TTCT - Hội chợ sách quốc tế Tokyo (TIBF) lần thứ 18 đã diễn ra từ ngày 7 đến 10-7-2011, thu hút 1.200 hãng - nhà xuất bản và khoảng 100.000 khách thăm. Linh hồn của hội chợ lần này là sách điện tử. Phóng to Đây, sách mới thời nay - Ảnh: rp-online.de Dễ gây ngạc nhiên là sự thay đổi hình thái: khác với truyền thống, năm nay hội chợ sách Tokyo về thực chất đã được lồng ghép với triển lãm sách điện tử (e-Book Expo). Ở đây, kề vai sát cánh với những đại gia xuất bản - phát hành sách là các sếp lớn của những tổ hợp đầu ngành kỹ thuật điện tử. Một thuật ngữ mới nổi lên trong hội chợ: “công nghiệp trí tuệ”, nó được sử dụng rộng rãi bởi Fujio Noguchi - phó chủ tịch Hãng Sony - khi ông tuyên bố kế hoạch xây dựng một hãng phát hành sách, tạp chí và truyện tranh điện tử có tầm cỡ quốc gia. Cộng sự của Sony trong dự án này là những thủ lĩnh trong các ngành liên đới như KDDI - nhà mạng di động lớn nhất Nhật Bản, Toppan Printing Co., Ltd. - vị khổng lồ ngành in và tổ hợp báo chí Ashahi. Không còn ngành sách thuần túy Ở Nhật Bản đã không còn ngành sách thuần túy - điều này thấy rõ từ hội chợ trước, khi lần đầu tiên triển lãm sách điện tử đã sánh ngang hội chợ sách giấy về lượng khách thăm. Thực tế lần này chứng minh: các nhà xuất bản không thể chỉ sống nhờ giấy. Mỗi năm người ta lại tung ra thị trường những thiết bị điện tử mới, có tiềm năng thu về hàng trăm tỉ USD, để giải quyết vấn đề đọc như thế nào chứ không phải đọc cái gì... Sự kết hợp các chức năng hiển thị - hiển thính, in nhiều màu, truyền tải RSS và vỏ bọc máy di động trở thành xu hướng chính của chuyên ngành này trong công nghiệp điện tử Nhật Bản. Ví dụ: loạt máy “Biblio”, có loại dùng pin mặt trời, lật được 13.000 trang sách - sản phẩm của hãng khổng lồ Toshiba liên doanh với KDDI - đang phá vỡ nhiều khuôn mẫu điện thoại. Xuất phát từ đặc điểm của văn tự Nhật Bản, thông thường đọc từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, bây giờ với thiết bị phím Qwerty có thể soạn văn bản theo cả hàng ngang từ trái sang phải. Các hãng Nhật Bản tập trung chống chọi lại những gã khổng lồ như Apple và Amazon, và các thủ lĩnh của họ như Sony, Panasonic, Rakuten, Kinokuniya... mới đây đã tuyên bố sẽ dồn toàn bộ trí lực để người sử dụng có thể đọc sản phẩm trên bất kỳ thiết bị nào chế tạo tại Nhật Bản. Đã khắc phục được khá nhiều nhược điểm gây bất tiện cho người đọc trên màn hình phẳng: tăng dung lượng văn bản lưu trữ, tăng tốc độ truyền, trang điện tử hết rung, kéo dài thời hạn pin đủ dùng cả tháng... Lật sách ảo bằng tay Tại hội chợ sách Tokyo, ban tổ chức đặt sẵn máy tự động bán sách điện tử, màn ảnh đủ rộng để chọn sách dễ dàng, chỉ cần nạp tiền và nhập mã số thẻ tín dụng là đã có thể chuyển toàn bộ văn bản lô sách muốn mua vào máy điện thoại của mình. Các nhà sản xuất điện tử Nhật Bản còn tuyên bố sắp sửa tung ra thị trường loại sách điện tử với chức năng tạo cảm giác như lật trở trang sách bằng tay, nhằm kéo thứ văn chương trong thế giới ảo lại gần với sách truyền thống. Thời của sách in trên giấy hầu như đã xế chiều, nhường chỗ cho sách điện tử. Thấy rõ đầu tàu thị trường sách hiện đại từ nay, nếu không dám nói là mãi mãi, sẽ không phải là giấy và kỹ thuật ấn loát, mà là công nghệ điện tử. Người đọc tìm đến dạng kỹ thuật số ngày càng tăng, nhãng quên dần những sản phẩm in trên giấy... Ở Nhật Bản, sau sáu năm liền suy giảm, mức tiêu thụ sách và tạp chí giấy năm 2010 xuống thấp bằng mức của 20 năm về trước, doanh số chỉ đạt 1.870 tỉ yen (tương đương 23,3 tỉ USD); thị phần sách điện tử của năm 2009 đứng thứ nhì thế giới (sau Mỹ) với tổng doanh thu 57,4 tỉ yen (717 triệu USD), dự kiến sẽ tăng gấp hơn 2 lần vào năm 2014, tới 130 tỉ yen (1,6 tỉ USD). Trên toàn cầu, lượng sách điện tử bán được đến thời điểm này đã tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Mùa hè 2010, sách điện tử bán chạy hơn sách giấy bìa cứng, đến tháng 1-2011 đã vượt cả sách giấy bìa mềm. Hãng bán sách trực tuyến Amazon.com cho biết: bắt đầu từ ngày 1-4-2011, mỗi hiệu sách trực tuyến bán được bình quân 100 cuốn sách giấy và 105 sách điện tử. Theo đánh giá của giới chuyên gia, năm 2010 có 6,6 triệu e-reader đã được tiêu thụ, sang năm 2011 con số đó trên toàn thế giới sẽ nâng lên 11 triệu chiếc. Tags: Nhật BảnTokyoThế giới ảoSách điện tửTIBFSách ảo
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ? DUY LINH 03/07/2025 Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp làm rõ nội dung điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump ngày 2-7.
Người dân phản ánh nộp tiền sử dụng đất cao, Cục Quản lý đất đai nói gì? QUANG THẾ 03/07/2025 Lãnh đạo Cục Quản lý đất đai cho biết việc thu tiền chuyển quyền sử dụng đất đang áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có trao đổi với Bộ Tài chính về giá đất.
Sốc: Ngôi sao Diogo Jota qua đời vì tai nạn giao thông HOÀI DƯ 03/07/2025 Chiều 3-7, làng thể thao thế giới rúng động trước thông tin ngôi sao đang khoác áo Liverpool Diogo Jota qua đời ở tuổi 28 vì tai nạn giao thông, bỏ lại vợ và 3 con nhỏ.
Thứ trưởng Bộ Công an: Không được yêu cầu người dân nộp giấy tờ đã có dữ liệu NGUYỄN HOÀNG 03/07/2025 Kiểm tra công tác đảm bảo dịch vụ công tại Khánh Hòa, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long lưu ý các đơn vị liên quan không được yêu cầu người dân nộp giấy tờ đã có dữ liệu.