![]() |
Hình ảnh thuyền bè chở lồ ô đã gắn liền với dòng sông Ô Lâu từ rất lâu đời |
Hơn 30 năm qua, ông Nguyễn Văn Bính (xã Điền Hải, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) vẫn mưu sinh bằng nghề chuyên chở lồ ô về bán quanh vùng phá Tam Giang. Chúng tôi theo ông Bính ngược thuyền một chuyến lên “thủ phủ” cây lồ ô ở thượng nguồn sông thuộc địa bàn xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền. Sau ba ngày thu gom, từng cây lồ ô được ông phân loại, đóng thành từng bè mảng chở về xuôi.
Ông Bính cho biết nghề này có từ rất lâu. Ngày xưa trên dòng Ô Lâu có cả hai chục chiếc thuyền chuyên làm nghề này, giờ chỉ còn 4-5 hộ bám trụ. Làm nghề này tùy theo nhu cầu của người dân mà tính chuyến đi. Có tuần đi hai ba chuyến, nhưng đôi khi mười ngày, nửa tháng mới đi một chuyến. Mùa mưa, hầu như các thuyền nghỉ ở nhà tìm việc khác làm. Trừ chi phí dầu nhớt, mỗi chuyến chở lồ ô về bán, vợ chồng ông lãi được gần 1 triệu đồng.
![]() |
Lồ ô được phân loại trước khi đóng thành từng bè mảng xuôi về phá bán |
![]() |
Hơn 30 năm qua, ông Nguyễn Văn Bính (xã Điền Hải, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) vẫn bám trụ mưu sinh bằng nghề chở lồ ô |
![]() |
Lồ ô được đưa ra bờ sông rồi mới xuôi về bãi tập kết |
![]() |
Vợ chồng anh Hồ Văn Hoàng (xã Quảng Ngạn, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) chống chọi với gió lớn để đưa lồ ô về |
![]() |
Hiện nay vùng thượng nguồn sông Ô Lâu thuộc địa bàn xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế có hơn 300ha cây lồ ô thời ông cha để lại |
![]() |
Ông Lê Bá Quang, xã Phong Mỹ, cung cấp lồ ô từ hơn 20 năm nay. Chỉ những cây trên 1,5 tuổi mới được khai thác |
![]() |
Lồ ô được người dân vùng đầm phá dùng để làm ra nhiều loại ngư cụ |
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận