TTCT - Trả lời phỏng vấn của NXB Nil nhân dịp ra mắt quyển Plaidoyer pour l’altruisme - La force de la bienveillance (Biện hộ cho lòng vị tha, sức mạnh của lòng nhân từ), Matthieu Ricard (*) đã chứng minh rằng lòng vị tha không phải là sự xa xỉ mà là một sự thiết yếu để đáp lại những thách thức của thời đại chúng ta. TTCT xin giới thiệu với bạn đọc trích dịch phỏng vấn trên. Matthieu Ricard - Ảnh: wikimedia.org* Khoa học đã chứng minh lòng vị tha có mặt khắp nơi, bẩm sinh ở những đứa trẻ, hiện diện trong các động vật... Vậy tại sao ông lại viết cuốn sách này?- Matthieu Ricard: Bởi vì mọi người không nghĩ như thế. Người ta thường cho rằng chúng ta đều là phường ích kỷ. Khi tôi làm việc về đề tài này, tôi nghĩ rằng lòng vị tha thật sự tồn tại, rằng khỏi phải tốn công để chứng minh. Nhưng đối với các triết gia từ thế kỷ 17, như Hobbes, các nhà tâm lý đầu thế kỷ 20 và các nhà kinh tế tân cổ điển, họ không tin cái gọi là lòng vị tha.Họ nói: cào trên da một kẻ vị tha thì kẻ ích kỷ sẽ chảy máu. Nói cách khác, nếu đủ tinh quái và sáng suốt thì người ta luôn tìm thấy một động cơ ích kỷ trong mọi hành động vị tha.70% số hành động giúp nhau trong một ngày* Và ông nghi ngờ ý tưởng đó...- Nhiều nhà khoa học nói rằng cần phải chứng minh lòng vị tha tồn tại nhờ vào những trải nghiệm. Daniel Batson, nhà tâm lý học người Mỹ, cùng êkip của ông đã làm việc về vấn đề này trong suốt 25 năm, thực hiện ba bốn chục kế thuật để phân biệt những hành vi ích kỷ với những hành vi khác, sự băn khoăn đồng cảm khi thấy người khác bị đau đớn và đến giúp để giảm nhẹ sự dằn vặt của mình.Cuối cùng, họ đã xác nhận được rằng một số người xử sự đích thực là vị tha trong bất cứ hoàn cảnh nào.Không có gì khẳng định luận điểm cho rằng trong mọi trường hợp con người ta đều là ích kỷ. Đối với tôi, đây là chuyện đẩy vào những cánh cửa đã mở, chỉ có điều lần này có điểm tựa là khoa học.* Vậy điều gì đã cản trở chúng ta trở thành vị tha?- Có nhiều thứ. Trước hết, đó là ý nghĩ rằng tất cả chúng ta đều ích kỷ, chẳng mất công thử làm gì. Thế nhưng, nếu phân tích hành động của các cá nhân trong suốt một ngày, ta sẽ thấy trung bình 70% số hành động có thể được xem là giúp đỡ lẫn nhau, chẳng hạn giữ cửa mở cho ai đó vào sau và rất nhiều động tác nhỏ tương tự. Sự bình thường có phần tẻ nhạt của cái thiện hiện diện trong cuộc sống nhiều hơn là chúng ta tưởng.Thứ hai, tôi biết chỉ cần một nỗ lực tối thiểu để học đọc, học viết và học chơi cờ, vậy làm thế nào để những khía cạnh khác trong sự tồn tại của chúng ta, như sự chú ý tới người khác hay lòng vị tha, sẽ được biểu hiện tối đa ngay từ đầu? Điều này không có nghĩa.Mọi khả năng của chúng ta đều phải được rèn luyện đến một mức nào đó. Vậy thì việc nuôi dưỡng lòng vị tha, tức ý tưởng thường xuyên hướng tới một ý tưởng hay một cách suy nghĩ, sẽ làm cho bộ óc của chúng ta thay đổi.* Để vun xới lòng vị tha, ông nói rằng có một kỹ thuật khá phổ biến, đó là tập thiền...- Thiền là thuật ngữ mang ý nghĩa vun xới, làm quen với lối sống mới và vun xới những phẩm chất đó. Như lòng vị tha chẳng hạn. Hiển nhiên trong cuộc sống, chúng ta từng biết tới những khoảnh khắc của tình yêu vô điều kiện đối với trẻ em, đối với một ai đó... và chẳng cần phải có một nỗ lực nào để trở nên vị tha đối với họ, để hi vọng họ mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.Vấn đề ở chỗ điều đó không kéo dài. Vun xới còn có nghĩa mất nhiều thời gian hơn một chút, ví như 10 phút mỗi ngày, để đổ đầy trong tâm trí chúng ta tình yêu vị tha, và nếu như ta lơ đãng mà quay lại trạng thái đó, nếu ta quên mình đi mà làm cho nó sống động lại thì đó chính là thiền.Bộ óc thay đổi khi chịu một sự luyện tập nào đó, như ảo thuật hay thiền. Đó là trường hợp của những người đã bỏ ra 50.000 giờ thiền, nhưng cũng đúng đối với những người đã làm 20 phút mỗi ngày trong một tháng. Sau bốn tuần thiền hằng ngày, người ta đã quan sát được những thay đổi về mặt chức năng của não, cũng như những thay đổi về hành vi, như dễ hợp tác hơn, có tinh thần tương trợ hơn, và cả những thay đổi về cấu trúc.Ví dụ, người ta đã nhận thấy rằng các vùng của não có liên quan đến sự cảm thông, đến tình mẫu tử, đến những xúc cảm tích cực đã phát triển thể tích hơi lớn hơn, nghĩa là đã có một điều gì đó thật sự diễn ra.Đo mức độ văn minh theo cách đối xử với động vật* Mặt khác, ông đã chứng minh được rằng ngay ở động vật cũng có những hành vi vị tha.- Người ta đã chứng kiến các con tinh tinh trẻ giúp một người mẹ già đồng loại của chúng uống nước vì di chuyển rất khó khăn. Điều đó chứng minh rằng động vật cũng có lòng vị tha đấy chứ. Nếu những con khỉ còn có các hành vi như thế, lẽ nào chúng ta lại không? Chính Darwin đã nói về sự tiến hóa của các tình cảm và đã hoàn toàn thừa nhận điều đó trong thế giới động vật.* Vả lại, khi xem xét lại mối quan hệ của chúng ta với động vật cũng sẽ là cánh cửa dẫn tới lòng vị tha...- Chúng ta có thể biểu lộ một liều lượng cảm thông và vị tha nhất định đối với con cái, người thân hoặc đối với người khác thông qua những hành động nhân đạo. Tuy nhiên, ngay khi nói đến động vật, con người thường miễn cưỡng nghĩ rằng chúng là những sinh linh nhạy cảm theo một cách hoàn toàn riêng rẽ.Nhưng sẽ vô lý nếu nghĩ rằng những tình cảm, lòng vị tha, sự đồng cảm là từ trên trời rơi xuống chỉ cho và đối với loài người mà không hề có hàng triệu năm chuẩn bị cho điều đó. Không hề có sự đứt đoạn nào trong các giai đoạn khác nhau của quá trình tiến hóa.* Vậy phải làm gì trong trường hợp đó?- Cần phải xem lại bản sao của chúng ta. Ngày hôm nay, chúng ta để tất cả lò mổ nằm ngoài tầm nhìn của chúng ta theo kiểu xa mặt cách lòng. Thực tế, chúng ta không thấy rằng hơn 1 tỉ động vật trên Trái đất đã bị giết mỗi năm để phục vụ cho nhu cầu của con người. Mà động vật không phải là những chiếc máy. Biến chúng thành những đồ vật là trái với lương tri, là vô nghĩa.Gandhi đã nói rằng có thể đo được mức độ văn minh theo cách mà con người đối xử với động vật. Hiển nhiên là họ không có những kế hoạch dài hạn, nhưng sự thiếu cảm thông đối với chúng có nguy cơ khiến thế giới mắc chứng tâm thần tập thể. Kafka đã nói “Chiến tranh là sự thiếu óc tưởng tượng một cách kỳ lạ”.Ông đã trở thành người ăn chay, và một ngày khi đứng ngắm bể cá, ông nói “bây giờ ta có thể đứng ngắm các ngươi một cách hòa bình, ta sẽ không bao giờ còn ăn thịt các ngươi nữa”.* Nhưng ăn chay liệu có tác động vị tha gì khi nó vượt quá khuôn khổ chế độ ăn uống của một cá nhân?- Tôi cũng là một người ăn chay tự nguyện, vì điều đó rất tốt cho động vật, nhưng cũng cho cả sức khỏe và môi trường. 775 triệu tấn bắp và đậu nành canh tác ở các nước đang phát triển được gửi tới những trại chăn nuôi công nghiệp ở các nước phát triển. Hiệu suất là con số 0! Phải cần 10kg protein thực vật để tạo ra 1kg protein động vật. Đó là thế giới lộn ngược...Sau nữa, còn có một cái giá phải trả của con người vì số hoa màu đó đã bị tước đoạt khỏi những cộng đồng dân cư còn đang đói ăn, nhưng cũng còn cái giá phải trả cho môi trường vì chất thải của các trại chăn nuôi lớn sẽ sinh ra khí metan, một trong những chất hàng đầu khiến khí hậu nóng lên.Cuối cùng, còn có một câu hỏi về phương diện đạo đức đối với động vật, một câu hỏi đối với sức khỏe con người, một câu hỏi đối với sự nghèo đói và một câu hỏi nữa đối với môi trường. Theo Liên Hiệp Quốc, ăn ít thịt hơn sẽ là một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu sự bất bình đẳng và các vấn đề về môi trường... Chưa nói đến chuyện trở thành một người ăn chay cuồng tín, mà chỉ là tự điều chỉnh để chặn đứng việc thường xuyên giết súc vật.Lòng tốt hiện diện nhiều hơn chúng ta tưởng* Cũng có nền kinh tế hướng đến lợi nhuận, vậy thì một tư tưởng như lòng vị tha có thể tương thích với nó ở điểm nào?- Theo thuyết l’homo economicus, con người là khôn ngoan và tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Đó là bức biếm họa quy giản về con người. Nhiều nhà kinh tế biết rằng con người không phải chỉ có thế, nhưng đúng là người ta đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế dựa trên cơ sở đó. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế như Amartya Sen, Joseph Stiglitz hay Dennis Snower đặt vấn đề lợi ích chung lên trước: chất lượng không khí, các nguồn nước ngọt, nền dân chủ và tất cả liên quan tới mọi người.Thật ra, nếu chỉ tính toán lợi ích cá nhân, bạn chẳng có lý do gì để bận tâm. Và như vậy, với tiếng nói của lý trí, cái duy nhất có giá trị đối với các nhà kinh tế, cần phải có “la voie du care” (đường hướng quan tâm), một thuật ngữ theo tôi có lẽ hay hơn lòng vị tha hay sự đồng cảm, bởi vì khi người ta nói “I don’t care”, tức là tôi không quan tâm, thì sẽ thật tồi tệ.Như vậy, “care” còn là sự ân cần chăm sóc, là quan tâm đến người khác. Ngày càng có nhiều nhà kinh tế tin vào điều đó và thử hình dung một hệ thống không chỉ dựa trên sự tối đa hóa lợi ích cá nhân. Xã hội khi đó sẽ vận hành tốt hơn và sẽ phù hợp nhiều hơn với thực tại, bởi vì con người không phải tất cả đều là ích kỷ một cách điên cuồng!* Vậy phải chăng lòng vị tha chính là tư tưởng của thế kỷ 21?- Hoàn toàn đúng! Đó chính là sợi dây kết nối cái ngắn hạn của kinh tế, cái trung hạn của chất lượng cuộc sống và cái dài hạn của môi trường. Không có lòng vị tha sẽ không có hệ thống trí tuệ nào có khả năng tính đến được cả ba thứ đó. Một nhà kinh tế thuần túy và cứng nhắc sẽ chỉ sống cho qua ngày mà không nghĩ tới tương lai.Nhưng nếu có sự quan tâm đến người khác, anh ta sẽ làm mọi cách để cải thiện cuộc sống họ. Và nếu có nhiều sự quan tâm đến người khác thì sẽ không lo chuyện hành tinh bị phá hủy.* Theo ông, điều gì là đáng khích lệ nhất trong xã hội đương đại?- Cái làm cho chúng ta hi vọng nhất là ghi nhận sự tiến hóa đó trong nhân loại. Lòng tốt hiện diện trong đời sống chúng ta nhiều hơn là chúng ta tưởng. Người ta có thể vun xới nó ở cấp độ cá nhân, nhưng cũng có thể cả ở mức độ xã hội... Victor Hugo từng nói: “Không gì mạnh hơn ý tưởng mà thời của nó đã đến”. Tôi tin rằng thời của lòng vị tha đã tới.(*): Matthieu Ricard là nhà sinh học người Pháp, học trò của François Jacob - giải thưởng Nobel về y học, và là con của triết gia nổi tiếng Jean-François Revel. Ông từng viết chung với Trịnh Xuân Thuận tác phẩm Cái vô hạn trong lòng bàn tay rất được bạn đọc Việt Nam yêu thích. Tags: Ăn chayMatthieu RicardThiềnVị tha
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.