TTCT - Dự thảo Luật việc làm (sửa đổi) đang được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến. Điều gây quan tâm trong dư luận nhất là mục tiêu quản lý lao động tự do phát sinh trong thời đại số như shipper công nghệ, YouTuber… Nhân viên bán vé trong rạp chiếu phim chủ yếu là học sinh, sinh viên làm thêm. Ảnh: HÀ QUÂNQuản lý bằng "sổ lao động điện tử"Theo dự thảo Luật việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung các quy định khung, định hướng để thúc đẩy chính thức hóa việc làm tự do. Đó là những người tự tạo công việc, không có hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) hay hưởng lương cố định.Bộ LĐ-TB&XH cho biết theo báo cáo điều tra lao động việc làm quý 1-2022, cả nước có 21,4 triệu lao động phi chính thức, khoảng 60% trong số đó ở khu vực nông thôn. Khoảng 70% lao động tự do làm việc ở các nhóm ngành công nghiệp chế biến - chế tạo; xây dựng; bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy... Dù hơn 53,4% lao động phi chính thức làm công ăn lương nhưng hơn 97% trong đó không có BHXH, chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc và 1,9% đóng BHXH tự nguyện.Lao động tự do chiếm số lượng khá lớn, nhưng pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Cơ quan soạn thảo dự luật đề xuất bổ sung quy định xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý lao động, bổ sung quy định về hoạt động dịch vụ việc làm trên môi trường mạng, khu vực phi chính thức. Riêng với học sinh sinh viên, sẽ bổ sung quy định thời gian làm bán thời gian (part-time) và các chế độ như tiền công, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm tai nạn và trách nhiệm quản lý. Từ đó có chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc làm sáng tạo, trình độ cao như bảo hiểm, tài chính, YouTuber, blogger đến việc làm phổ thông như giao hàng, bán hàng online. Đồng thời, cơ quan chức năng chủ động ngăn chặn hành vi lừa đảo, chiếm đoạt, mua bán người qua mạng xã hội và website… Bộ LĐ-TB&XH cũng cho rằng cần nghiên cứu, xem xét quản lý lao động bằng "sổ lao động điện tử" gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở khác…Lao động đặc thù: chưa nên đưa vào luậtBà Lê Thu Huyền, Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), dự báo xu hướng chọn việc làm tự do như tài xế công nghệ, YouTuber, blogger, giúp việc online sẽ ngày càng nhiều hơn trong tương lai do thời gian linh hoạt, thu nhập cao, phù hợp với công sức và thời gian lao động bỏ ra. "Việc mở rộng quản lý lao động phi chính thức của Luật việc làm sẽ đồng bộ Bộ luật lao động 2019 liên quan tới người không có hợp đồng lao động", bà Huyền nói.Nhưng ông Phạm Minh Huân, nguyên thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, có cách tiếp cận chừng mực hơn khi nhìn vào thực tế. Ông Huân cho rằng luật chỉ nên quy định chung để quản lý và bảo vệ lao động phi chính thức, còn lao động đặc thù như YouTuber, shipper công nghệ… cần thời gian thí điểm, có thể giao Chính phủ quy định, chưa nên đưa vào luật.Ngay cả tên gọi "lao động phi chính thức" cũng có những đề xuất thay đổi. PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, đề xuất không dùng khái niệm này trong luật. "Chính sách không nên hướng tới việc quản lý, kiểm soát lao động tự do hay lao động chính thức mà cần quy định chung, đưa tất cả người lao động vào hệ thống quản lý chung, kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư, bảo hiểm... Cứ có việc làm là người lao động phải đăng ký, khai báo lên hệ thống để cập nhật dữ liệu online", bà Hương nói.Về "sổ lao động điện tử", TS Vũ Minh Tiến, viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động VN), cho rằng "mã số lao động" cần tích hợp với mã định danh cá nhân, thay cho cả mã số BHXH, BHYT… Mã này có đầy đủ thông tin, quá trình làm việc, BHXH, BHTN, nhận trợ cấp để cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cả người lao động theo dõi.■Xem lại mức đóng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệpTheo Bộ LĐ-TB&XH, Luật việc làm (sửa đổi) cần mở rộng đối tượng tham gia BHTN, sửa đổi bốn chế độ hiện hành của BHTN (trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tư vấn - giới thiệu việc làm và BHYT) theo hướng mở rộng phạm vi, tạo thuận lợi cho người thụ hưởng, bổ sung chế độ hỗ trợ cho đơn vị sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, dân tộc thiểu số, người cao tuổi…Để khuyến khích lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện, TS Vũ Minh Tiến đề nghị áp dụng mức đóng, cách đóng, thời gian đóng linh hoạt. Chẳng hạn, tài xế công nghệ "trích tự động" tiền đóng BHXH theo ngày hay đóng cộng dồn trong 3-6 tháng thông qua các "app lái xe" hoặc tài khoản ngân hàng.Theo ông Huân, Quỹ BHTN mới dừng ở việc trợ cấp cho người thất nghiệp và giới thiệu việc làm. Ông đề nghị cơ quan chức năng cần xem xét lại mức thu - chi của Quỹ BHTN, nếu mức dư cao (hơn 60.600 tỉ đồng, tính đến 31-12-2021) thì mức đóng giảm xuống (có thể 50%), mức hưởng trợ cấp của người lao động theo 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm cần tính toán lại (hiện cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp). "Quỹ BHTN không giống như quỹ khác, không nên tích nhiều, không cần dài hạn", ông Huân nói. Tags: Dự thảo Luật Việc làmLuật việc làmBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm xã hộiLao động tự doYoutuberShipper
Tháng 2-2025 Quốc hội sẽ sửa một số luật để tinh gọn bộ máy THÀNH CHUNG 10/12/2024 Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, giữa tháng 2-2025 Trung ương họp và cuối tháng 2 sẽ họp Quốc hội bất thường để sửa một số luật liên quan tinh gọn bộ máy.
Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sắp xếp, bố trí cán bộ khi tinh gọn tổ chức bộ máy THÀNH CHUNG 10/12/2024 Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.
Dinh tổng thống Syria hoang tàn sau khi ông al-Assad chạy ra nước ngoài LIÊN AN 10/12/2024 Dinh tổng thống, biểu tượng quyền lực suốt thời gian dài ở Syria, đã rơi vào cảnh hoang tàn chưa từng thấy sau khi Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi đất nước.
Tin tức thế giới 10-12: Israel chiếm đất Syria, Ai Cập lên án; Mỹ lên tiếng 'có lợi ích' ở Syria BÌNH AN 10/12/2024 Kế hoạch xây đại sứ quán mới của Trung Quốc tại Anh bị bác; Thái Lan bước đầu chặn được làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.