TTCT - “Bạn đi tiêm chưa?”, “Bạn tiêm mấy liều rồi?” trở thành câu cửa miệng khi gặp nhau của người dân Trung Quốc thời gian gần đây. Khi xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng mang biến thể Delta ở Quảng Đông hồi cuối tháng 5, người dân bắt đầu thay đổi quan niệm về tiêm vaccine COVID-19 nội địa. Tốc độ tiêm vaccine ở Trung Quốc từ 1 triệu liều/ngày hồi cuối tháng 3, đến tháng 5 bắt đầu tăng tốc: chỉ một ngày 15-6 đã tiêm được 20 triệu liều, theo CCTV. Bắc Kinh đang tiến rất nhanh đến mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng. Tính đến ngày 16-6, đã có 15,6 triệu người Bắc Kinh tiêm đủ 2 liều vaccine, chiếm khoảng 72,4% dân số thủ đô.Từng nghi ngờ tẩy chay Cuối tháng 3, khi các trường học Trung Quốc thông báo tiêm vaccine COVID-19 nội địa miễn phí cho học sinh, vấn đề có nên tiêm vaccine hay không trở thành đề tài bàn luận sôi nổi ở các diễn đàn sinh viên.Trên diễn đàn bbs.hupu.com, một sinh viên cho biết: “Trường cho thống kê danh sách những người đã tiêm vaccine, lớp tớ chỉ có mình tớ, cả lớp chưa ai tiêm. Chẳng phải miễn phí sao, thật không hiểu nổi?”. Các sinh viên khác đưa ra đủ thứ lý do không tiêm như: miễn phí không an tâm; vaccine tốt như vậy mà miễn phí sao, để tôi suy nghĩ lại; vì không tin tưởng khoa học; nói một cách khoa học, vaccine trước khi tung ra thị trường thì không nên công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng lần 3; đợi khi nào trẻ vị thành niên được tiêm, tôi sẽ đi; hoặc không muốn tiêm đợt đầu hay chỉ vì sợ đau không dám tiêm.Còn người ủng hộ tiêm thì cho rằng những người không tiêm vaccine là ích kỷ, ngu ngốc. Bên không tiêm phản bác: “Ích kỷ thì có, ngu ngốc thì chưa chắc, dù sao cơ thể là của tôi, ích kỷ một chút không có gì là sai”.Người tiêm rồi lại lo sợ: Tôi đã chích hơn 1 tháng nay rồi, không hề có tác dụng phụ. Mọi người không dám chích thì tôi lại càng sợ. Sinh viên hiến kế chỉ nên tiêm dịch vụ, tháng đầu 500 tệ, tháng thứ 2 thì 1.000 tệ, tháng thứ 3 thì 5.000 tệ, mọi người sẽ tranh nhau đi tiêm thôi. Bảng thông tin khuyến khích tiêm vaccine (trái) và bảng khuyến mãi giảm 10% giá chụp ảnh cưới cho khách hàng đã tiêm chủng ở Bắc Kinh. Ảnh: New York TimesTặng quàTheo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), tính tới ngày 19-6 Trung Quốc đại lục đã phân phối 1.010.489.000 liều vaccine COVID-19 tại 31 tỉnh, thành và khu tự trị.Để hoàn thành mục tiêu tiêm cho 40% dân số (khoảng 560 triệu/1,4 tỉ dân) trước cuối tháng 6-2021 và hơn 64% dân số trước cuối năm nay, các tỉnh thành nước này đều có cách riêng của mình để vận động khuyến khích người dân đi tiêm.Cách đầu tiên là tặng quà. Cư dân mạng nước này tổng hợp quà tặng khi đi tiêm vaccine ở Thượng Hải như sau: cao nhất là tặng phiếu mua hàng siêu thị trị giá 500 tệ; tiếp theo lần lượt là 200 tệ tiền mặt và 1 thùng dầu ăn; tặng 260 tệ; 120 tệ; 1 thùng dầu ăn; 1 thùng sữa chua; trứng gà; mì; 1 lon nước ngọt. Quà tặng hàng nhu yếu phẩm thu hút khá đông các các cụ, các bà nội trợ.Có cư dân mạng đùa rằng chính quyền các khu ở Thượng Hải ganh đua trong thu hút người dân đi tiêm vaccine. Nghe tin khu Bảo Sơn tặng tiền mặt 100 tệ, các nơi khác liền nâng cao giá trị quà tặng. Sau một đêm suy nghĩ, khu Phổ Đà quyết định nâng giá trị quà tặng lên mức 200 tệ. Khu Bảo Sơn thấy vậy còn thêm dịch vụ đưa rước miễn phí. Thấy vậy, khu Trường Ninh chi mạnh mỗi người được nhận 500 tệ khi đi tiêm.Sang nhất là thị trấn Đại Trường khu Bảo Sơn, người đi tiêm được rút thăm trúng thưởng iPhone, người dân xếp hàng dài, có người đi tiêm vaccine mà trúng điện thoại thiệt. Có nơi mời nhóm nhạc nữ SNH48 làm đại sứ tuyên truyền tiêm vaccine, người đến tiêm được nghe thần tượng hát, còn được thần tượng đóng dấu hoàn thành tiêm vaccine.Cư dân mạng nước đông dân nhất thế giới chia sẻ một câu chuyện trên mạng xã hội Weibo: Trước đây 2 tuần, cán bộ xuống kêu đi tiêm vaccine, họ thường hỏi có quà tặng không? Sau khi có ca nhiễm cộng đồng, buổi sáng họ nhắn tin cho cán bộ y tế: Xin hỏi nên tiêm vaccine loại nào tốt: loại tiêm 2 liều hay 3 liều? Buổi trưa nhắn: Xin bố trí xe lưu động đến tiêm vaccine, chúng tôi không có thời gian. Buổi tối nhắn: Có thể cho tôi đăng ký tiêm vào ngày mai không ạ? Tôi tự qua đó. Trước lúc đi ngủ nhắn: Chỉ cần được tiêm, tôi có thể phối hợp.Nhìn thấy cảnh mọi người xếp hàng đi tiêm nhắn tiếp: Giờ có thể tiêm ở đâu? Thời gian không thành vấn đề, tôi đã xin nghỉ phép rồi. Đến sáng hôm sau nhắn: Hôm nay nhất định phải tiêm chủng, đừng mong cản được tôi.Người dân thành phố Quảng Châu đều đăng ký tiêm vaccine qua ứng dụng, hệ thống tự động gửi tin nhắn thông báo số thứ tự và thời gian địa điểm cụ thể. Ưu tiên cho những người có thời gian tiêm liều 1 xa nhất.Tạo mọi điều kiện thuận lợiCuối tháng 5, một người bạn Bắc Kinh của người viết có nhã ý mời tôi sang Bắc Kinh để đi tiêm vaccine, cô kể giờ người dân chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân đi đâu cũng có thể tiêm vaccine được, vô cùng tiện lợi, kể cả người nước ngoài.Thành phố Thượng Hải lúc đầu tổ chức tiêm vaccine ở nhà thi đấu, giờ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, điểm tiêm chủng tổ chức ở các khu dân cư, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, tàu điện ngầm, bến tàu, khu vui chơi, bất cứ nơi nào cũng thấy điểm tiêm, có những điểm tiêm chủng vào ngày chủ nhật và ban đêm thuận tiện cho người đi làm.Thành phố này còn có xe tiêm vaccine lưu động, đến thẳng các tòa cao ốc phục vụ dân văn phòng. Các địa phương còn có dịch vụ tiêm tại nhà hoặc đưa đón đến điểm tiêm chủng. Tính đến cuối tháng 5, Thượng Hải đã tiêm được 26 triệu liều vaccine COVID-19. Toàn thành phố có 70 khu tiêm quy mô, với 2.400 điểm tiêm chủng.Thời gian này, ban quản lý khu phố là người bận rộn nhất, hằng ngày phải đi kêu gọi người dân đi tiêm. Họ có tấm bảng cập nhật số liệu tình hình tiêm vaccine trong khu của mình, theo trang iliema.cn. Các đảng viên, cán bộ, nhân viên y tế đều được huy động tham gia tuyên truyền tiêm vaccine. Ở xã Đông Điền Trang, quận Phong Nam (thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc), họ tuyên truyền qua loa, phát tờ rơi, mạng xã hội WeChat, bảng điện tử, cán bộ đến từng nhà đăng ký, theo trang Thepaper.Thị trấn Vương Lan Trang, quận Phong Nam còn phân công cả các chi bộ, UBND, đại diện dân làng, đảng viên, nhân viên tình nguyện phân chia khu vực đi tới từng nhà "làm công tác tư tưởng" với mong muốn sớm hoàn thành mục tiêu tiêm chủng.■Dịch bùng phát ở Quảng Châu đã làm quan điểm về tiêm chủng thay đổi chóng mặt và đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine ở nước này.Nhiều tỉnh thành Trung Quốc vừa tạm dừng tiêm vaccine liều 1 cho người dân, đến ngày 1-7 mới quay lại tiêm cho đối tượng này; còn thời gian này tập trung tiêm liều 2 cho người đã đủ thời gian sau khi tiêm liều 1. Lý do là cần ưu tiên cho đối tượng đã tiêm 1 liều vì Quảng Đông từng có 4 ca bệnh dương tính với COVID-19 dù đã tiêm 1 liều vaccine. Theo viện sĩ Chung Nam Sơn, sau khi tiêm xong liều 1, tốt nhất là cách 4 - 6 tuần tiêm liều thứ hai. Tags: Trung QuốcCovid-19VaccineTiêm chủngMiễn dịch cộng đồng
Để nhà ở xã hội cho thuê không còn "trên giấy" Phạm Thái Sơn (giảng viên chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức) 12/09/2024 1762 từ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra phòng chống lụt bão tại Tuyên Quang THÀNH CHUNG 12/09/2024 Chiều 12-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân, các lực lượng khắc phục hậu quả lụt bão tại tỉnh Tuyên Quang.
Thủ tướng tới Làng Nủ - nơi xảy ra trận lũ quét đau thương NGỌC AN 12/09/2024 Thủ tướng đã vào tới thôn Làng Nủ (Lào Cai) - nơi xảy ra trận lũ quét đau thương khiến gần 100 người tử vong và mất tích.
Lào Cai tìm thấy 70 người dân nghi mất tích do sạt lở đất THÀNH CHUNG 12/09/2024 17 hộ dân tại xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) với hơn 70 nhân khẩu đã được chính quyền địa phương tìm thấy khi đang dựng lán trại trên đồi để ở, tránh lũ lụt và sạt lở đất.
Katinat xin lỗi sau thông báo trích 1.000 đồng/ly nước ủng hộ đồng bào miền Bắc gây tranh cãi NGỌC HIỂN 12/09/2024 Cách đây ít phút, chuỗi thức uống Katinat đã gửi lời xin lỗi đến khách hàng khi việc quyên góp 1.000 đồng đối với mỗi ly nước mà chuỗi này bán ra để ủng hộ đồng bào miền Bắc gặp những ý kiến trái chiều.