TTCT - Không chỉ là lớp độc giả đầu tiên của báo Tuổi Trẻ từ tháng 9-1975, ở tuổi 20 những sinh viên Đại học Văn khoa chúng tôi còn tham gia tiếp thị cho báo trong những ngày đầu ấy. Phóng to TTCT sẵn sàng đến với từng bạn đọc - Ảnh: Thuận Thắng Nói “tiếp thị” chứ thật ra lúc đó trên các sạp báo số ấn phẩm tính không đầy mười ngón tay và nội dung không khác nhau mấy, có chọn lựa gì đâu, chúng tôi đi bán báo là để giới thiệu với bà con Sài Gòn vốn ghiền báo, làm quen với một kiểu báo mới, in khổ nhỏ, ra buổi sáng thay vì buổi chiều như trước. Thời sinh viên tôi chỉ đăng bài trên Đứng Dậy, mãi sau khi ra trường mới có bài đầu tiên trên Tuổi Trẻ. Từ đó đến nay, tôi vẫn có thói quen cắt những bài báo hay của các tác giả khác giữ làm tài liệu cùng với những bài báo của mình lưu làm kỷ niệm, thỉnh thoảng lấy ra đọc lại để xem nhận thức mình ngày trước thế nào. Đọng lại không khí xã hội mỗi thời khắc Đến khi cộng tác với Tuổi Trẻ Chủ Nhật, sau này là TTCT, mỗi khi có bài tôi không cắt bài báo mà giữ nguyên cả tờ báo và làm thành một sưu tập của riêng mình trên kệ sách. Nhìn bài báo cũ giữa những trang báo TTCT, tôi thấy hiện ra bữa ăn tinh thần vào một ngày cuối tuần mà mình có góp phần nhỏ bé, qua đó như thấy lại chính tâm trạng mình ở thời khắc đó cũng như không khí xã hội bao quanh nay còn lắng đọng trên từng trang báo, thậm chí cả trên trang quảng cáo. Mỗi sáng thứ sáu, trước khi đến trường, tôi vẫn kịp thời gian liếc qua các trang TTCT và đôi khi phát hiện một chi tiết, một hình ảnh nào đáng chú ý, tôi nhắn tin cho vài người bạn làm ở báo thì chính họ cũng chưa kịp nhận ra. Không phải kể công với báo, nhưng tôi hi vọng các bạn còn nhớ chuyện này: tôi đã hai lần đề nghị đổi chữ “c” trong manchette Tuổi Trẻ Chủ Nhật và sau này TTCT bằng co chữ hiện nay chứ không phải co chữ lớn hơn như xuất hiện lúc đầu. Và chuyện này cũng hơi bị khó tin: chính tôi là người nhắc tòa soạn có mấy số liền báo quên ghi địa chỉ cơ quan ở trang cuối. Báo chí bây giờ được lưu lại thuận tiện trên mạng Internet, có lẽ ít ai còn tỉ mẩn cất giữ những tờ báo cũ như tôi. Nhưng tôi nghĩ cái hồn của TTCT không chỉ là những nội dung mang hàm lượng trí tuệ mà còn là cách trình bày, co chữ, font chữ, hình ảnh minh họa, cách sắp xếp trang báo. Cả về mặt này, TTCT cũng là một trong số ít tờ báo định kỳ thu hút người đọc vì sự sáng tạo của nó. Trí tuệ và trang nhã là hai ưu điểm tôi nhìn thấy ở TTCT. Mỗi bài báo ở đây là một sản phẩm báo chí, hấp dẫn, giàu tính thời sự, không nặng nề như một công trình nghiên cứu nhưng bản thân người viết phải luôn có tư duy nghiên cứu, phân tích, phản biện trong khi chọn đề tài và cách thể hiện. Thiếu tư duy này thì bài báo không có gì đọng lại trong tâm trí bạn đọc, họ sẽ “xem qua rồi bỏ” chứ không hơi đâu cất công đọc lại, suy nghĩ, bàn bạc. Nhiều bài báo trên TTCT có thể tập hợp lại thành sách vì có bề dày của lao động nghề nghiệp và có thể gợi ý câu trả lời cho những vấn đề dài hạn của đất nước. Sáng tạo trang mục Làm nên thương hiệu của một tờ báo không chỉ là ban biên tập và đội ngũ phóng viên, biên tập viên, mà còn là các cộng tác viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong các cộng tác viên đó, báo phải có những “bỉnh bút” của riêng mình. Đọc TTCT, trước một sự kiện quốc tế, bạn đọc muốn biết ý kiến của Danh Đức hay Nguyễn Ngọc Trường; trước vấn đề chủ quyền ở biển Đông - ý kiến của Nguyễn Nhã, Phạm Hoàng Quân; trước một hiện tượng văn nghệ - ý kiến của Lại Nguyên Ân, Việt Linh... Tôi nghĩ đây là một thế mạnh mà TTCT nên phát huy. Sự sáng tạo của TTCT còn thể hiện qua những chuyên mục đã trở thành đặc sản của báo. Thể Tạp bút đang phát triển mạnh mẽ hiện nay một phần nhờ công kích thích và khích lệ của báo từ 20 năm trước. Mục Phiếm đàm có chiều sâu triết lý, như một nốt lặng trầm tư bên cạnh những câu chuyện thường ngày bình dị trong Nhật ký thành phố. Truyện ngắn trên TTCT nhìn chung có chất lượng cao và tôi rất tiếc là tòa soạn đã bỏ dở việc bình chọn truyện ngắn hay nhất trong năm vốn gây tiếng vang từ hơn mười năm trước. TTCT không phải là tờ báo chuyên về văn học, nhưng lịch sử báo chí từng chứng minh rằng có những tờ báo không chuyên lại đóng góp và cổ vũ cho sự đổi mới văn học còn nhiều hơn so với những tờ báo chuyên ngành. Tags: Sinh viênĐộc giảBộ sưu tậpTuổi Trẻ Cuối Tuần
Giải ngân đầu tư công: Từ quyết tâm chính trị đến triển khai thực tế ĐẶNG HUY ĐÔNG (NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ) 04/12/2024 2358 từ
Phương án hợp nhất để giảm 5 bộ, 4 cơ quan của Chính phủ NGỌC THÀNH 04/12/2024 Theo định hướng của Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện nghị quyết 18 sau khi sắp xếp, hợp nhất, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Cận cảnh hỗn loạn trong nhà Quốc hội Hàn Quốc sau thiết quân luật HÀ ĐÀO 04/12/2024 Dù chỉ tồn tại sáu tiếng, lệnh thiết quân luật do Tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành khuya 3-12 cũng đủ khiến Seoul có một đêm không ngủ.
Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền HOÀI PHƯƠNG 04/12/2024 Ca sĩ Bích Tuyền xác nhận với Tuổi Trẻ Online rằng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã rút đơn kiện chồng mình là ông Gerard Williams.
Sốc: Nữ văn sĩ Quỳnh Dao từ bỏ cuộc đời ở tuổi 86 LAN HƯƠNG 04/12/2024 Cái chết của nữ văn sĩ Quỳnh Dao khiến truyền thông Trung Quốc rúng động, nhiều khán giả bật khóc trước sự ra đi của bà.