vọng khuyến cáo này được lắng nghe.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: China NewsGiữa Mỹ và Trung QuốcSự kiện rầm rộ hơn bài phát biểu của giám đốc IMF là việc ASEAN và Hoa Kỳ thông qua tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện chiều 12-11. Tuyên bố này gồm nhiều thỏa thuận, mà quan trọng nhất có lẽ là điều 4: "Cả Triển vọng ASEAN về Ấn Độ - Thái Bình Dương lẫn Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đều chia sẻ các nguyên tắc cơ bản trong thúc đẩy một cấu trúc khu vực mở, bao trùm và dựa trên luật lệ, trong đó ASEAN là trung tâm, và các đối tác cùng chung những mục tiêu này".Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được thiết lập hôm 12-11 không phải là một bất ngờ, do lẽ hai phía đã loan báo điều đó ở thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ hồi tháng 5-2022 ở Washington rồi. Nay thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ở Phnom Penh là để chính thức thông qua. Qua đó có thể thấy 6 tháng qua, dù có những "tiếng bấc, tiếng chì" về xu hướng "chọn bạn mà chơi", lợi ích chung tổng thể ASEAN - Mỹ là không thể chối cãi.Tất nhiên, những khúc mắc cũng chưa thể giải quyết ngay. Một ví dụ: Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, "đã nêu lên lo ngại về tình hình tại căn cứ hải quân Ream và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công khai minh bạch đầy đủ các hoạt động của quân đội Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở đây" (White House 12-11). Đến cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày thứ hai 14-11, khi Hãng tin Mỹ Bloomberg nêu câu chuyện này, người phát ngôn Mao Ninh trả lời: "Trung Quốc và Campuchia là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Sự hợp tác của chúng tôi trong các lĩnh vực khác nhau là cởi mở, minh bạch, hợp pháp và hợp lý". Bà Mao nói việc Trung Quốc hỗ trợ Campuchia nâng cấp căn cứ Ream là hoạt động bình thường và nhấn mạnh sự hợp tác này "không nhắm mục tiêu vào bất kỳ bên thứ ba nào".Cần nhắc, việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ của ASEAN vẫn là chậm một năm so với Trung Quốc. Và tất nhiên, Trung Quốc cũng có mặt ở Phnom Penh năm nay. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự cả thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN, thượng đỉnh ASEAN + 3 và EAS ở Campuchia, một trong những hoạt động ngoại giao đa phương lớn nhất của Trung Quốc sau đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.Thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN có trọng tâm là cùng xây dựng một ngôi nhà hòa bình, an toàn và an ninh, thịnh vượng; lấy phát triển và hợp tác làm trung tâm, thúc đẩy hợp tác "Vành đai - con đường", thúc đẩy thực hiện Sáng kiến phát triển toàn cầu và Sáng kiến An ninh toàn cầu, và làm phong phú thêm bản chất của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - ASEAN.Ông Lý Khắc Cường cũng đưa ra các đề xuất hợp tác trong tương lai, bao gồm khởi động đàm phán nâng cấp khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, thành lập Trung tâm Hợp tác phát triển và nghiên cứu y tế công cộng Trung Quốc - ASEAN, và triển khai Chương trình cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Trung Quốc - ASEAN.Tại thượng đỉnh ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), ông Lý Khắc Cường ngỏ ý hướng tới mục tiêu lâu dài thành lập một Cộng đồng Đông Á gồm ba bước: (1) Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực dựa trên các lợi ích của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); (2) Tăng cường hợp tác trong phân công lao động công nghiệp ở Đông Á và nâng cấp, đảm bảo sự ổn định và thông suốt cho các chuỗi cung ứng khu vực; (3) Xây dựng năng lực để ứng phó khủng hoảng tài chính, lương thực và y tế công cộng, tăng cường giao lưu nhân dân và văn hóa, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững...Có thể thấy ít ra cho tới giờ, ASEAN đã duy trì được một vị thế tương đối trung dung và hợp tác được với cả hai siêu cường.■ Tags: Thủ tướng campuchia hun senLệnh cấm vậnQuan hệ đối tác chiến lượcHợp tác phát triểnNhà lãnh đạoChâu ÁASEANLý Khắc CườngTrung QuốcThượng đỉnh eas
Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường A LỘC 24/11/2024 Trong khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang tăng tốc về đích, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch.
Lãi suất huy động bắt đầu 'nóng' ÁNH HỒNG 24/11/2024 Tính từ đầu tháng 11 tới nay có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi, trong đó có cả những ngân hàng trong nhóm Big4.
Tin tức thế giới 24-11: Lính Nga đánh ở Ukraine được xóa nợ; Châu Âu sắp cạn dự trữ khí đốt TRẦN PHƯƠNG 24/11/2024 Đạt thỏa thuận các nước giàu trả 300 tỉ USD cho các nước nghèo tại COP29; Ông Trump chọn cựu cố vấn làm bộ trưởng Nông nghiệp.
Tin tức sáng 24-11: Sóng tăng giá chung cư lan đến Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Bình Định TUỔI TRẺ ONLINE 24/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: PGBank chuyển trụ sở chính sang Thành Công Tower, tiết lộ số tiền thuê; Một sếp của Dược phẩm Cửu Long xin nghỉ vì 'không thể bố trí thời gian'; Những ngành nào dễ tìm việc ở Hà Nội cuối năm?