TTCT - Tuần rồi, Quốc hội đã mời nhiều chuyên gia để tham vấn ý kiến về dự thảo mà Bộ GD-ĐT trình về đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau năm 2015. Sau hai năm rưỡi “im hơi lặng tiếng” kể từ cái mà dư luận gọi là “đề án 70.000 tỉ đồng”, nét khác biệt lớn nhất của dự thảo mới là không hề đả động gì đến... tiền. Học sinh THCS tìm mua sách giáo khoa tại nhà sách - Ảnh: Như HùngCông bằng mà nói, ngoài việc không nói gì đến tiền, dự thảo đề án mới còn có một điểm khác biệt với dự thảo năm 2011, thể hiện rõ nét trong mệnh đề “dần dần tiến tới việc đa dạng SGK” (trang 13).Đa dạng SGKDù độ dài và bố cục rất khác nhau nhưng có nhiều nét tương đồng giữa dự thảo phiên bản tháng 5-2011 và dự thảo phiên bản tháng 1-2014, chẳng hạn quan điểm được nhấn mạnh về phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và tiếp cận nghề nghiệp.Nhìn chung chương trình giáo dục phổ thông được mô tả là sẽ xây dựng theo một chỉnh thể, nhất quán từ lớp 1-12, từ cấp học đến các môn học và hoạt động giáo dục. Chương trình được thiết kế theo hướng tăng cường tích hợp ở cấp tiểu học và cấp THCS, phân hóa rõ dần kể từ cấp tiểu học, bắt đầu phân hóa sâu ở cấp THPT, giảm số môn học bắt buộc trong mỗi cấp học, lớp học và tăng các môn học, các chuyên đề tự chọn.Tuy nhiên, trong định hướng xây dựng chương trình - biên soạn của dự thảo tháng 1-2014, Bộ GD-ĐT đã thể hiện sự tiếp thu ý kiến dư luận của mình khi lần đầu tiên chính thức đưa ra một quan điểm mới: việc xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với địa phương và đối tượng học sinh. Hướng tiếp cận của quan điểm này là “dần dần tiến tới việc đa dạng SGK”.Để chuẩn bị cho tương lai này, theo dự thảo, Bộ GD-ĐT công khai các yêu cầu và tiêu chí đánh giá SGK để làm căn cứ cho việc biên soạn, thẩm định và phê duyệt sử dụng SGK trong các cơ sở giáo dục. Trong khi đó, ở dự thảo tháng 5-2011, bộ vẫn còn rất cứng rắn: “Sử dụng toàn quốc một bộ chương trình và một bộ SGK”.Theo kế hoạch được nêu trong dự thảo phiên bản tháng 1-2014, việc thực hiện đề án sẽ bắt đầu từ năm 2014. Giai đoạn 2014-2015, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thành việc xây dựng chương trình thử nghiệm tổng thể và từng môn học, đồng thời biên soạn xong SGK thử nghiệm các môn học lớp 1, lớp 6 và lớp 10.Việc biên soạn SGK thử nghiệm các môn học của các lớp còn lại ở cả ba cấp học sẽ phải hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020. Phương thức thử nghiệm là một vòng cuốn chiếu theo cấp học, bắt đầu đồng thời từ các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10).Mỗi vùng kinh tế - xã hội (được xác định bởi quy hoạch xây dựng vùng lãnh thổ Việt Nam) chọn một số tỉnh thành đại diện, mỗi tỉnh thành đại diện chọn một số trường phổ thông đại diện cho các vùng thành thị - nông thôn tham gia thử nghiệm. Mẫu thử nghiệm có khoảng 2% số trường phổ thông của cả nước. GS Đinh Quang Báo, thường trực Ban chỉ đạo đổi mới SGK, cho biết ông chỉ tham gia vào việc chuẩn bị các nội dung chuyên môn của dự thảo đề án nên không thể trả lời câu hỏi vì sao dự thảo mới “gạt” đi tất cả phần nội dung dự kiến kinh phí: “Vì sao những tính toán đó chưa đưa vào hay họ chưa làm thì tôi không rõ. Nhưng chắc chắn rằng phải có tiền mới làm được, không có tiền thì không làm được!”.Đổi mới chương trình - SGK tốn bao nhiêu tiền?Còn nhớ mùa hè 2011 trên khắp các mặt báo dày đặc bài viết chỉ trích dự thảo đề án mà chủ yếu là về con số 70.000 tỉ đồng dự kiến kinh phí mà đề án đưa ra.Hồi đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng đã phải gửi công văn tới các báo để giải thích rằng 70.000 tỉ đồng chỉ là con số “khái toán” của một dự thảo đề án đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và đưa ra để lấy ý kiến nhằm bổ sung, điều chỉnh trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định.Trong công văn, ông Hùng phân trần sở dĩ có dự toán 70.000 tỉ đồng là bởi định chi khoảng một nửa cho xây dựng cơ sở vật chất trường học (khoảng 35.000 tỉ đồng), non nửa là mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học (khoảng 30.000 tỉ đồng). Còn tiền chi cho việc biên soạn chương trình, SGK chưa đầy 1/70 tổng dự toán - tức “chỉ khoảng hơn 960 tỉ đồng”.Dự thảo tháng 1-2014, theo bản thảo mà Bộ GD-ĐT gửi Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, tất cả phần dự kiến kinh phí đã được “bay” ra khỏi đề án. Ngay cả trong dự thảo nghị quyết về đổi mới chương trình - SGK mà bộ trưởng Bộ GD-ĐT trình Quốc hội cũng không nói rõ yêu cầu cần được đầu tư.Tuy nhiên, điều này không phải là sự hứa hẹn việc Bộ GD-ĐT sẽ không cần thêm kinh phí để thay đổi chương trình - SGK. Trong dự thảo này, giải pháp đầu tiên để thực hiện đề án là “chuẩn bị điều kiện để xây dựng chương trình, biên soạn SGK”, trong đó có yêu cầu “đảm bảo các điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, đồ dùng phục vụ làm việc, tài chính...” cho các ban bệ liên quan tới hoạt động xây dựng chương trình, biên soạn SGK. Về nâng cấp cơ sở vật chất, nói thật trong ý tưởng của chúng tôi là không làm được nhiều đâu, vì không có tiền! Giải pháp là tận dụng điều kiện hiện nay, tính toán lại cho hiệu quả hơn, cân đối lại, căn chỉnh lại cho sát thực hơn để làm. Không có tiền nên nếu nói nâng cấp là rất khó. Nhưng cũng phải đặt ra yêu cầu. Có thể trong dự thảo đề án đổi mới chưa nói rõ, chúng tôi sẽ nói rõ hơn để các địa phương phải chăm lo các điều kiện cơ sở vật chất cho giáo dục” - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh HiểnTheo dự thảo tháng 5-2011, khoản tiền này là 962 tỉ đồng. Việc thử nghiệm chương trình - SGK mới cũng khá tốn kém (theo dự thảo tháng 5-2011 là 3.591 tỉ đồng). Đặc biệt, phần triển khai thực hiện chương trình - SGK mới hứa hẹn tốn kém hàng chục nghìn tỉ đồng khi mà trong dự thảo tháng 1-2014 yêu cầu phải “trang bị và hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu...”.Theo nhiều chuyên gia từng tham gia các hội đồng xây dựng/biên soạn/thẩm định chương trình - SGK, nếu cứ tiếp tục làm chương trình - SGK theo kiểu dự án thì vừa kém hiệu quả vừa lãng phí. Một bộ được “khoán” cho một tổng chủ biên, tổng chủ biên sẽ mời một số bạn bè đồng nghiệp tham gia (mỗi người viết vài bài) và ấn định thời điểm nộp bản thảo.Sinh thời, GS Phan Trọng Luận kể: “Một tác giả nhận phân công từ trước ba tháng để hoàn thành bản thảo nhưng sát ngày nộp, ông ta thông báo là không viết kịp. Thế là tổng chủ biên phải để 12 tiếng đồng hồ liền ngồi viết cho kịp nộp bản thảo. Bộ yêu cầu các tác giả phải sắp xếp thời gian công việc để hoàn thành kế hoạch nhưng thực tế các tác giả bận trăm công ngàn việc nên viết SGK chỉ là việc làm phụ, việc tay trái, hay đúng hơn là một phần tay trái”.Theo cơ chế dự án, những sản phẩm được sản xuất theo lối “ăn đong” trên vẫn quyết toán được vì có đủ chứng từ. “Nhiều khi chúng tôi buộc phải cho qua khi thẩm định dẫu cuốn sách chưa đạt yêu cầu, bởi nếu không thẩm định thì học sinh không có sách mà học” - một chuyên gia từng tham gia thẩm định SGK chia sẻ.TS Nguyễn Huy Đoan, một tác giả SGK toán cấp THPT, cho biết ông từng được tham quan, học hỏi cách viết SGK ở Đức năm 2007 trong khi SGK đã được viết xong từ giai đoạn 2005-2006.Trao đổi với chúng tôi về dự thảo tháng 1-2014, GS Đào Trọng Thi cho rằng đề án sẽ khó thuyết phục các đại biểu Quốc hội nếu Bộ GD-ĐT không đưa ra được dự toán kinh phí. “Một đề án bao giờ cũng phải kèm theo dự toán kinh phí. Mức dự toán một mặt phải đảm bảo đủ để thực hiện các nội dung yêu cầu, mặt khác phải trong khả năng cung cấp của ngân sách nhà nước. Nếu một trong hai điều kiện đó không đáp ứng được thì đề án không khả thi”.Tại hội nghị tham vấn các chuyên gia mới đây, GS Đào Trọng Thi cũng nhắc lại vấn đề này. Theo ông, ngành GD-ĐT cần xem việc chuẩn bị cho Quốc hội ban hành nghị quyết mới về chương trình - SGK là một cơ hội để Chính phủ phải quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường học phù hợp yêu cầu đổi mới.“Tôi đề nghị các đồng chí ở ủy ban phối hợp với Bộ GD-ĐT cân nhắc xem cái gì hợp lý thì chúng ta cũng trình với đại biểu Quốc hội. Rút kinh nghiệm của lần trước (về đổi mới chương trình - SGK năm 2000 - PV), phải có sự đồng bộ giữa chương trình - SGK được biên soạn mới với năng lực của đội ngũ giáo viên và đầu tư cơ sở vật chất tài chính.Hơn nữa, biên soạn giáo trình phải phù hợp với khả năng, không thể mình chỉ có 10 đồng mà lại biên soạn đến 20 đồng mới thực hiện được” - ông nhấn mạnh.Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, Bộ GD-ĐT sẽ cho phép triển khai thực hiện chương trình - SGK mới. Trên quan điểm “linh hoạt”, sau khi chương trình tổng thể cũng như chương trình từng môn học được phê duyệt và SGK được thẩm định, việc chính thức triển khai chương trình mới sẽ không thực hiện đại trà đồng thời trên toàn quốc như chương trình hiện hành mà được làm từng bước phù hợp điều kiện thực tế. Chỉ những trường đã có đủ điều kiện mới triển khai từng phần hoặc toàn bộ chương trình - SGK mới. UBND các tỉnh thành phải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng kế hoạch đảm bảo các điều kiện triển khai chương trình - SGK mới “Nhưng thế nào là đủ điều kiện, và kế hoạch triển khai cụ thể như năm nào, ở đâu phải rõ ràng chứ không chỉ nói chung chung” - GS Đào Trọng Thi nói. Tags: Bộ GDĐTTiềnSách giáo khoa mớiChi phí cho sách giáo khoa mới
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.