TTCT - Hàng loạt lĩnh vực sản xuất chủ lực đang đối diện thách thức chưa từng thấy vì đại dịch. Tại Tiền Giang, nhiều nhà máy chế biến thủy sản đang đối mặt nguy cơ đình đốn sản xuất. Chính quyền tỉnh Tiền Giang đã cho tạm ngưng hoạt động và phong tỏa khá nhiều doanh nghiệp, sau khi phát hiện nhiều ca dương tính COVID-19.Các doanh nghiệp có nhiều ca nhiễm nhất là Công ty Roya Food, Công ty sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong, Công ty Uni President, Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho).Đã xảy ra tình trạng hàng hóa ùn ứ ở nhiều cảng lớn trên thế giới vì đại dịch. Ảnh: worldoverseas.com Từ thủy sản...Ở các địa phương khác như Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp..., nhiều doanh nghiệp cũng đối mặt thách thức lớn để duy trì công suất. Tại Công ty thủy sản Vĩnh Hoàng, để duy trì đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp đã triển khai “3 tại chỗ” với chỉ 1/2 lao động. Trong khi chi phí sản xuất đã tăng đến 40%, việc giảm công suất hoạt động khiến đầu ra và dòng tiền của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện chỉ khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” nhưng cực kỳ khó khăn vì chi phí tăng vọt, trong khi công suất lại giảm còn một nửa.Nửa năm qua, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước tăng khá, 15% so với cùng kỳ, đạt 4,1 tỉ USD, nhờ nhu cầu tăng trở lại của các thị trường chủ lực. Nhưng 19 tỉnh thành miền Nam đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội khắt khe, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Đi kèm là chi phí xăng dầu, thức ăn, con giống, phí thuê container tăng vọt hay khó khăn trong khâu vận chuyển thành phẩm từ các nhà máy đến cảng khiến bức tranh kinh doanh nửa cuối năm có phần ảm đạm.“Kế hoạch sản xuất sẽ đạt, nhưng kế hoạch bán hàng và kế hoạch lợi nhuận khả năng sẽ chỉ đạt 80%. Nếu tình hình chúng tôi giải quyết được các vấn đề về container thì mới đạt vượt kế hoạch được. Một số tàu đi sang quốc tế, thủy thủ tàu nhiễm COVID-19, do đó đã thiếu tàu lại càng thiếu thêm”, lãnh đạo Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết. Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở phía Nam rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Ảnh: Undercurent News Đến giày daMột ngành chủ lực khác là giày da cũng đang đối diện thách thức lớn chưa từng có, khi nhiều nhà máy ở miền Đông Nam Bộ phải tạm đóng cửa hay giảm công suất. Tại Đồng Nai, gần 42.000 công nhân ở Công ty Changsin phải tạm nghỉ việc do dịch bệnh phát sinh bên trong nhà máy.Việt Nam đang là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chủ lực của các thương hiệu giày da nổi tiếng thế giới. Tiêu biểu như Nike đang hợp tác với 200 nhà sản xuất, sử dụng 500.000 lao động sản xuất thành phẩm, vật liệu, giày dép, quần áo và phụ kiện - cung cấp khoảng 50% lượng hàng hóa mỗi năm cho hàng này. Việt Nam cũng chiếm khoảng 28% lượng cung ứng cho Hãng giày Adidas. Khó khăn ở Việt Nam đã khiến Adidas lên kế hoạch chuyển sản xuất sang các trung tâm khác, trong khi hy vọng các nhà máy ở Việt Nam sẽ hoạt động trở lại vào giữa tháng 8.Hiệp hội May mặc và giày dép Hoa Kỳ, đại diện cho hơn 1.000 thương hiệu, mới đây đã gửi đề nghị cho Chính phủ Việt Nam ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân may mặc và giày, đồng thời thúc giục chính Hoa Kỳ tăng cường tài trợ nguồn cung vaccine cho Việt Nam.Không giống các đợt lây nhiễm COVID-19 trước đây, thách thức từ biến thể Delta là sự tấn công trực diện vào trung tâm kinh tế TP.HCM và các khu vực công nghiệp chính trong nước. “Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và sinh kế của họ cũng như các ngành công nghiệp may mặc, giày và điện tử trên toàn cầu mà các công ty cung cấp” - bà Huong Le Thu, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nhận định.Khu công nghệ cao TP.HCM - cứ điểm xuất khẩu công nghệ cao chủ lực của thành phố này - đã buộc phải giảm quy mô hoạt động sau khi hơn 750 nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính. Samsung, công ty sản xuất hơn một nửa số điện thoại thông minh của mình tại Việt Nam, đã đóng cửa 3 trong số 16 nhà máy sau khi 46 trường hợp được phát hiện trong số nhân viên của họ và giảm lực lượng lao động hiện có từ 7.000 xuống 3.000.Lẫn sản xuất nông nghiệpHay như trên lĩnh vực xuất khẩu nông sản, nhiều doanh nghiệp đã phải có phương án cắt giảm chỉ tiêu kinh doanh vì quá khó khăn. HAGL Agrico, sau khi về tay nhóm Thaco Group, đã điều chỉnh mục tiêu doanh thu 1.465 tỉ đồng và lỗ 84 tỉ đồng trong năm nay, giảm mạnh so với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm.Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết tình hình dịch bệnh nghiêm trọng tại Lào và Campuchia đã gây khó khăn lớn trong việc vận chuyển vật tư nông nghiệp cho các nông trường và trái cây xuất khẩu. Đội ngũ nhân sự kỹ thuật, thi công cơ giới, đầu tư xây dựng, nhà thầu qua lại các cửa khẩu đều bị cách ly mất nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa do thiếu vốn và công nhân nên vườn cây bị suy giảm sản lượng thu hoạch và chất lượng. Giao thông kết nối khó khăn nên chi phí thu hoạch và vận chuyển cao, kinh doanh không hiệu quả.Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thời điểm hiện nay là mùa thu hoạch của nhiều loại nông sản quan trong như thanh long, mít, nhãn..., nhưng khâu tiêu thụ rất vất vả. Tại thủ phủ hoa Đà Lạt, hàng loạt nhà vườn phải nhổ bỏ hàng triệu cây hoa vì thương lái không thu mua. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu trái cây và rau quả dự kiến sẽ giảm mạnh 30% trong nửa cuối năm so với cùng kỳ năm trước.Suy giảm của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp chủ lực dự kiến sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong phần còn lại của năm. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mạnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống 5,8% vào năm 2021 từ mức ước tính trước đó là 6,7%.Việc chỉ số quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất tháng 7 chỉ đạt 45,1 điểm, tức tiếp tục dưới ngưỡng 50, cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất tiếp tục suy giảm đáng kể. Kết quả này phản ánh thực trạng nhiều công ty buộc phải đóng cửa tạm thời hay hoạt động cầm chừng do các biện pháp giãn cách xã hội.Theo chứng khoán BVSC, ngoài vấn đề giảm số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng, các công ty cũng đang phải đối mặt tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài với mức độ còn lớn hơn thời điểm sau đợt bùng phát đại dịch lần đầu năm ngoái và áp lực giá cả tăng. Nhìn chung, lĩnh vực sản xuất trong phần còn lại của năm vẫn chịu áp lực và khó tăng trưởng cho đến khi đợt bùng phát dịch lần này được kiểm soát.■Thà đau một lầnĐiều quan trọng hiện nay là cần đẩy nhanh chiến lược kiểm soát trong thời gian ngắn nhất và triển khai mạnh mẽ chiến dịch tiêm vaccine hướng đến các mục tiêu dễ bị tổn thương và hạn chế đứt gãy trong chuỗi cung ứng sản xuất - kinh doanh. Mới đây, Bộ Công thương gửi kiến nghị cho rằng cần đưa người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trở thành đối tượng ưu tiên tiếp cận vaccine. Trong nhóm doanh nghiệp, ưu tiên tiêm cho các đơn vị thuộc các lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất sản phẩm quan trọng gồm điện tử, dệt may, da giày, ôtô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm.Ngoài ra, lực lượng lao động trong các ngành vận tải và logistics giúp đảm bảo việc lưu thông hàng hóa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cũng nên được ưu tiên tiêm vaccine. Tags: Đứt gãyCovidSản xuất3 tại chỗĐứt gãy sản xuất
Cục trưởng An toàn kỹ thuật: Hồ thủy điện Thác Bà đã ổn hơn, một số thủy điện giảm xả lũ NGỌC AN 11/09/2024 Lưu lượng nước về hồ thủy điện Thác Bà đã giảm và cân bằng với lượng nước xả trong sáng 11-9, giảm nguy cơ mất an toàn đập.
Vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng ở Làng Nủ, Lào Cai: Tìm thấy 18 thi thể CHÍ TUỆ 11/09/2024 Đến sáng 11-9, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Lào Cai xác định đã có 18 người chết trong vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng, vùi lấp cả bản Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3 NGUYÊN BẢO 11/09/2024 Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3. 9h30 sáng nay, tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thủy điện Hòa Bình không còn xả đáy, thủy điện Tuyên Quang còn mở 5 cửa xả lũ.
Mất điện, hàng chục bác sĩ đứng soi đèn cho ca mổ đẻ trong mưa lũ DƯƠNG LIỄU 11/09/2024 Sản phụ được cứu hộ chở bằng ca nô vượt mưa lũ đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Vừa đưa vào phòng mổ cấp cứu lấy thai thì ánh đèn vụt tắt, hàng chục y bác sĩ bật sáng điện thoại, giúp ca mổ diễn ra thành công.