TTCT - Đầu năm 2023, khi viết một bài báo kinh tế, tôi đã chọn tứ "tiền hung hậu kiết". Cái "hung" thì đã thấy rõ và dự đoán được. Lãi suất cao hơn và lâu hơn dự kiến ở Mỹ sẽ "gây đổ vỡ" là chuyện dễ thấy và dự đoán. Vậy còn "hậu kiết" là gì? Ảnh: ft.com Kết quả chúng ta đã thấy là ngay từ quý 1-2023 các ngân hàng như SVB ở Mỹ và Credit Suisse ở châu Âu lâm vào cảnh phá sản hoặc bị mua lại (mà thực tế là được giải cứu khỏi phá sản).2023: Kiên cường vượt gió ngượcSong song đó, một cuộc khủng hoảng bất động sản thương mại đang âm thầm diễn ra ở Mỹ với nhiều thương xá, cao ốc văn phòng có tỉ lệ lấp đầy chưa đến một nửa và khả năng trả nợ gần như không còn. Ở San Francisco vào cuối năm đã có những trụ sở nổi tiếng được rao bán với giá giảm đến hơn 50% so với giá trước dịch Covid-19.Ở châu Âu, tình hình cũng đang chuyển biến xấu, núi nợ của các bất động sản thương mại đang gây lo lắng trong giới giám sát tài chính. Cuối tháng 11-2023, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đồng loạt cảnh báo rằng các bất động sản thương mại ở châu Âu sẽ tiếp tục thua lỗ và có rủi ro không trả được nợ. ECB đặc biệt nhắc nhở tình trạng nợ của nhóm bất động sản thương mại châu Âu còn cao hơn năm khủng hoảng tài chính 2008.Ở Trung Quốc cũng không tốt hơn là mấy. Những công ty bất động sản lớn như Country Garden lâm vào nguy cấp, trong khi những tổ chức quản lý tài sản - thực tế là các ngân hàng ngầm khổng lồ như Zhongzhi - có nguy cơ đổ vỡ. Nếu Zhongzhi sụp đổ thì tác động có thể lớn hơn Evergrande, vì về cơ bản, nó hoạt động như một ngân hàng và đang nắm giữ các khoản tiền đầu tư của rất nhiều người. Đã có những động thái tạm thời giải cứu Zhongzhi, nhưng không biết trước điều gì có thể xảy ra trong năm 2024 này.Tuy nhiên xét về mặt "kiết" thì điều may mắn là không có cái nào trong những sự kiện trên dẫn đến đổ vỡ có tính hệ thống. Trong bối cảnh tình hình kinh tế không dễ thở ở các thị trường châu Âu, đặc biệt là sức tàn phát của tỉ lệ lạm phát gần 2 chữ số ở một số nước khiến sức chi giảm mạnh, và doanh nghiệp giảm tồn kho, thì tình hình nhập khẩu của các nước này cũng chậm, ảnh hưởng không ít đến các nền kinh tế hướng về xuất khẩu, bao gồm Việt Nam.Lãi suất cao hơn và lâu hơn ở Mỹ cũng tạo không ít sức ép với tỉ giá các nền kinh tế này, đặc biệt là giai đoạn giữa năm. Có những lúc đã xuất hiện đề xuất phá giá hay điều chỉnh mạnh tỉ giá. Nhưng rồi, đa số các nền kinh tế đều kiên cường vượt qua cơn gió ngược. Về cuối năm, tình hình dễ chịu hơn khi lãi suất Mỹ đã có dấu hiệu đạt đỉnh và lạm phát Mỹ bắt đầu quay về mặt bằng 3%. Từ quý 2 trở đi, mỗi tháng đều có rải rác một vài ngân hàng Mỹ phá sản, nhưng người ta không còn quan tâm như với SVB nữa.Lạm phát đã dần được kềm chế trong năm 2023. Ảnh: Money.com2024: Thách thức còn nhiều, nhưng hy vọng tốt hơn năm cũSang 2024, có mấy điểm chính đánh dấu bức tranh kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, nhiều dấu hiệu cho thấy lãi suất Mỹ đã đạt đỉnh, và lãi suất USD được dự báo sẽ giảm trong năm nay, dù mức giảm có thể thấp hơn thị trường kỳ vọng. Nó sẽ tạo điều kiện cho nhiều nền kinh tế lớn cắt giảm lãi suất.Ở Mỹ, thị trường hiện đang kỳ vọng mức cắt giảm lãi suất trên 1%, có thể là 1,25% hoặc 1,5%, theo các giao dịch trên thị trường giao sau đang chỉ ra. Trong khi đó, giới kinh tế gia dự báo mức cắt lãi suất có thể chỉ là 0,75%. Dù sao, kỳ vọng lạm phát giảm đi trong năm 2024 cũng là tín hiệu tốt, mở đường cho các chính sách cắt giảm lãi suất.Về phía Trung Quốc, một vài đợt cắt giảm lãi suất sâu nữa cũng cần thiết. Mặt bằng lãi suất cho vay 3,5 - 5% cho doanh nghiệp vẫn đang được đánh giá là khá cao. Một số ngân hàng do nhà nước sở hữu chi phối của Trung Quốc đã cắt lãi suất tiết kiệm về mức 1,45% (kỳ hạn 1 năm) đến 1,95% (kỳ hạn 2 năm). Nhưng điều này vẫn chưa đủ để hỗ trợ nền kinh tế. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn, các gói hỗ trợ lãi suất rẻ với tổng giá trị lên tới gần 750 tỉ đô la vẫn đang khó khăn trong việc giải ngân, với tiến độ đến cuối năm chưa đạt 50%. Nhiều ngân hàng từ chối tham gia các chương trình hỗ trợ này vì rủi ro tín dụng cho một số đối tượng được vay là "lớn đáng kể".Điều này cho thấy những kỳ vọng về cắt giảm lãi suất và tín dụng rẻ mà thị trường tài chính đang chiết khấu vào giá cổ phiếu có thể là quá lạc quan. Lãi suất của những nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu có thể sẽ được cắt giảm ít hơn và đợt cắt giảm đầu tiên có thể phải đợi lâu hơn những gì thị trường đang kỳ vọng. Ngay cả một trong những ngân hàng đầu tư lạc quan nhất với năm 2024 như Goldman Sachs cũng thừa nhận rằng các ngân hàng trung ương lớn sẽ đợi thấy lạm phát giảm rõ ràng và ổn định về mặt bằng 3% rồi mới cắt giảm.Cho dù như vậy, lãi suất không tăng nữa và bắt đầu giảm đã là tốt rồi. Đó là tiền đề tốt cho kinh tế năm nay. Còn chuyện của thị trường tài chính kỳ vọng rồi thất vọng như thế nào lại là chuyện khác.Thứ hai là rủi ro suy thoái kinh tế giảm nhiều so với hồi đầu 2023. Đến cuối 2023, đa số các dự báo khả năng kinh tế thế giới rơi vào suy thoái lên đến 75 - 100% đều đã sai. Hiện tại, dự báo bi quan nhất cho 2024 về khả năng suy thoái diễn ra chỉ ở mức 55 - 60%. Trong khi đó có nhiều ngân hàng đầu tư đã mạnh dạn cho khả năng này một mức chỉ 15% như Goldman Sachs. Và ngay cả với những nền kinh tế rất yếu ở châu Âu, người ta cũng chỉ dự đoán một quý tăng trưởng âm mà thôi, nghĩa là về mặt kỹ thuật không có suy thoái (có 2 quý tăng trưởng âm). Vậy là đã tốt hơn 2023 rồi. Chính vì vậy thị trường cổ phiếu ở nhiều nước tăng điểm dịp cuối năm nhờ kỳ vọng "hạ cánh mềm".Về mặt dự báo tăng trưởng, rõ ràng nhiều dự báo kinh tế cho thấy tăng trưởng GDP chung toàn cầu và những nền kinh tế gọi là điểm sáng 2023 đều có mức trượt ít nhiều so với kỳ vọng. Ví dụ World Economic Outlook của IMF dự đoán Mỹ có thể tăng trưởng dưới 2%, Đức và Ý dưới 1%, Ấn Độ từ trên 7% xuống dưới 6,5% và Trung Quốc có thể không đạt được cả mốc tăng trưởng 4,5% (thấp đáng kể so với mục tiêu 5%).Những bất ổn ngoài dự kiến như cuộc khủng hoảng Biển Đỏ - kênh đào Suez hiện tại có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ảnh: AFPĐâu sẽ là yếu tố bất ngờ của 2024?Yếu tố bất ngờ trong năm 2024 nhiều khả năng sẽ đến từ phía địa chính trị. Về mặt nguy cơ, nó đến từ rủi ro của sự leo thang căng thẳng ở Dải Gaza thành một cuộc chiến khu vực. Nhiều khu vực châu Phi giàu khoáng sản luôn là nồi nước nóng, có thể sôi lên bất kỳ lúc nào. Những diễn biến ở các khu vực này có thể tạo ra đứt gãy nhất định trong các chuỗi cung ứng và vận tải hàng hải thế giới, điển hình là giá vận tải biển và cà phê trong những ngày cuối năm tăng vọt vì tình hình ở Biển Đỏ.Ngược lại, nếu cuộc chiến ở Ukraine có các dấu hiệu thương lượng đình chiến và xuống thang thì đó là tín hiệu tốt cho thế giới. Bầu cử ở Mỹ cũng tạo ra những rủi ro về chính sách, đặc biệt là với những biện pháp kích thích kinh tế, chính sách thuế và trong quan hệ với Trung Quốc. Tất cả những điều này có thể tạo ra những khó khăn cũng như thuận lợi bất ngờ trong năm 2024.Nhìn về 2024, tôi cảm nhận là những khó khăn nhất đã qua, nhất là việc lãi suất cao của đồng USD trong năm chưa gây ra đổ vỡ có tính hệ thống trên toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm ở Trung Quốc, rủi ro một cuộc khủng hoảng mini về bất động sản thương mại ở Mỹ và châu Âu, cũng như bất định về địa chính trị vẫn đặt ra nhiều thử thách trong năm mới này. Những diễn biến hiện nay cho thấy chỉ cần một phe nhóm ở một nước nhỏ thôi, chứ không cần nước lớn, "không vui" thì tự nhiên kinh tế thế giới lại có thể đứng trước thử thách. ■ Kỳ vọng hạ cánh mềm không có nghĩa là 2024 tốt hơn nhiều so với 2023. Sau khi kinh tế cất cánh nhờ những khoản chi tiêu khủng từ chính phủ và khoản vay tư nhân với mặt bằng lãi suất 0% giai đoạn 2020 - 2021, nay kinh tế hạ cánh với tốc độ tăng trưởng chậm hơn. "Hạ cánh mềm" hàm ý là tăng trưởng kinh tế 2023 - 2024 không tốt bằng 2022, chỉ là không tạo ra cú hạ cánh cứng như khủng hoảng hay suy thoái kinh tế mà thôi. Tags: Khủng hoảng tài chínhKinh tế thế giớiSuy thoái kinh tếDự báo tăng trưởngKích thích kinh tế
Bão Milton đổ bộ bang Florida, sức gió lên đến 193km/h NGỌC ĐỨC 10/10/2024 Khoảng 7h30 (giờ Việt Nam), Bão Milton đổ bộ gần thành phố Siesta Key, bang Florida với sức gió duy trì lên đến 193km/h.
Cuộc tìm kiếm cảm động những bức ảnh quý ngày tiếp quản thủ đô THIÊN ĐIỂU 10/10/2024 Kết quả cuộc tìm kiếm những bức ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong các gia đình người Hà Nội 20 năm trước đã hé lộ nhiều câu chuyện cảm động về người trong ảnh lẫn người chụp ảnh.
Bố không thừa nhận, mẹ thì đi lấy chồng, Cháng Thị Hương quyết 'thoát lời nguyền' VŨ TUẤN 10/10/2024 Cháng Thị Hương là ứng viên học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Cô đã đi làm thuê từ hè năm cô học lớp 8.
Bộ Công Thương: EVN lỗ gần 22.000 tỉ đồng trong năm 2023 NGỌC AN 10/10/2024 Bộ Công Thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với khoản lỗ lên tới gần 22.000 tỉ đồng.