TTCT - Thực trạng học ngoại ngữ của học sinh và sinh viên trong nhà trường chúng ta hiện nay thật đáng buồn. Hầu như đa số học sinh, kể cả sinh viên lẫn giáo viên dạy ngoại ngữ, vẫn còn yếu về kỹ năng nghe và nói. Hai kỹ năng này là quan trọng nhất trong giao tiếp và cũng là kỹ năng cơ bản của một ngành ngôn ngữ học nói chung. Phóng to Dạy ngoại ngữ phải cho học sinh cơ hội luyện kỹ năng nghe và nói, thay vì chăm chú vào học ngữ pháp - Ảnh: Như Hùng Học sinh của chúng ta hiện nay trong nhà trường học ngoại ngữ ít nhất là bảy năm, trong đó bốn năm ở cấp THCS, ba năm ở cấp THPT, nếu vào đại học thì học thêm khoảng ba năm nữa. Chưa kể nhiều em còn học thêm chứng chỉ A, B, C hoặc được học ngoại ngữ ở bậc tiểu học. Nhưng hai kỹ năng nghe và nói vẫn hoàn toàn yếu, các em chưa đủ tự tin để giao tiếp được với người nước ngoài. Trong khi đó tại một số trung tâm dạy ngoại ngữ của quốc tế hay dạy ngoại ngữ đi du học, chỉ chưa đầy hai năm là người học đủ khả năng giao tiếp hay làm việc với người nước ngoài. Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là cách dạy và cách đánh giá của chúng ta về môn ngoại ngữ trong nhà trường chưa được hợp lý. Chúng ta dạy ngoại ngữ nhưng quá chú trọng về dạy ngữ pháp cho học sinh mà đặt nhẹ kỹ năng nghe và nói. Đa số học sinh khi làm bài tập về đổi câu, chia ngữ pháp... rất tốt. Ngay cả những bài kiểm tra hay thi học kỳ, kể cả thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào đại học... chủ yếu là làm bài tập về ngữ pháp mà không có phần thi vấn đáp để kiểm tra kỹ năng nghe và nói ngoại ngữ của học sinh. Nguyên nhân nữa là chúng ta mới chỉ dạy học sinh về cách học ngoại ngữ thuần túy như những môn học khác chứ chưa tạo môi trường thật sự cho học sinh thực hành ngoại ngữ. Giờ học dành cho học sinh rèn luyện nghe nói ngoại ngữ để giao tiếp trên lớp không có hoặc rất hiếm. Việc học ngoại ngữ chỉ là học chứ chưa có hành nên dẫn đến tình trạng mai một dần kiến thức. Vì vậy theo tôi, muốn cho học sinh nói riêng và người học ngoại ngữ nói chung đạt kết quả tốt về các kỹ năng nghe và nói thì trước tiên chúng ta cần phải đổi mới cách dạy và cách đánh giá về môn ngoại ngữ. Không nên đặt nặng việc dạy các kiến thức về cấu trúc ngữ pháp mà tăng cường việc dạy về kỹ năng giao tiếp. Rèn luyện cho các em thường xuyên giao tiếp bằng ngoại ngữ trong các giờ học ngoại ngữ nói riêng và thời gian học tập ở trường nói chung. Đồng thời tập cho các em thói quen nghe nhạc nước ngoài, nghe các chương trình truyền hình, phát thanh của các đài phát bằng tiếng nước ngoài. Đối với một số nơi thuận lợi nên tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với người bản xứ nước ngoài để nâng cao kỹ năng cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra các kỳ thi, kiểm tra phải có phần kiểm tra về kỹ năng nghe và nói, đó là cách hữu hiệu để học sinh tập trung học tập tốt hơn môn ngoại ngữ. Tags: Giáo viênTiếng AnhViệt NamPhản hồiGiáo viên bản ngữ
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) 02/07/2025 1943 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy, người dân vui mừng, sao cán bộ lại tâm tư? PHẠM TUẤN 02/07/2025 Chiều 2-7, tại trụ sở phường Đống Đa (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri thuộc đơn vị bầu cử số 1 sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Việt Nam - UAE (hiệp 2) 4-0: Nguyễn Thị Vạn lập cú đúp ĐỨC KHUÊ 02/07/2025 Phút 51, Nguyễn Thị Vạn băng vào dứt điểm tinh tế trong vòng cấm để có được cú đúp.
Bà Trương Thị Bích Hạnh làm phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM THẢO LÊ 02/07/2025 Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận bà Trương Thị Bích Hạnh, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức vụ phó chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM.
Lại thu hồi hàng loạt mỹ phẩm vi phạm, có cả kem đánh răng DƯƠNG LIỄU 02/07/2025 Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với nhiều sản phẩm mỹ phẩm vi phạm quy định về nhãn và công thức, nhằm bảo vệ quyền lợi và an toàn sức khỏe người tiêu dùng.