TTCT - Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) Michel Platini vừa bị cáo buộc đã nhận những bức tranh của danh họa Picasso từ chính quyền Nga để ủng hộ nước này giành quyền đăng cai World Cup 2018. Chủ tịch FIFA Sepp Blatter công bố Qatar được trao quyền đăng cai World Cup 2022 - Ảnh: wordpress.comThông tin chưa rõ thực hư ra sao, nhưng đây không phải là trường hợp ngoại lệ trong thể thao. Ngoài cương vị quan trọng chủ tịch UEFA, ông Platini còn là thành viên ủy ban điều hành Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA), vị trí sẽ được bỏ phiếu chọn ra nước chủ nhà World Cup.Một thành viên khác của ủy ban, Michel D’Hooghe, người Bỉ, cũng đã nhận một bức tranh phong cảnh đắt giá gói trong giấy màu nâu từ Viacheslav Koloskov, một cựu thành viên ủy ban người Nga làm việc trong ban vận động đăng cai World Cup 2018 của nước này. Các thông tin nói trên được báo Anh Sunday Times tiết lộ tuần trước.Những món quà đắt giá4 năm đầy tranh cãi2-12-2010: Nga và Qatar được chọn đăng cai World Cup 2018 và 2022.4-10-2013: FIFA đồng ý thành lập tổ công tác để xem xét dời ngày tổ chức World Cup 2022 ở Qatar vì lo ngại thời tiết nắng nóng tại vùng Vịnh vào mùa hè.1-6-2014: Tờ Sunday Times cáo buộc cựu phó chủ tịch FIFA Mohamed bin Hammam đã trả 3 triệu USD cho các quan chức để đổi lấy sự ủng hộ cho Qatar đăng cai World Cup.5-9-2014: Báo cáo về tiến trình đăng cai World Cup 2018 và 2022 được tổ điều tra độc lập của Michael Garcia nộp cho FIFA.13-11-2014: FIFA công bố bản tóm tắt 42 trang báo cáo của Garcia, trong đó tuyên bố Nga và Qatar không làm gì sai. Garcia nói báo cáo của chính ông “chưa hoàn thiện” và “được diễn dịch một cách sai lầm”.20-11-2014: Garcia và trưởng ban đạo đức của FIFA Hans-Joachim Eckert đồng ý công bố toàn bộ bản báo cáo.Platini nói ông không làm gì sai, trong khi D’Hooghe cho rằng bức tranh làm quà cho ông “xấu kinh khủng” và ông tin là không có giá trị gì, nhưng không nói ông có bỏ phiếu cho Nga hay không. Đó chỉ là những tiết lộ mới nhất trong hàng loạt vụ bê bối đưa và nhận quà biếu liên quan đến việc đăng cai hai kỳ World Cup 2018 ở Nga và 2022 ở Qatar.Những tiết lộ của Sunday Times dựa trên một cuộc điều tra của Ủy ban Văn hóa, thông tin và thể thao Hạ viện Anh, trong đó cho biết Anh - một ứng viên thất bại trong cuộc đăng cai - thậm chí đã thuê cả một công ty an ninh tư nhân do một cựu lãnh đạo tình báo Anh MI6 đứng đầu để thu thập thông tin từ các đối thủ.Báo cáo cũng cáo buộc Nga đứng ra làm trung gian cho một thỏa thuận mua bán khí đốt với Qatar và hai nước này đã “đi đêm” tạo thành một liên minh “anh bỏ cho tôi, tôi bỏ cho anh” trong hai kỳ World Cup nối tiếp nhau.Báo cáo nói các bức tranh làm quà được lấy từ kho báu quốc gia Nga, tại Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia ở St.Petersburg và trong bộ sưu tập của chính Điện Kremlin.Một tuyên bố từ ban tổ chức World Cup 2018 của Nga bác bỏ mọi cáo buộc trên Sunday Times: “Đó đều là tin đồn đại không có căn cứ. Những cáo buộc này không mới, nhưng các bằng chứng cho thấy Nga đã cư xử chuyên nghiệp và sòng phẳng trong quá trình vận động. Ủy ban đăng cai World Cup 2018 của Nga tuân thủ đầy đủ tinh thần của luật về đạo đức bóng đá của FIFA. Những tin đồn này sẽ không ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị ráo riết của Nga cho World Cup 2018”. Trước đó trong tháng này, một báo cáo của FIFA đã khẳng định Nga và Qatar không làm gì sai trong các cuộc vận động đăng cai World Cup.Nhưng vài giờ sau tuyên bố đó, Michael Garcia, cựu chưởng lý Mỹ đứng đầu cuộc điều tra độc lập, nói những kết quả cuộc điều tra của ông là “chưa đầy đủ và đầy sai lầm”. Ông cũng cho rằng các kết quả điều tra đã bị diễn dịch sai ý ông. FIFA từ chối bình luận về báo cáo mới của Ủy ban Hạ viện Anh và những bài báo trên Sunday Times.Dùng cả tiền công quỹCó vẻ như luật chơi chung của các cuộc chạy đua giành quyền đăng cai World Cup là... chẳng có luật lệ gì cả! Và nhiều nước khác cũng tuân thủ cuộc chơi đó. Cũng trong báo cáo của Garcia, Liên đoàn Bóng đá Úc (FFA) được cho là đã nhận 46 triệu USD từ công quỹ cho cuộc vận động đăng cai World Cup 2022 thất bại.Báo cáo nói Úc đã vi phạm quy định về đạo đức của FIFA khi tìm cách mua phiếu và FFA biết rõ điều đó. Được chính phủ liên bang tài trợ 46 triệu USD, nhưng Úc chỉ nhận được duy nhất một phiếu cho cuộc chạy đua đăng cai World Cup 2022.Báo cáo chỉ rõ hai hãng tư vấn cho Úc trong cuộc chạy đua đã vi phạm quy định về đạo đức khi hỗ trợ những khoản tài chính trá hình “phát triển bóng đá” cho các quan chức liên đoàn ở khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribê.Trong trường hợp Qatar, hầu như toàn bộ tiền vận động của họ là từ nhà nước, khi bóng đá đang là “quốc sách phát triển” của quốc gia vùng Vịnh này, với nhiều khoản đầu tư lớn tại châu Âu, như việc mua lại CLB Paris Saint Germain của Pháp.Tờ Sunday Times cho biết họ đã thấy hàng triệu thư điện tử nêu chi tiết các khoản chi trả cho những quan chức liên đoàn bóng đá các khu vực Caribê, châu Phi và châu Đại Dương để lấy phiếu cho Qatar.Sarah Baxter, phó tổng biên tập Sunday Times, nói với Đài truyền hình CNN: “Từng chút một, chúng tôi bóc tách các lá thư và cuối cùng đã tìm ra sự thật. Chúng tôi có hàng triệu tài liệu chứng minh không chút nghi ngờ về tình trạng tham nhũng, sự kết nối rõ ràng giữa các khoản hối lộ và những người có thể ảnh hưởng tới việc nước nào đăng cai World Cup”.Bài phóng sự điều tra dài 11 trang của Sunday Times trước đó đã tiết lộ nhiều đầu dây mối nhợ trong các hoạt động mua bán lá phiếu và cả những người trung gian.Mohamed bin Hammam, cựu chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) và là một nhân vật trung tâm trong chiến dịch vận động của Qatar nhưng nay đã bị cấm các hoạt động bóng đá, được cho là nhân vật kết nối hơn 10 quỹ trá hình đã bỏ tiền cho 30 quan chức bóng đá châu Phi cũng như chi 1,6 triệu USD cho cựu phó chủ tịch FIFA Jack Warner.Trong một dẫn chứng khác, cựu chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Đại Dương Reynald Temarii bị quay cảnh đang đề nghị bán lá phiếu của ông. Temarii sau đó đã phải từ chức.James Corbett, nhà báo kỳ cựu đã theo đuổi các vụ cáo buộc hối lộ từ đầu, nói: “Các cáo buộc với Reynald Temarii là rất nghiêm trọng. Đó là một nhân vật có quyền bỏ phiếu và đã có hành vi gian dối rõ ràng.Tình hình tệ hơn bởi hãy tưởng tượng nếu một quan chức bóng đá của Somalia chẳng hạn được mời vào khách sạn năm sao và được trả 5.000 USD. Trong khi điều đó chưa chắc giúp bạn giành quyền đăng cai World Cup, nó sẽ giúp bạn ảnh hưởng tới cuộc bình chọn chủ tịch FIFA, điều chắc chắn có ích trong tương lai nếu bạn muốn đăng cai World Cup”.Corbett tin rằng vấn đề không chỉ là một vài cá nhân nhỏ lẻ như Bin Hammam, hay thậm chí là Qatar. “Cả hệ thống đã mục ruỗng và dễ bị mua đứt. Nên câu hỏi nghiêm túc lúc này là về (chủ tịch FIFA) Blatter” - ông khẳng định. Tags: UEFAWorld Cup 2018Lá phiếuQuà cápDanh họa PicassoChính quyền Nga
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Cần làm sáng tỏ y học cổ truyền bằng nghiên cứu khoa học bài bản NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI (THỰC HIỆN) 11/12/2024 2207 từ
Chàng lái xe công nghệ ngoài hành tinh, xịt khói giữa chợ và bay về trời... NGUYỄN NGỌC THUẦN 10/12/2024 3389 từ
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật một số đảng viên liên quan vụ Đại Ninh THÀNH CHUNG 11/12/2024 Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật một số đảng viên liên quan vi phạm, khuyết điểm tại dự án khu đô thị Đại Ninh và trong công tác cán bộ ở tỉnh Lâm Đồng.
Singapore - Campuchia (Hiệp 2) 2-1: Chanthea rút ngắn tỉ số ĐỨC KHUÊ 11/12/2024 Phút 59, Sieng Chanthea đệm bóng trong vòng cấm giúp Campuchia rút ngắn tỉ số còn 1-2.
Đại học Giao thông vận tải TP.HCM: có IELTS sẽ được miễn học tiếng Anh cấp độ tương ứng TRẦN HUỲNH 11/12/2024 Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM đã "quay xe", cho miễn học học phần tiếng Anh với sinh viên đã có chứng chỉ IELTS.
Động thái của Thế Giới Di Động sau khi hàng nghìn nhân sự nghỉ việc BÌNH KHÁNH 11/12/2024 Tính tới cuối tháng 9-2024, số lượng nhân viên của Thế Giới Di động đã giảm gần 5.200 người so với đầu năm. Con số giảm lên tới gần 14.000 người sau hai năm.