TTCT - Ở Mỹ có một nghịch lý là hệ thống có thể truy tố một số người vì mua chỗ cho con vào đại học, nhưng một số người giàu khác thì có thể điềm nhiên làm việc này một cách hợp pháp. Cách mua chỗ này được che đậy bởi bức màn chính sách tuyển sinh "tổng thể" mà các trường đại học hàng đầu ở Mỹ vẫn quảng bá, theo The Economist.Ảnh: The WeekVụ kiện của những sinh viên gốc Á cáo buộc hệ thống của ĐH Harvard phân biệt đối xử với họ trong tuyển sinh (Tòa tối cao phán quyết hôm 29-6) hé lộ phần nào thông tin về những bất hợp lý này. Do cựu sinh viên thường là nguồn đóng góp lớn, các trường hàng đầu ở Mỹ vẫn lý luận việc tuyển ưu tiên "con cháu" (có người thân từng học tại trường) là cần thiết.Điều tra của Harvard Crimson, tờ báo sinh viên của trường, cho thấy 29% sinh viên khóa 2021 có người thân từng học ở trường, 18% từng có ít nhất bố hoặc mẹ là cựu sinh viên. Tình trạng này không chỉ có ở các trường hàng đầu, Inside Higher Ed thăm dò 499 giám đốc tuyển sinh thì thấy 42% trường tư có sử dụng chính sách "con cháu" trong tuyển sinh. Việc ưu tiên "con cháu", theo Richard Kahlenberg - nghiên cứu sinh cấp cao tại Century Foundation và tác giả của "Affirmative Action for the Rich" (Diện ưu tiên cho người giàu), là một nghịch lý rất Mỹ.Kiểu làm này vừa đi ngược các giá trị Mỹ - như Thomas Jeferson gọi là bác bỏ "sự quý tộc giả tạo" từng làm mục ruỗng nước Anh để theo đuổi "sự quý tộc tự nhiên" dựa trên "phẩm giá và tài năng". Theo The Economist, không có hệ thống đại học nghiêm túc nào trên thế giới chấp nhận cách tuyển sinh này. Các trường đại học ở Anh chỉ dùng điểm thi và ở một số trường khác có thêm bài phỏng vấn.Di sản lịch sửTuyển sinh "con cháu" này bắt đầu từ những năm 1920 khi lãnh đạo các trường Ivy lo ngại dựa vào bài thi quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng quá đông sinh viên Do Thái nhập học. Họ thiết lập hệ thống tuyển sinh "con cháu" để bảo vệ những gia đình giàu có Tin Lành da trắng từng học ở trường.Nhiều trường không công bố những số liệu này, nhưng vụ kiện ĐH Harvard tại Tòa tối cao vừa rồi là lần hiếm hoi các số liệu này được công khai. Dữ liệu cho thấy 34% ứng viên "con cháu" trúng tuyển trong một giai đoạn sáu năm - cao hơn nhiều so với tỉ lệ 6% của ứng viên "thường dân".Theo Wall Street Journal, ngoài việc ưu ái cho con cháu, các trường trong mấy thập niên gần đây đã bẻ luật theo hướng tạo cơ hội cho con cháu các gia đình giàu và ảnh hưởng dù không có mối liên hệ với trường. Các trường này sau khi biết sinh viên từ gia đình giàu sẽ tìm cách xin tiền tài trợ khi sinh viên nhập học.Khoản tip lớnTheo The Economist thì không khoản tiền và ảnh hưởng cựu sinh viên nào - dù có mạnh tới đâu - có thể đưa những sinh viên chất lượng quá tệ vào. Văn phòng tuyển sinh các trường nói các ứng viên "con cái" thường có điểm SAT cao hơn trung bình (không ngạc nhiên khi đa số họ từ gia đình giàu nên có sự chuẩn bị tốt hơn). Trong phỏng vấn với tờ Crimson, ông William Fitzsimmons, phụ trách tuyển sinh Trường John F. Kennedy tại Harvard, ví việc là con cháu giống như "khoản tip" giúp ứng viên khi các chỉ số khác về căn bản bằng nhau.Nhưng dữ liệu gần đây cho thấy bức tranh khác. Michael Hurwitz của ĐH Harvard tính toán rằng việc là con cháu cựu sinh viên tại một trong 30 ĐH hàng đầu ở Mỹ sẽ tăng cơ hội của một ứng viên lên gấp ba. Thomas Espenshade của ĐH Princeton thì lượng hóa rằng lợi thế này là tương đương với cộng thêm 160 điểm SAT (trên 1.600 điểm tối đa).Những trường ưu tiên "con cháu" nói việc này giúp trường có chi phí để hỗ trợ những sinh viên khác. Richard Reeves của Viện Brookings thì cho rằng "họ tuyển quá ít sinh viên nghèo nên số tiền này giống như là tiền lẻ với trường". Raj Chetty của ĐH Harvard tính toán rằng số sinh viên từ nhóm giàu nhất nước nhiều gấp 14 lần số sinh viên từ nhóm nghèo.Một nghiên cứu ở 100 trường ĐH thì thấy "việc có chính sách ưu ái con cháu không giúp tăng tỉ lệ đóng góp của cựu sinh viên". Những trường có chính sách con cháu huy động được nhiều tiền từ cựu sinh viên đôi khi đơn giản vì cựu sinh viên của họ thường giàu hơn. Nghiên cứu này cho rằng việc bỏ tuyển sinh kiểu này sẽ có lợi hơn cho trường.Hơn 35 trường nói họ sẽ không đánh giá yếu tố "con cháu" trong tuyển sinh. Trong số này có những trường hàng đầu như MIT, Học viện Công nghệ California, ĐH Amherst, Pomona, ĐH Johns Hopkins và ĐH Carnegie Mellon. Hơn 2/3 người dân Mỹ cũng phản đối cách thức này. "Một phần phản đối xuất phát từ những lý tưởng tự do mà sinh viên được học. Đồng thời xuất phát từ việc nhiều người coi đây là những cộng đồng khép kín để tầng lớp có địa vị bảo vệ vị thế của mình trong xã hội", ông Kahlenberg bình luận.Chưa rõ phương án cho tương laiSau phán quyết vừa rồi của Tòa tối cao Mỹ, các chính sách về ưu tiên đối với "con cháu" cựu sinh viên cũng đang đối mặt thách thức mới. Một nhóm hoạt động xã hội đang kiện việc ưu tiên "con cháu" trong tuyển sinh tại ĐH Harvard, nói cách thức này phân biệt với sinh viên da màu khi tạo cơ hội cho các sinh viên "con cháu" vốn phần lớn là người da trắng."Họ của gia đình và quy mô tài khoản ngân hàng không phải là thước đo năng lực và không nên có ảnh hưởng trong tuyển sinh" - Ivan Espinoza-Madrigal, giám đốc điều hành của Lawyers for Civil Rights, nói khi thông báo vụ kiện hôm 3-7. Trong đơn kiện, Lawyers for Civil Rights nói họ chống lại "cách làm phân biệt đối xử khi tạo điều kiện trong tuyển sinh với những sinh viên có gia đình có liên hệ tới những nhà tài trợ và cựu sinh viên giàu có".Hiện dự luật tại một số bang và một số luật liên bang cũng đã nhắm tới cách thức tuyển sinh này. Dự thảo luật mới ở Massachusetts sẽ thu trường một khoản phí nếu dùng yếu tố "con cháu" trong tuyển sinh. ■ Christopher L. Eisgruber, hiệu trưởng ĐH Princeton, bảo vệ yếu tố "con cháu" trong tuyển sinh vì cho rằng "những gắn kết với thế hệ trước tạo thêm yếu tố đặc biệt cho cộng đồng trường chúng tôi". Năm 2017, tỉ lệ sinh viên con cháu ở Princeton là khoảng 13%. Tags: Du học MỹTuyển sinh Đại HọcĐại học MỹTrường đại họcPhân biệt đối xửTòa tối caoDiện ưu tiênGia đình giàu cóTạo cơ hộiSinh viên nghèoNgười da trắng
Quốc hội Hàn Quốc yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật DUY LINH 03/12/2024 Rạng sáng 4-12 (giờ địa phương), Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật.
Chính thức: Nghỉ 9 ngày liền dịp Tết Nguyên đán 2025 HÀ QUÂN 03/12/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo chính thức về việc nghỉ Tết Nguyên đán 2025.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp BÌNH AN 03/12/2024 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tối 3-12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập âm mưu nổi loạn.
Lê Tuấn Khang chỉ đang diễn và khán giả trẻ quá dễ dãi? THƯỢNG KHẢI 03/12/2024 'Mình xin lỗi nhưng mình coi mà thấy nhạt quá. Có lẽ vì không phải là người miền Tây nên không hiểu được'; 'Cộng đồng mạng có làm quá không?'... là những bình luận độc giả gửi về Tuổi Trẻ Online.