TTCT - Danh sách các nước nợ nần ngập đầu đang ngày một dài thêm trong bối cảnh lãi suất tăng ở gần khắp thế giới vì ứng phó lạm phát. Ngân hàng Thế giới cảnh báo thế giới đang có nguy cơ rơi vào "vết xe đổ" của thập niên 1980. Dân Sri Lanka xếp hàng đợi đổi bình gas nấu ăn. Nợ nần đã khiến ngân khố cạn kiệt. Ảnh: The TelegraphCác nhà lãnh đạo mới của Sri Lanka có thể được "tha thứ" nếu như họ có mong cho kinh tế Mỹ suy thoái. Bởi nếu điều đó xảy ra, lãi suất vay đồng USD hy vọng sẽ giảm, giúp quốc đảo ở Ấn Độ Dương này dễ thở hơn phần nào trong bối cảnh nợ tứ bề và khó khăn chồng chất hiện nay.Không chỉ là Sri LankaTrong đánh giá hồi tháng 3-2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết nợ công của Sri Lanka đã tăng từ mức 94% GDP năm 2019 lên 119% năm 2021. Theo IMF, đây là mức nợ công không bền vững - mức cảnh báo cao nhất của họ với một quốc gia. Hồi tháng 5, Sri Lanka đã phải tuyên bố không còn khả năng trả nợ sau khi dùng những đồng ngoại tệ cuối cùng để mua nhu yếu phẩm.Lún sâu trong nợ công khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt, tình cảnh Sri Lanka thực sự là điềm báo cho những gì sắp xảy đến ở nhiều nền kinh tế mới nổi khác, theo tờ Financial Times. Quốc đảo Nam Á nhiều khả năng không phải là nước cuối cùng phải lựa chọn giữa trả nợ hay nhập khẩu hàng hóa thiết yếu trong tình cảnh phấp phỏng hiện nay.Nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình khác cũng đang đối mặt giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, điều được dự báo sẽ còn duy trì một thời gian nữa. Chỉ số giá lương thực của Liên Hiệp Quốc đã tăng 23,1% trong một năm qua, tính tới tháng 6-2022.Trong báo cáo mới nhất về tầm nhìn kinh tế thế giới, IMF dự báo tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ giảm từ 6,8% năm 2021 xuống còn 3,6% năm nay. Kinh tế Mỹ và khối euro được dự báo sẽ rơi vào suy thoái từ cuối năm 2023. Trung Quốc cũng đang trong lộ trình tiệm cận mức tăng trưởng chậm nhất nhiều thập niên.Khi tăng trưởng yếu đi và lãi suất tăng lên, chi phí vay mượn của nhà nước sẽ tăng lên. Do lạm phát ở Mỹ đang ở mức cao nhất trong 40 năm, Cục Dự trữ liên bang (FED) nước này đã tăng lãi suất liên tục để kiềm chế lạm phát, điều khiến đồng USD mạnh lên và các khoản nợ bằng USD đắt đỏ hơn nhiều - trả lãi thôi cũng đủ mệt mỏi rồi.Lịch sử có lặp lại?Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6-2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định cuộc chiến tại Ukraine sẽ làm trầm trọng thêm những hệ lụy nặng nề của đại dịch COVID-19, khiến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển chậm lại trong 2 năm sắp tới, đẩy hơn 75 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực và tăng nguy cơ khủng hoảng nợ công."Hồi đầu năm chúng tôi đã lường trước mọi thứ sẽ tồi tệ", ông Ayhan Kose, trưởng nhóm dự báo viễn cảnh của WB, nói với FT. "Giờ thì mọi thứ đi từ tệ tới tệ hơn, và giải pháp ứng phó bằng chính sách sẽ rất quan trọng để tránh cho mọi thứ tệ hơn nữa".WB cho rằng tình trạng hiện nay tương tự thập niên 1970, khi lãi suất được đẩy tăng vọt để kiềm chế lạm phát sau cuộc khủng hoảng giá dầu. Lãi suất tăng quá cao dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu và một chuỗi khủng hoảng nợ tại những nước đang phát triển những năm 1980. Hiện cú sốc về giá cả hàng hóa đã bớt nghiêm trọng, nhưng đà tăng giá vẫn chưa dừng lại khiến nhiều ngân hàng trung ương tiếp tục cân nhắc nâng lãi suất. Một cuộc khủng hoảng nợ lan rộng đã thực sự ở rất gần.FT nhận định trong khoảng 20 năm qua, ngân hàng trung ương nhiều nước đã tăng lãi suất nhanh chóng và thực thi các chính sách thắt chặt tiền tệ quy mô lớn hơn. Chỉ trong 3 tháng (tháng 3 đến tháng 5-2022), các tổ chức tài chính đã công bố hơn 60 lần tăng lãi suất và dự kiến chưa dừng lại trong những tháng tới."Những mức tăng nhỏ nhất trong chi phí vay cũng có thể gây rắc rối - bà Franziska Ohnsorge, tác giả chính báo cáo của WB, nói - Các mức lãi suất toàn cầu năm 2019 thấp hơn và dòng vốn phải tìm điểm đầu tư. Nhưng điều đó sẽ đảo chiều - chúng ta đang thấy những đợt tháo vốn [khỏi các thị trường mới nổi]".■ Tags: Lạm phátSri LankaNợ côngNgân hàng thế giớiNgân hàng trung ươngLãi suất
Hà Nội trong nhạc điện tử: Từ quan họ trên nền Drum'n'Bass đến 'Electrùnic' XUÂN TÙNG 02/02/2023 1835 từ
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Có chính sách nhưng vì sao TP.HCM 5 năm không tuyển được sinh viên giỏi? CẨM NƯƠNG 05/02/2023 Suốt 5 năm TP.HCM không tuyển được người giỏi, từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đến các chuyên gia, nhà khoa học... dù có chính sách thu hút người tài, vì sao?
Thức trọn đêm mưa lạnh xếp hàng xin ấn đền Trần NAM TRẦN - CHÍ TUỆ 05/02/2023 Đêm qua và rạng sáng 5-2 (rằm tháng giêng), nhiều người từ khắp các tỉnh thành đã đội mưa, thức thâu đêm xếp hàng để xin ấn đền Trần.
Vì sao Mỹ không bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc sớm hơn? HỒNG VÂN 05/02/2023 Khinh khí cầu của Trung Quốc hoàn toàn có thể bắn hạ sớm hơn, nhưng chính quyền Tổng thống Joe Biden lý giải rằng đã chờ nó bay ra biển mới bắn để giảm thiểu rủi ro cho người dân.
ChatGPT và cơn bão công nghệ có lấn vai người thầy? TRỌNG NHÂN 05/02/2023 ChatGPT và nhiều nền tảng công nghệ khác cho học sinh nguồn tiếp cận tri thức rộng lớn. Nếu người thầy không tự học công nghệ, đồng nghĩa họ sẽ đứng yên...
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.