TTCT - Diễn viên Taraneh Alidoosti, 28 tuổi, đến từ Iran đã trở thành thành viên trẻ nhất của ban giám khảo phim truyện tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2012. Nữ ngôi sao điện ảnh Taraneh Alidoosti cùng với thành viên ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần 2 - Ảnh: Nguyễn KhánhCùng với Taraneh Alidoosti, các ông Jan Schuette, 55 tuổi, đến từ Đức là trưởng ban giám khảo; ông Cliff Curtis - diễn viên, 43 tuổi - đến từ New Zealand; ông Garin Nugroho - đạo diễn, 51 tuổi - đến từ Indonesia và một thành viên nước chủ nhà VN là diễn viên Như Quỳnh, 58 tuổi.Diễn viên kỹ tínhTaraneh Alidoosti bắt đầu sự nghiệp điện ảnh từ năm 2000, khi mới 16 tuổi. Đến năm 2002, cô được chọn đóng vai chính bộ phim Man, Taraneh, panzdah sal daram (Tôi là Taraneh, 15 tuổi) của đạo diễn Rasul Sadr Ameli. Trong phim, Alidoosti nhập vai cô gái 15 tuổi Taraneh. Mẹ mất sớm, cha phải ngồi tù, Taraneh thường xuyên bị anh chàng bán thảm Amir chọc ghẹo, tán tỉnh.Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2012 với chủ đề “Điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương thống nhất và phát triển” (từ ngày 25 đến 29-11) đã thu hút hơn 200 tác phẩm từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các hội đồng tuyển chọn của liên hoan phim đã chọn được tổng số 117 bộ phim của 31 quốc gia và vùng lãnh thổ để trình chiếu trong liên hoan phim.Mẹ Amir thuyết phục được Taraneh chấp nhận làm vợ anh ta. Nhưng ngay sau đám cưới, cả hai nhận ra rằng họ quá khác biệt và cuộc hôn nhân này sẽ chẳng đi đến đâu. Họ đồng ý ly dị và Amir di cư sang Đức. Taraneh phát hiện mình đã có thai và quyết định giữ lại đứa con bất chấp áp lực xã hội nặng nề.Bộ phim đạt thành công vang dội tại Iran và giới phê bình nồng nhiệt ca ngợi diễn xuất đầy ấn tượng của gương mặt mới Alidoosti. Với vai Taraneh, Alidoosti giành giải Leopard nữ diễn viên chính xuất sắc nhất ở Liên hoan phim quốc tế Locarno (Thụy Sĩ) năm 2002 và giải Crystal Simorgh nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Fajr lần thứ 20. Đây là liên hoan phim lớn nhất Iran và Alidoosti lập kỷ lục là nữ diễn viên trẻ nhất đoạt giải thưởng cao quý Crystal Simorgh.Nhà phê bình Elizabeth Weitzman của báo New York Daily News viết: "Diễn xuất đầy tự tin của Alidoosti khiến chúng ta yêu quý cô gái trẻ Taraneh, người từ chối chấp nhận những hạn chế mà xã hội và luật pháp đè lên đầu cô". Nhà phê bình V.A. Musetto của báo New York Post mô tả: "Alidoosti nhập vai Taraneh một cách tuyệt vời. Gương mặt thiên thần của cô ấy được tạo ra để dành cho máy quay phim".Dù trở nên nổi tiếng từ khi còn rất trẻ, Alidoosti luôn tỏ ra kỹ càng và cẩn trọng khi chọn lựa các vai diễn. Hơn hai năm sau, cô mới xuất hiện trở lại trên màn ảnh lớn Iran với tác phẩm Shahr-e ziba (Thành phố tươi đẹp) của đạo diễn lừng danh Asghar Farhadi, người đoạt giải Quả cầu vàng và giải Oscar năm 2012 với bộ phim A separation (Một cuộc chia ly).Alidoosti còn lập một kỷ lục khác là được đề cử giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất ở Liên hoan phim Fajr ba năm liên tiếp với ba bộ phim đầu tay. Trong làng điện ảnh Iran, cô nổi tiếng là khó tính, chỉ chọn những vai diễn tâm lý góc cạnh, đầy thách thức. Mới đây, tạp chí Sanate Cinema đã khảo sát 130 nhà phê bình điện ảnh và bầu chọn Alidoosti là nữ diễn viên Iran xuất sắc nhất trong 10 năm qua. Một khảo sát khác của trang Film Monthly cũng cho kết quả tương tự.Taraneh Alidoosti - Ảnh: Nguyễn KhánhĐa tàiNgoài tài diễn xuất thiên phú, Alidoosti còn nổi tiếng với khả năng viết văn. Những truyện ngắn, bài thơ của cô thường xuất hiện trên trang blog cá nhân http://taranehalidoosti.com. Truyện và các bài bình luận của cô còn được các tạp chí, báo ngày ở Iran đăng tải rộng rãi. Năm 2010, cô viết bài bảo vệ quan điểm của đạo diễn Farhadi khi ông lên tiếng ủng hộ các nghệ sĩ bị xem là chống chính quyền Tehran. Hậu quả là trang web của cô bị đóng cửa một thời gian trước khi được mở lại. Alidoosti nói rất thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức, thường dịch các tác phẩm văn học nước ngoài. Năm 2011, nữ diễn viên đa tài này đã dịch tuyển tập truyện của nhà văn Canada Alice Munro sang tiếng Ả Rập. Tuyển tập này đoạt giải dịch thuật tại lễ trao giải thưởng văn học Book of Season Awards của Iran.Khi đến Thụy Sĩ dự Liên hoan phim Locarno năm 2006, Alidoosti khẳng định cộng đồng quốc tế có cái nhìn sai lệch về phụ nữ Iran: "Rất nhiều người nghĩ rằng phụ nữ Iran đang phải chịu nhiều đau khổ và không thể làm được những gì họ mong muốn. Đó không phải là sự thật. Phụ nữ Iran hoàn toàn có thể làm những gì họ muốn. Tôi nghĩ thế giới cần phải bắt đầu nhận thức điều đó".Các phim truyện dự thi gồm Sự tồn tại (New Zealand), Oán hận (Iran), Vô vọng (Hàn Quốc), Xin chào (Nhật Bản), Ðêm yên lặng (Thổ Nhĩ Kỳ), Ðam mê (Việt Nam), Ranjana, anh sẽ không trở lại (Ấn Ðộ), Bóng tối của biển cả (UAE), Bị còng tay (Philippines), Bài ca của sự im lặng (Trung Quốc), Talgat (Kazakhstan), Bức điện (Tajikistan) và Thiên mệnh anh hùng (Việt Nam).Ngoài phim truyện còn có hạng mục dự thi dành cho phim ngắn với 13 phim tham dự, trong đó có hai phim Việt Nam; hạng mục phim tài liệu và hoạt hình với 11 phim dự thi, trong đó có năm phim Việt Nam. Hoạt động được đánh giá cao nhất tại liên hoan phim lần này là trại sáng tác trẻ Haniff dành cho các nhà làm phim đến từ khắp nơi trên thế giới đăng ký dự tuyển và ban tổ chức đã tuyển chọn được 30 người (24 người Việt).Trại sáng tác trẻ Haniff bao gồm Xưởng phim Haniff là cơ hội để các nhà làm phim trẻ được học hỏi và làm việc với các chuyên gia điện ảnh hàng đầu, những nhà làm phim chuyên nghiệp đến từ nhiều quốc gia, phát huy khả năng sáng tạo, tìm kiếm cơ hội, hướng đi cho các dự án làm phim của mình. Tags: Liên hoan phimNhân vậtĐiện ảnh châu ÁTaraneh Alidoosti
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Tin tức thế giới 22-11: Nga sẽ bắn thêm tên lửa Oreshnik; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân BÌNH AN 22/11/2024 Nga đã dùng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung để đánh Ukraine; Ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử bộ trưởng tư pháp Mỹ;
Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả tại TP.HCM: Giải pháp thiết thực cho giai đoạn mới CẨM NƯƠNG 22/11/2024 TP.HCM tổ chức hội thảo trọng điểm, tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh gọn bộ máy, hướng tới kỷ nguyên mới quản lý hiệu quả và phát triển bền vững.
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?