TTCT - Gần một tháng nữa đến ngày bầu cử Mỹ, và tỉ phú Reid Hoffman gần như tập trung chỉ một việc: làm sao giúp bà Kamala Harris thắng cử. Ảnh FORTUNE Câu chuyện của ông rất điển hình cho tình trạng chia rẽ của giới siêu giàu trong cuộc chiến chính trị chưa bao giờ nóng bỏng như lúc này ở Mỹ.Kể từ khi ông Joe Biden rời cuộc đua, ông Hoffman, người đồng sáng lập mạng xã hội LinkedIn, gần như dành trọn thời gian để gọi điện thoại. Công việc chính của ông là đầu tư nhường chỗ cho nỗ lực huy động các đại gia Thung lũng Silicon góp tiền và ảnh hưởng cho bà Harris.Đối thủ của Hoffman lúc này là những đại gia trong ngành công nghệ ủng hộ đối thủ của bà Harris, ông Donald Trump, một cuộc đối đầu vô tiền khoáng hậu trong nhóm công nghệ, vốn lâu nay có thiên hướng ủng hộ phe Dân chủ. Giới công nghệ Mỹ thường có khuynh hướng thiên tả, nhưng mùa bầu cử năm nay, tranh cãi đã làm tan vỡ nhiều tình bạn mấy chục năm và dẫn tới nhiều cuộc cãi cọ xấu xí công khai.Tình huống bất thườngTrong giới công nghệ, các đại gia thường trưởng thành cùng nhau trên bước đường sự nghiệp, cùng gây dựng gia sản với các tập đoàn toàn cầu. Nhưng cuộc chiến chính trị đã xới lên nhiều tranh cãi xấu xí xung quanh vấn đề sắc tộc, giới tính và quyền dân sự - những vết nứt vốn đã sâu từ thời Trump 2016.Giới công nghệ nói chung coi thời Barack Obama là giai đoạn thuận lợi, nhưng thời Biden, cũng là một tổng thống Dân chủ, lại khiến phe công nghệ chỉ trích nhiều vì những quy định siết chặt quản lý, đặc biệt liên quan việc sáp nhập các tập đoàn và lĩnh vực AI. Giới đầu tư tiền mã hóa cũng không ưa chính quyền Biden vì bị quản lý chặt. Tuy nhiên, sự ủng hộ ông Trump vẫn khiến nhiều người bất ngờ. Merci Grace, cựu lãnh đạo hãng đầu tư Lightspeed Venture Partners, rất sốc khi thấy hai người bạn làm cùng lĩnh vực đầu tư mạo hiểm công khai ủng hộ Trump, một phần vì cách tiếp cận được coi là thân thiện hơn với giới công nghệ của ông. Trong giới này, những người ủng hộ ông Trump nổi bật nhất là CEO Tesla, Elon Musk, các nhà đầu tư Marc Andreessen và Ben Horowitz, và lãnh đạo quỹ đầu tư Sequoia, Doug Leone.Musk, người chuyển sang ủng hộ Trump quyết liệt năm nay, chỉ trích nhà đầu tư Vinod Khosla của phe Dân chủ là "loạn trí" khi Khosla chê bai ông Trump. Aaron Levie, ủng hộ bà Harris và là CEO tập đoàn lưu trữ đám mây Box, thì nói nhà đầu tư David Sacks phê thuốc khi ủng hộ Trump. Những nhà đầu tư công nghệ xanh từng ngưỡng mộ Musk giờ quay sang chỉ trích ông chủ Tesla phản bội.Những đấu đá kiểu này thường hiếm gặp trong các cuộc bầu cử tổng thống trước, khi giới công nghệ có xu hướng thiên tả. "Thung lũng Silicon giờ rất căng thẳng vì có hai nhóm đối lập nhau (về chính trị), nhưng lại làm ăn với nhau", báo Wall Street Journal trích lời Sam Singer, chuyên gia PR và từng tham gia tổ chức chiến dịch cho các chính trị gia dân chủ. "Đây là tình huống bất thường".Phe Dân chủ có thêm động lực mới khi bà Harris (xuất thân từ vùng vịnh San Francisco, cái nôi công nghệ của nước Mỹ) trở thành ứng viên tổng thống. Hồi tháng 8, khi dự buổi gây quỹ do ông Hoffman tổ chức ở San Francisco, bà đã huy động được hơn 13 triệu USD. Giới công nghệ ủng hộ nói thông điệp tại đại hội đảng của bà Harris có phần thưởng bất ngờ cho họ khi bà nói về cơ hội và nguồn vốn dành cho không chỉ cho doanh nghiệp nhỏ, mà cả các nhà sáng lập và doanh nhân lớn. Bà cũng nói về tầm quan trọng của sáng tạo và việc Mỹ cần dẫn đầu các ngành như AI. Những người ủng hộ tin rằng bà sẽ có chính sách thân thiện với giới công nghệ, bao gồm nới visa cho lao động kỹ năng cao trong lĩnh vực này.Khác biệt chính sáchTrong khi đó, giới công nghệ ủng hộ ông Trump lại lo ngại bà Harris sẽ tăng thuế với người giàu, các tập đoàn và kiểm soát chặt những ngành mới như tiền mã hóa. Họ cũng nói Trump sẽ bỏ kiểm soát gắt gao các giao dịch mua bán sáp nhập như thời Biden, theo Harmeet Dhillon, luật sư đại diện cho Trump và là đại diện phe Cộng hòa ở California.Những phụ nữ tiếng tăm trong giới công nghệ, ít hơn nhiều so với nam giới, dễ hiểu hầu hết ủng hộ bà Harris. Một số người đã tham gia các nhóm như Tech4Kamala, VC (quỹ mạo hiểm) ủng hộ Kamala, hay Các nhà sáng lập ủng hộ Kamala. "Sự chia rẽ này chưa từng có tiền lệ", theo Edda Collins Coleman, đồng sáng lập Tech4Kamala.Thăm dò của nhóm VC ủng hộ Kamala cho rằng tiếng nói vài tỉ phú ủng hộ Trump không đại diện cho quan điểm của giới công nghệ. 225 người tham gia thăm dò nói quan điểm của họ phần lớn trùng với quan điểm của bà Harris.Hồi tháng 7, hai người bạn cũ Hoffman và Peter Thiel (đồng sáng lập PayPal) đã tranh cãi nảy lửa do khác biệt quan điểm chính trị tại một hội nghị cấp cao ở Sun Valley. Hoffman đã đóng góp hơn 10 triệu USD mùa bầu cử này để ủng hộ ông Biden và bà Harris. Ông Thiel thì công khai nói sẽ bỏ phiếu cho Trump và từng giúp ông JD Vance (phó của ông Trump) trong cuộc đua Thượng viện. Hoffman và Thiel từng rất gắn bó, họ làm cùng nhau ở PayPal (cùng với cả Musk). Giờ họ không còn nói chuyện với nhau vì mâu thuẫn quan điểm chính trị, theo lời ông Hoffman ở hội nghị.Dẫu thế nào, những ông trùm công nghệ vẫn là nhà tài trợ lớn cho cả hai phe. Nhà sáng lập Waseem Daher ở San Francisco nói năm nay ông lần đầu tiên đóng góp cho một ứng viên tổng thống: 100.000 USD cho bà Harris. "Lần này cảm giác rất khác, mối đe dọa với nền dân chủ Mỹ là thật", ông nói.Nhưng cũng có một số lãnh đạo công nghệ nói họ muốn chấm dứt những cãi vã công khai. Nhà sáng lập công ty game Zynga, Mark Pincus, nói ông không ủng hộ ứng viên nào trong kỳ bầu cử này, dù từng đóng góp cho phe Dân chủ. "Chúng ta đều tưởng rằng phe mình quá đúng nên có quyền đạo lý phán xét phe còn lại - ông viết trên LinkedIn - Chúng ta đã đi quá xa". ■ Đúng như lời khuyên cũ về không nên nói chuyện chính trị, cãi vã cá nhân bùng nổ giữa các tỉ phú, vốn là những người đã sẵn cái tôi không hề nhỏ. Musk, ông chủ mạng xã hội X, khiêu khích Khosla, nhà đầu tư, người đồng sáng lập Sun Microsystems và là nhà tài trợ của phe Dân chủ. "Tôi khó mà ủng hộ ai đó không có giá trị, nói dối, lừa đảo, cưỡng hiếp, coi thường phụ nữ và ghét người nhập cư giống tôi - Khosla đáp lại - Ông ta có thể giảm thuế và giảm một số quy định, nhưng đó không phải lý do để chấp nhận con người như vậy".Scott McNealy, đồng sáng lập Sun Microsystems với Khosla, lại là nhà tài trợ của phe Cộng hòa. McNealy nói ông hiểu cả Trump với Khosla và cho rằng hai người "thực ra cùng quan điểm trên nhiều vấn đề quan trọng". Khosla đáp trả rằng ông "buồn nôn" vì đối tác làm ăn cũ lại so sánh ông với Trump. ("Đừng kéo giá trị gia đình vào cuộc đua này - giám đốc điều hành của Khosla, Shernaz Daver, người từng làm việc với cả hai, chỉ trích McNealy - Ông không thấp kém như vậy!") Tags: MỹDonalD TrumpBầu cử tổng thốngChính trị giaNước MỹPhân tích bầu cử Mỹ 2024
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.