TTCT - Chúng ta thiếu cái gì khiến những sản vật độc đáo của mình không thể bán giá cao hơn? Câu hỏi này đã khiến tôi nhớ về một chuyến đi đến một ngôi làng ở Nhật Bản… Chiếc bánh cốm cổ truyền Vạn Thịnh ở Hà Nội giá 18.000 đồngvà những chiếc lá rừng mang lại 260 triệu yen cho những phụ nữ lớn tuổi ở vùng Kamikatsu (Nhật Bản) nói lên điều gì về một hướng làm sản phẩm du lịch cao cấp?Chiếc bánh cốm giá 18.000 đồng…Trên chiếc bàn tại hội thảo "Sản phẩm nào cho khách du lịch cao cấp đến VN?" do báo Tuổi Trẻ tổ chức tuần qua ở Hà Nội, những chiếc giỏ tre xinh xắn đã thu hút sự chú ý của tất cả khách tham dự. Bên trong giỏ tre là những chiếc bánh cốm gói tinh tế trong lá chuối xanh ngắt, bằng những cọng rơm nếp thơm tho.Bánh cốm cổ truyền của cụ Thịnh. Ảnh: HUY THỌBánh cốm cổ truyền của cụ Thịnh. Ảnh: HUY THỌĐó không phải loại bánh cốm vẫn bán khắp Hà Nội - loại bánh cốm mà ăn vào là nhận ra cái dẻo thống trị của bột, với màu xanh sậm. Chiếc bánh cốm Vạn Thịnh giữ nguyên từng hạt cốm, vị ngọt nhẹ từ phần cốm đến phần nhân đậu xanh, hương cốm lan tỏa trong vòm miệng."Mẹ tôi - cụ bà Nguyễn Thị Thịnh - sinh năm 1923 là người đã nối nghề làm bánh cốm từ thời ông ngoại tôi" - bà Nguyễn Thị Tuyết, một giảng viên cao cấp của làng ẩm thực Hà Nội, kể về lai lịch chiếc bánh cốm Vạn Thịnh. "Nhưng rồi thời cuộc, rồi khó khăn kinh tế, người ta dần quen với loại bánh cốm trên thị trường, vừa rẻ vừa có thể sản xuất số nhiều. Mãi đến khi kinh tế đất nước khá lên, người dân bắt đầu có nhu cầu thưởng thức, tôi không muốn mất đi một món quà truyền thống của ông bà để lại nên quyết định làm lại loại bánh cốm này với cái tên Vạn Thịnh - chính là tên của mẹ tôi. Đầu năm 2023, cụ được Chủ tịch nước tặng thiệp mừng thọ tròn 100 tuổi, đến nay mẹ tôi vẫn minh mẫn, nhúc nhắc phụ con cháu làm mấy việc nho nhỏ trong quá trình làm bánh. Tuy làm loại bánh này không mang lại lợi ích kinh tế lớn lao lắm vì chúng tôi toàn làm thủ công, nhưng Trung thu vừa rồi làm không xuể vì nhiều người đặt bánh" - bà Tuyết nói. Chiếc giỏ tre xinh xắn được các bạn thợ trẻ của một làng nghề mây tre lá thiết kế riêng. Tất cả tạo nên một món quà cổ truyền có một không hai mà bất cứ ai sành thưởng lãm đều ấn tượng. Nhưng chiếc bánh ấy chỉ có giá 18.000 đồng.Chúng ta thiếu cái gì khiến những sản vật độc đáo của mình không thể bán giá cao hơn? Câu hỏi này đã khiến tôi nhớ về một chuyến đi đến một ngôi làng ở Nhật Bản…Những chiếc lá ở thị trấn KamikatsuThị trấn Kamikatsu thuộc tỉnh Tokushima, Nhật Bản, là nơi có mật độ dân cư thuộc diện thấp nhất nước Nhật, 1km2 chỉ có 13 người.Như nhiều thị trấn, làng mạc khác ở Nhật Bản, giới trẻ ở Kamikatsu cũng ra đi, đến các đô thị lớn, theo đuổi những ngành nghề hiện đại. Đặt chân đến thị trấn này, tôi thấy man mác buồn, y như khi về các làng quê miền Trung, chỉ thấy người già. Nhưng cộng đồng người cao tuổi ở Kamikatsu sống rất vui vẻ, bởi họ có một việc làm đặc biệt, mỗi ngày có thể kiếm vài trăm đô la, chỉ trong vài tiếng đồng hồ mỗi sáng sớm. Họ làm gì?Ẩm thực Nhật Bản có truyền thống dùng lá trang trí các đĩa thức ăn. Những chiếc lá và hoa trang trí theo mùa này được gọi là tsumamono, thường bao gồm lá phong, lá tre và lá nandina. Nhưng lá ở đâu cũng có, vậy những chiếc lá đến từ Kamikatsu có gì đặc biệt?Các cụ già ở Kamikatsu không thể giải được bài toán đó. Người giải là ông Tomoji Yokoishi. Năm 1986, ông khởi động thực hiện một dự án "cứu" các cụ già ở Kamikatsu thoát cuộc sống buồn tẻ bằng cách chứng minh cho cả nước Nhật, từ chủ nhà hàng đến thực khách, rằng những ngôi làng trên những ngọn đồi cao ở Kamikatsu là nơi trong lành nhất nước Nhật. Lá ở đó sạch hơn lá ở các nơi khác, phong phú rực rỡ, với những con số kiểm nghiệm rõ ràng. Vị thế đặc biệt của ngôi làng với không khí thanh sạch, đa dạng loài thực vật, tính cách tỉ mẩn công phu của những người già trong làng mỗi sớm thong thả hái lá… cộng thêm những nỗ lực của Tomoji Yokoishi khi tìm hiểu và thuyết phục các nhà hàng cao cấp khắp nước Nhật, tất cả đã tạo ra một câu chuyện chạm vào trái tim, khiến những chiếc lá trang trí trên các đĩa ăn của các cụ già tại Kamikatsu độc bá thị trường Nhật Bản.Những chiếc lá không chỉ thay đổi tư duy của một cộng đồng nông dân, mà còn làm thay đổi một cách thức làm du lịch, khiến thị trấn nhỏ bé Kamikatsu giờ đây trở thành một điểm đến đặc biệt của du khách toàn cầu, một trung tâm đào tạo những người sản xuất tsumamono.Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong trong phát biểu tại hội thảo nêu rằng du lịch là một ngành liên quan mật thiết đến cả chục ngành nghề khác, thậm chí là cả toàn xã hội. Muốn du lịch thu hút được khách hàng cao cấp, câu chuyện không thể chỉ nằm ở mỗi ngành du lịch.Chiếc bánh cốm của bà cụ Vạn Thịnh trên 100 tuổi sẽ cần tới những người thuyết phục được khách du lịch là từ cốm, lá chuối và cả quy trình làm bánh đều được tuyển chọn tinh tế, tuyệt đối sạch, chứa đựng trong đó những giá trị thuần hậu sâu sắc của nghệ nhân và các sản vật độc đáo của vùng đất Hà Nội. Nó phải tránh được câu chuyện "thấy người ta ăn khoai…" khi người Việt học người Nhật cách tạo ra những trái dưa hấu hình vuông bán cả chục triệu đồng, song thất bại vì thứ dưa hấu vuông thúc ép bán kịp dịp Tết ấy đã ế lăn ế lóc vì vừa nhạt vừa thiếu tin cậy an toàn thực phẩm. Xây dựng các thương hiệu, sản phẩm cao cấp cho du lịch Việt cần tới nỗ lực khổng lồ của nhiều bên là vì vậy.Món quà cho ngành du lịch đến từ ngành điểu họcNhà điểu học Nguyễn Hoài Bảo, người sáng lập Công ty Wildtour chuyên phục vụ khách quốc tế đến VN xem/chụp ảnh chim hoang dã, nêu ra những con số biết nói: Trong 10 lĩnh vực mà khách du lịch chi tiêu nhiều nhất, lĩnh vực ngắm/chụp ảnh chim hoang dã giữ vị trí thứ 3, chỉ sau nghỉ dưỡng tại các resort cao cấp và thú vui hưởng thụ du thuyền. Trong khi đó, lĩnh vực mà Việt Nam đang mừng và nói đến nhiều là du lịch chơi golf ở vị trí thứ 9; du lịch MICE ở vị trí 10.Theo báo cáo của Grand View Research, trong năm 2023, quy mô thị trường du lịch ngắm chim toàn cầu đạt 62,73 tỉ đô la và dự kiến tăng trưởng 6,2% từ năm 2024 - 2030. Du lịch ngắm chim, một phân khúc quan trọng của ngành du lịch sinh thái đã tăng trưởng mạnh những năm gần đây, khi nhận thức về môi trường và xu hướng tìm kiếm trải nghiệm du lịch bền vững ngày càng tăng. Thị trường du lịch ngắm chim ở châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 22,42% doanh thu toàn cầu vào năm 2023, nổi tiếng với đa dạng sinh học phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loài chim, bao gồm nhiều loài đặc hữu. Xét về đa dạng sinh học, VN xếp hạng 14 thế giới, và có nhiều loài chim đặc hữu, rất tiếc là chỉ mới hưởng được chút vụn trong chiếc bánh khổng lồ này.Tour ngắm/chụp ảnh chim hoang dã tại Việt Nam được rao trên trang web nước ngoài hơn 7.000 đô laNhững thông tin ấy đáng để VN suy xét kỹ lưỡng hơn về những hướng đi bền vững và lợi ích hơn cho ngành du lịch trong tương lai, chẳng hạn thận trọng hơn về phát triển sân golf bởi những đánh giá về tác hại môi trường của sân golf đang ngày càng nhiều. Một bài viết trên tạp chí Cộng Sản thậm chí chỉ ra rằng việc du khách Nhật, Hàn đến VN nói riêng, Đông Nam Á nói chung để chơi golf chẳng qua là vì nhiều nước đang siết sân golf do những tàn phá môi trường đó.Phát triển lĩnh vực du lịch ngắm/chụp ảnh chim có mối quan hệ tỉ lệ thuận với tinh thần phát triển một VN xanh. Tuy nhiên trên thực tế, dù đã có chỉ thị 04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp cấp bách để bảo vệ chim hoang dã, chim di cư, nạn săn bắn, tiêu thụ chim vẫn còn nhiều. Và điều đó thì nằm ngoài tầm tay của những người làm du lịch. Ông Liam Cordingly, đại diện Tổ chức nghiên cứu kinh tế Oxford, đưa ra kết quả cuộc khảo sát vai trò của ẩm thực hồi tháng 8-2024 (với 1.800 du khách từ 5 thị trường đến Đông Nam Á nhiều nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Anh, Mỹ) trong việc thu hút khách du lịch cao cấp ở khu vực Đông Nam Á. Theo đó, ẩm thực chiếm đến 70,9% trong quyết định lựa chọn điểm đến. Nhóm du khách thu nhập càng cao thì lại càng chú ý đến ẩm thực: tầm quan trọng của ẩm thực là 75% trong quyết định lựa chọn của nhóm này. Sản phẩm ẩm thực chất lượng cao với các du khách cao cấp nghĩa là thực đơn phong phú với nhiều món ngon độc đáo do các đầu bếp nổi tiếng chế biến, cùng dịch vụ cá nhân hóa xuất sắc và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp… Tags: Khách du lịch cao cấpDu lịchPhát triển du lịch
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.
Lần đầu lộ diện, con gái tỉ phú Nguyễn Đăng Quang bỏ 600 tỉ mua cổ phiếu Masan BÌNH KHÁNH 21/11/2024 Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh - con gái chủ tịch Tập đoàn Masan - chỉ mua được gần 8,5 triệu do "không đạt được thỏa thuận".