Văn hóa vé số đó, theo tôi biết, ít ra là đã có từ trước giải phóng ở miền Nam... Mặt sau của tờ vé số cuối cùng của chính quyền Sài Gòn đã không kịp xổ, khi ngày quay số là 3-5-1975.Trong chuyến về Long An cách đây hơn tháng, doanh nhân Võ Quốc Thắng kể tôi nghe một chuyện vui: Trong buổi tất niên trước Tết Canh Tý 2020, anh khoe với lãnh đạo tỉnh Long An rằng Đồng Tâm năm nay dẫn đầu cả tỉnh về đóng thuế. Lãnh đạo bảo anh nói dóc. Thế là anh kéo cả lãnh đạo ngành thuế tỉnh nhà qua làm chứng. Kết cục là cả anh lẫn lãnh đạo ngành thuế đều ngỡ ngàng khi vị lãnh đạo tỉnh hỏi lại: “Vậy xổ số để đâu?!”.Anh Võ Quốc Thắng cho biết Đồng Tâm - doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Long An - đóng thuế khoảng 900 tỉ đồng/năm, trong khi ngành XSKT tỉnh là trên ngàn tỉ. Anh Thắng kể: Tui dân làm ăn, chả bao giờ quan tâm chuyện mua vé số cầu may. Lần đầu tiên trong đời mua vé số là hôm ấy gặp một bà cụ quá tội nghiệp. Tuổi của bà lẽ ra phải được hưởng sự an nhàn, vậy mà phải lặn lội bán vé số nuôi mình và cả nuôi cháu. Đầu tiên tui móc túi lấy vài trăm ngàn biếu cụ. Nhưng cụ từ chối, bảo mình không ăn xin. Thế là tui phải lấy vé số, song sau đó thì tặng lại cho mọi người. Từ đó, tui cũng hay mua, nhưng toàn mua của những người có hoàn cảnh đặc biệt và vé số thì tặng lại nhân viên, bạn bè.Câu chuyện của anh Thắng cũng là một “nét văn hóa” chung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sáng bạn bè tụ họp cà phê, một anh mua chục tờ phát mỗi người 1-2 tờ và hẹn “chiều trúng tối nhậu”.Đi đám ma, thường ở miền Tây người ta cũng hay mua vé số cả xấp, “biết đâu ông bà phù hộ”. Văn hóa vé số đó, theo tôi biết, ít ra là đã có từ trước giải phóng ở miền Nam. Thời đó, để quảng bá vé số, người ta còn in cả apphich cổ động, có tấm vẽ hình một ông tặng vé số cho một bà, kèm là câu Kiều “tân thời”: Trăm năm trong cõi người ta; biếu số kiến thiết mới là quý nhau!"Trăm năm trong cõi người ta, biếu số kiến thiết mới là quý nhau". Ảnh tư liệuCũng thời đó, khi tôi còn nhỏ, cứ mở radio là hay nghe giọng hát thật tếu của quái kiệt Trần Văn Trạch trong nền nhạc rộn ràng: Trong giấc mộng vàng, triệu phú đến nơi, năm mười đồng thôi, mua lấy xe nhà, giàu sang mấy hồi. Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, ấy là thiên chức, của người Việt Nam. Mua số mau lên, xổ số gần đến. Mua số mau lên, xổ số... gần... đến.“Năm mười đồng thôi” một tấm vé số là thời điểm năm 1952, khi quái kiệt Trần Văn Trạch sáng tác bài này. Còn đến năm 1975, mỗi vé là 50 đồng và giải thưởng độc đắc là 5 triệu đồng. Hồi đó, lương ba tôi là 50.000 đồng/tháng, đủ lo cho gia đình 8 người sống đầy đủ. Như vậy một giải độc đắc có thể sống khỏe khoảng 10 năm. ■ Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Nhìn vào nền kinh tế vé số Tiếp theo Tags: Xổ sốVé sốNuôi một giấc mơ
Một lịch sử sơ lược địa lý hành chánh Việt Nam: Có bao nhiêu cách gọi tỉnh? PHẠM HOÀNG QUÂN 31/03/2025 2641 từ
Thủ tướng: Phải tạo động lực cho người dân làm giàu chính đáng NGỌC AN 02/04/2025 Phải tin tưởng vào kinh tế tư nhân, đặt niềm tin, tạo động lực, truyền cảm hứng cho họ phát triển, khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: 'Trong lúc này phải nỗ lực ở từng cương vị, làm việc tới phút cuối cùng' THẢO LÊ 02/04/2025 Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng tinh gọn bộ máy phải đảm bảo hoạt động thông suốt.
Đại sứ Mỹ khẳng định đang đề xuất cấp thêm ngân sách cho rà phá bom mìn tại Việt Nam HOÀNG TÁO 02/04/2025 Tại buổi làm việc với chính quyền tỉnh Quảng Trị, Đại sứ Mỹ Marc E. Knapper cho biết đang đề xuất cấp thêm ngân sách cho các hoạt động rà phá bom mìn sau năm 2025.
Phụ huynh lúng túng và khổ sở với yêu cầu 'xác nhận cư trú' tuyển sinh đầu cấp TRỌNG NHÂN 02/04/2025 Nhiều bạn đọc cho biết thực tế vẫn phải 'xác nhận cư trú' trong tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM.