TTCT - Ngày cuối cùng của tháng 7-2020, giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi thế giới học cách chung sống với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và chiến đấu với dịch bệnh COVID-19 bằng những phương tiện hiện có. Quan điểm này ngày càng có nhiều nước thực hiện. Người dân chụp hình tại lễ hội bia Oktoberfest ở Munich (Đức) ngày 19-9. Ảnh: ReutersCũng trong tháng 7, Viện nghiên cứu Tony Blair Institute for Global Change đưa ra khuyến nghị chính sách: “Virus không thể bị loại trừ hoàn toàn và con người phải học cách sống chung với chúng” .Không thể đóng cửa mãiTheo The Washington Post, trong bối cảnh làn sóng nhiễm COVID-19 lần hai rục rịch xảy ra trên khắp châu Âu, chính phủ của các nước ở châu lục này đã quyết tâm tránh các đợt đóng cửa quy mô lớn và thay vào đó tìm kiếm những cách ít xáo trộn hơn để sống chung với căn bệnh.Pháp và Tây Ban Nha là hai nước dẫn đầu về số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại do làn sóng đi lại trong mùa hè. Để phản ứng, nhà chức trách đã có những giải pháp cụ thể, theo tình hình từng địa phương để chiến đấu với các ổ dịch, đồng thời khuyến khích người dân bảo vệ bản thân và những người khác bằng cách hành động thận trọng.Cụ thể, tùy theo tỉ lệ lây nhiễm, chính quyền sẽ hạn chế đi lại, giảm công suất phục vụ của nhà hàng, quán bar, buộc đóng cửa sớm, kèm theo giới hạn số người của các cuộc tụ tập. Người dân vẫn quay lại làm việc, học tập nhưng cảnh giác bằng cách đeo khẩu trang, thực hành giãn cách xã hội, tích cực xét nghiệm và truy vết nguồn lây, khoanh vùng ổ dịch nhanh chóng và đặc biệt là cho các cửa hàng mở cửa với giới hạn về số người được phục vụ cũng như giờ mở cửa.Sự thay đổi về chiến lược và cách phản ứng cũng thể hiện rõ nét ở Pháp. Theo The New York Times, thời điểm đầu đại dịch, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi người Pháp tổng lực chiến đấu chống COVID-19. Đến nay, thông điệp của ông được đổi lại là “học cách sống chung”.Đây cũng là lựa chọn của phần lớn nước châu Âu, trong đó có Anh khi số ca bệnh bắt đầu tăng trở lại, không giống với việc phong tỏa trên diện rộng trong giai đoạn đầu của dịch vào đầu năm nay. Phong tỏa mạnh tay đúng là có ngăn chặn sự lây lan của virus nhưng cũng đưa các nền kinh tế vào tình trạng suy thoái kinh tế mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai.Thay vì phong tỏa toàn quốc mà không tính đến sự khác biệt giữa từng khu vực như trước, nhà chức trách các nước bắt đầu phản ứng nhanh hơn với từng cụm dịch ở địa phương bằng những biện pháp cho riêng vùng bị ảnh hưởng.Không chờ tới khi WHO lên tiếng, từ khoảng tháng 5, tháng 6, nhiều người, từ chính trị gia đến doanh nghiệp và người dân sốt ruột vì mất việc làm đã kêu gọi sớm chuyển sang chung sống với đại dịch. Nhiều nước xem xét sự cần thiết phải sống chung với lũ vì cần phải thừa nhận sòng phẳng rằng chúng ta không thể loại trừ virus hoàn toàn, dịch bệnh có thể tồn tại trong nhiều năm trong khi vaccine không hứa hẹn sẽ có sớm.Tiếng nói từ Ấn Độ, nước hiện đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm COVID-19, trước thời điểm WHO lên tiếng đã củng cố quan điểm này. Ravi Vishwanath, giám đốc tài chính của Công ty TeamLease, một trong số những công ty về tuyển dụng hàng đầu của Ấn Độ, phát biểu: “Phong tỏa chắc chắn sẽ không thể kéo dài mãi mãi. Càng kéo dài, thời gian hồi phục của nền kinh tế càng lâu. Càng mở cửa sớm, dĩ nhiên cần thẩn trọng, càng tốt cho chúng ta. Hãy quên chuyện nước nào giàu, nước nào nghèo đi, không quốc gia nào có thể cầm cự trong một cuộc phong tỏa kéo dài. Chúng ta sẽ phải ra khỏi đó và bắt đầu mọi thứ. Đó là cách duy nhất và tất cả chúng ta sẽ chịu trách nhiệm về các quy tắc cơ bản của việc đảm bảo khoảng cách an toàn”.“Số ca nhiễm không còn ý nghĩa nữa”Chiếc khẩu trang nhỏ bé có thể là câu trả lời cho câu hỏi “sống chung với COVID-19 thế nào?” ở nhiều nước. Viện Tony Blair khuyến cáo đeo khẩu trang ở mọi nơi công cộng và xếp người dân vào các nhóm nguy cơ từ A đến D, dựa trên mức độ dễ nhiễm bệnh, để họ ý thức hơn trong việc phòng tránh rủi ro của bản thân.William Dab, nhà dịch tễ học, cựu giám đốc y tế quốc gia Pháp, cho rằng: “Thách thức hiện nay với chính phủ các nước là tìm ra điểm cân bằng giữa mục tiêu phục hồi kinh tế và bảo vệ sức khỏe người dân. Đây thực sự không phải nhiệm vụ dễ dàng. Một mặt, cần trấn an người dân vừa đủ để họ trở lại làm việc nhưng cũng đủ để họ vẫn tiếp tục tôn trọng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh”.Hendrik Streeck, trưởng khoa virus học tại một viện nghiên cứu ở thành phố Bonn, Đức, cho rằng hiện nay chúng ta đã “đạt đến giai đoạn mà số ca nhiễm không còn ý nghĩa nữa”. Do đó, không nên đánh giá mức độ nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 dựa trên số ca nhiễm mà nên thay bằng số ca tử vong và nhập viện.Thống kê cho thấy số ca nhiễm mới đang tăng vọt những tuần gần đây, đặc biệt ở Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, một phần do xét nghiệm nhiều hơn, năng lực xét nghiệm cao hơn. Trong khi đó, số ca tử vong, chẳng hạn ở Pháp, chỉ khoảng 30 người mỗi ngày, bằng một phần nhỏ so với lúc dịch bệnh cao điểm với hàng trăm thậm chí hơn 1.000 người chết mỗi ngày.Tỉ lệ tử vong thấp một phần do ngành y tế các nước đã biết cách điều trị COVID-19 hiệu quả hơn. Ngoài ra, làn sóng nhiễm bệnh mới hiện nay ở châu Âu tập trung nhiều ở những người trẻ. Hầu hết các bệnh nhân không có hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ.■Khách chờ xe buýt ở Madrid (Tây Ban Nha) ngày 19-9. Ảnh: ReutersSống chung bằng cách nào?Trong bài báo có tên Học sống chung với COVID-19 đăng trên Outbreaknewstoday ngày 4-9, tiến sĩ Glenn Laverack phân tích 5 yếu tố then chốt khi sống chung với COVID-19.1. Duy trì tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng thấp. Dù có hay không có vaccine, mọi người cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh đang được áp dụng như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay đúng cách thường xuyên và tự cách ly.2. Tập trung bảo vệ những người dễ tổn thương. Nhóm dễ tổn thương với COVID-19 đã được xác định là người già, người có bệnh lý nền như đái tháo đường, người khuyết tật, lao động nhập cư hoặc người vô gia cư. Cần chú ý đến các môi trường dễ bị tổn thương khác, nơi tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhanh chóng của virus, như khách sạn dùng làm khu cách ly, ký túc xá của công nhân nhập cư và trong các gia đình nhiều thế hệ, cũng như nhà tù, nhà máy và trường học.3. Giãn cách xã hội. Chúng ta có thể khuyến khích mọi người duy trì khoảng cách an toàn để có nhiều sự kiểm soát hơn với cuộc sống của mình và để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Thói quen giữ khoảng cách sẽ không thể đạt được bằng cách chờ mỗi cá nhân tự thay đổi hành vi do không có đủ thời gian (kẻ thù đầu tiên trong bất kỳ đợt bùng phát nào), nguồn lực và năng lực ở nhiều quốc gia. Do đó, biện pháp hành chính (chính sách, pháp luật và thực thi) có thể hỗ trợ để đảm bảo thực hiện. Việc này có thể thực hiện thành công bằng cách dựa vào cộng đồng, thông qua các tổ chức từ thiện, thiện nguyện, tôn giáo, xã hội hoặc mạng lưới của những người có uy tín, sức ảnh hưởng lớn tại địa phương.4. Tiếp cận phù hợp các nhóm tạo rủi ro lây nhiễm cao. Xã hội nào cũng có những người không có ý thức giữ khoảng cách xã hội, những người phản đối tới cùng các biện pháp hạn chế; chẳng hạn những cuộc biểu tình chống vaccine, bắt buộc đeo khẩu trang. Để ứng phó với chuyện dịch bệnh kéo dài, cần có sự thay đổi về mô hình ứng phó với đại dịch theo hướng tương tác tốt hơn với cộng đồng và khuyến khích mọi người tự bảo vệ mình. Yếu tố dịch tễ học vẫn cần thiết nhưng việc sống chung với COVID-19 phụ thuộc vào việc kiểm soát virus ngay khi nó lây lan ở địa phương. Hệ thống y tế công cộng phải có khả năng làm việc cùng các chính trị gia để hướng dẫn chính sách của chính phủ trong các bước ứng phó với dịch bệnh.5. Phòng dịch theo văn hóa, lịch sử địa phương. Hiện nay, các nước trên thế giới chưa có cách tiếp cận dứt điểm nào để quản lý COVID-19 do bối cảnh riêng (văn hóa xã hội, chính trị, kinh tế và lịch sử) ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định phòng chống dịch. Do đó, rất khó để so sánh và đối chiếu kết quả phản ứng giữa các quốc gia vì có thể biện pháp hiệu quả ở nước này lại không hiệu quả ở nước khác. Sống chung với COVID-19 phụ thuộc vào phản ứng của từng quốc gia trong bối cảnh của quốc gia đó; vì vậy, mọi sự thay đổi nào của mô hình ứng phó với đại dịch phải nhấn mạnh và dựa vào các yếu tố về khoa học xã hội, dựa trên bằng chứng từ dữ liệu. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bối cảnh và có đội ngũ với năng lực văn hóa có thể tương tác với các nhóm khó tiếp cận trong xã hội. ■ Tags: COVID-19
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Thủ tướng: ‘Công trình phục vụ APEC phải là công trình trăm năm, nghìn năm’ CHÍ QUỐC 13/07/2025 Thủ tướng yêu cầu làm công trình phục vụ APEC năm 2027 tại Phú Quốc phải nhanh, đẹp, xứng tầm, đảm bảo là công trình trăm năm, nghìn năm.
Hà Nội cần làm gì để cấm xe máy chạy xăng, giải quyết vấn đề môi trường? PHẠM TUẤN 13/07/2025 Thủ tướng chỉ thị yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Trong khi đó chuyên gia có ý kiến khác nhau.
1 năm vụ ám sát hụt ông Trump: Hé lộ những thiếu sót suýt chết người DUY LINH 13/07/2025 Vụ ám sát hụt giúp ông Trump tăng ủng hộ, dấy lên thuyết âm mưu dàn dựng do lộ nhiều sơ hở an ninh sau đó.
Người bán chiếm vỉa hè còn đuổi: 'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?' NHẤT NGUYÊN 13/07/2025 'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?' - hai vợ chồng hét lên ầm ĩ. Rồi họ tiếp tục văng tục.