Tôi 60 tuổi, rất muốn biết mình có bị ung thư phổi không. Nhưng tôi nghe nói chụp phim phổi nhiều không tốt. Xin bác sĩ cho biết những bất lợi nào khi sàng lọc? N.T.K. (Q.Gò Vấp, TP.HCM) Người hút thuốc lá ít nhất 30 gói thuốc/năm là đối tượng nguy cơ cao - Ảnh: Thuận Thắng Ung thư (K) phổi hiện vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong ung thư. Hiện không có một điều trị nào giảm được tử vong và hầu hết K phổi được chẩn đoán muộn nên thời gian sống rất ngắn. Do vậy rất cần sàng lọc để nhận ra người nguy cơ mắc phải cao vì khi phát hiện sớm, cơ hội sống tăng hơn 70%. Vài năm qua, tại Hoa Kỳ đã có nhiều đại học y khoa, bệnh viện trường đại học, các bệnh viện và viện ung thư đã triển khai dịch vụ sàng lọc ung thư phổi bằng chụp cắt lớp liều thấp. Nhiều bệnh viện và viện y tế công trên thế giới cũng đang cân nhắc xây dựng chương trình sàng lọc ung thư phổi bằng chụp cắt lớp ngực liều thấp. Y giới đã có đủ dữ liệu về chương trình sàng lọc ung thư phổi thử nghiệm, nếu thành công và hiệu quả sẽ mở rộng sàng lọc cho cộng đồng nhằm cải thiện sống còn cho người bị K phổi. Người có nguy cơ cao nên sàng lọc Sàng lọc ung thư phổi bằng chụp cắt lớp liều thấp là một tiến bộ lớn của lĩnh vực sàng lọc ung thư. Cách sàng lọc này với phần mềm vi tính hỗ trợ diễn giải hình ảnh chụp chính xác và giảm chi phí. Chẩn đoán hình ảnh ngày nay có thể phát hiện được những nốt rất nhỏ ở phổi dù chỉ 1mm bằng CT với liều xạ thấp không quá 1,5 mSv. Sàng lọc này dành cho những người nguy cơ cao, tức người ở độ tuổi 55-74, hút ít nhất 30 gói thuốc lá/năm và cả người bỏ hút chưa quá 15 năm. Chọn đúng người nguy cơ cao để sàng lọc mang lại hiệu quả cao hơn sàng lọc đại trà (tức bất kỳ ai cũng đều đi chụp CT). Sàng lọc hằng năm cho đến 80 tuổi có thể giảm tử vong do K phổi đến 20%. Nếu đi chụp phổi kiểm tra tình cờ phát hiện một nốt bất thường tại phổi, ai cũng đều muốn biết chính xác nốt này có ác tính hay không. Tính toán mức độ ác tính của nốt phổi nghi ngờ hay chưa xác định được sau khi chụp CT sẽ là cơ sở để tiếp tục theo dõi bằng xạ hình hay những thăm dò khác, qua đó giảm được nửa số người phải theo dõi. Để nhận ra ai là người có nguy cơ đủ cao để sàng lọc tìm ra những nốt trên phổi, dựa vào tuổi và số gói thuốc lá hút/năm chưa đủ mà mô hình tiên đoán K phổi còn giúp ích nhiều hơn, đặc biệt hướng dẫn cả điều trị khi phát hiện một nốt nghi ngờ trên CT phổi. Tuy nhiên, người ta cũng rất có lý khi nghi ngờ việc tiếp xúc quá mức với tia xạ gây bất lợi trở lại cho sức khỏe. Thế nào là tiếp xúc quá mức? Trong y khoa khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh, nguy cơ ở liều tối ưu < 50="" msv="" trong="" một="" lần="" hoặc="">< 100="" msv="" cho="" nhiều="" lần="" chụp="" trong="" vài="" năm="" là="" rất=""> Tuy nhiên, nếu chụp sàng lọc mỗi năm cho đến 75 tuổi thì rất ngại “ăn” tia, bởi chính tia xạ làm tăng nguy cơ K: tăng nguy cơ bị ung thư máu 3,6% cho mỗi mGy tia xạ và tăng nguy cơ bị K não ở trẻ em 2,3% cho mỗi mGy tia xạ. Công nghệ tiến bộ rất nhanh khiến sàng lọc K phổi ngày nay chỉ với ít nhất 0,1 mSv nếu dùng máy CT nguồn kép thế hệ mới ngăn được photon. Chụp CT phổi vẫn có dương tính giả hay chẩn đoán quá. Vì y học chưa tìm thấy những chỉ dấu sinh học giúp phát hiện sớm K phổi hoặc giúp chọn lựa người nguy cơ cao để sàng lọc, nên dùng mô hình tiên đoán nguy cơ chính xác sẽ cải thiện chi phí, nâng cao hiệu quả và giảm số ca dương tính giả. Có hơn 15 mô hình như vậy, chỉ khác nhau ở dân số áp dụng mô hình, nhu cầu tiếp xúc với bệnh nhân, thông tin lâm sàng và thiết kế nghiên cứu dùng trong mô hình. Những chỉ dấu sinh học gợi ý nguy cơ K phổi được truy tìm trong máu, trong hơi thở, chất tiết hoặc biểu mô đường hô hấp. Những chỉ dấu này vẫn còn đang thẩm định và sẽ được áp dụng trong một ngày không xa. Sau khi chụp CT liều thấp sàng lọc, người không có nốt nào được xếp vào nguy cơ thấp hoặc có nhìn thấy nốt nhưng nguy cơ K phổi tính toán theo mô hình thấp thì chưa cần phải sàng lọc hằng năm. Thời gian dài nhất hiện nay trong các nghiên cứu là năm năm nên chưa thể biết rõ lợi ích nếu sàng lọc bằng chụp CT liều thấp suốt 25 năm. Thời gian sàng lọc vì vậy chưa xác định. Tags: Sàn lọc ung thư phổi
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Cờ đỏ sao vàng, mũ cối và tình cảm dành cho Bác Hồ tại Cộng hòa Dominica DUY LINH 22/11/2024 Người dân Cộng hòa Dominica, với những chiếc mũ cối cùng cờ đỏ sao vàng, đã xuất hiện tại công viên Hồ Chí Minh để chào đón các vị khách quý ngày 21-11.
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...