TTCT - Cặp mắt xét nét và lời nói như dao găm - tính cách hung dữ của phụ nữ ở chỗ làm, nhất là những người làm sếp - từ đâu mà có? Nhiều nghiên cứu nhằm biện hộ cho những “đóa hồng” thoát khỏi vai phản diện đã chỉ ra rằng môi trường làm việc là thủ phạm chứ không phải bản tính của phụ nữ là như thế. Ảnh: ShutterstockMuôn kiểu “bà chằn”Ở những hãng luật lớn, theo Shannon, có thể chia các nữ luật sư thành viên (partner) thành 3 nhóm. “Rõ ràng sẽ có những trường hợp ngoại lệ - Shannon nói thêm - nhưng không có mấy đâu”.Đầu tiên là “bà chằn hung hãn” - người giữ chức vị cao và chẳng mấy đắn đo về việc “hành hung người khác bằng lời nói”. Mỗi lần tên của họ xuất hiện trên màn hình cuộc gọi đến, Shannon nói, “chúng tôi sẽ phát hoảng”.Tiếp theo là “bà chằn hai mặt” - người chuyên gửi những email vừa tế nhị vừa có xíu cục cằn nhằm ám chỉ rằng “các cô không nên rời văn phòng trước 6h30”. Có thể nói kiểu sếp này còn tệ hơn nhóm đầu tiên, bởi bạn sẽ không bao giờ đoán được thái độ tiếp theo của họ.Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là “bà chằn vô tâm” - người quá bận rộn với việc nhà, việc nước nên không có thời gian bận tâm thứ khác. Họ thường không cố tình đóng vai dữ… Nhưng bạn ơi, họ đã từng nhận việc lúc nửa đêm khi còn là cấp dưới, nên bạn cũng sẽ như vậy.Shannon tốt nghiệp vào giữa những năm 2000 và chấp nhận đầu quân cho một hãng luật danh giá, với hi vọng rằng tính cách hướng ngoại của mình sẽ được lòng các sếp. Đời không như là mơ. Nhịp độ công việc điên cuồng. Cô bắt đầu hút thuốc vì căng thẳng, và nghỉ việc sau 16 tháng.Chuyện “phân loại” sếp nữ nói trên được Shannon viết trên blog cá nhân năm 2011. Cô đã sớm nhận thấy hãng luật có rất ít sếp nữ. Điều này không có gì lạ; khi đó, chỉ có 17% tổng số luật sư thành viên ở Mỹ là phụ nữ. Ít nhất là tại nơi Shannon làm việc, dường như chẳng ai muốn có thêm sếp nữ vì “họ nổi tiếng là những người hung dữ, hách dịch và không muốn nghe lý do lý trấu”.Muôn cách cay nghiệtBài chỉ trích của Shannon về các sếp nữ khiến tôi ngạc nhiên, vì người ta thường nghĩ phái yếu không chống lại nhau. Khi tôi hỏi xem những phụ nữ khác có trải nghiệm tương tự không, một số người đã kinh hãi. Nhưng sau đó họ mở lời kiểu “ái chà, đã có một lần…” và những giai thoại về “bà chằn công sở” tuôn ra. Sau hàng chục cuộc phỏng vấn như thế, tôi cảm thấy mình như sắm vai một linh mục, lắng nghe phụ nữ thú nhận tội lỗi của họ khi chống lại nữ quyền.Katrin Park, một giám đốc truyền thông, tiết lộ rằng cựu quản lý của cô thường hét toáng lên khi ai đó phạm lỗi dù rất nhỏ kiểu như “làm sao tôi có thể làm việc khi cô quá kém cỏi ?!”. Một người bạn của tôi, Catherine, sau vài tháng làm tại một tổ chức phi lợi nhuận, chứng kiến giọng điệu của sếp ngày càng gắt gỏng. Catherine bắt đầu cảm thấy đau bụng và khó ăn nổi bữa trưa tại nơi làm việc.Nhiều người nói rằng sếp nam cũng từng tổn thương họ, nhưng bằng cách nào đó, việc này trở nên tồi tệ hơn dưới bàn tay của một phụ nữ, (được cho là) một đồng minh của họ. Trong khi đó, những phụ nữ khác thú nhận rằng họ từng bị hấp dẫn bởi ý nghĩ giật lấy chiếc ghế xoay khỏi những đồng nghiệp nữ. Abigail, làm trong lĩnh vực tài chính, từng bực bội khi một đồng nghiệp nghỉ thai sản sáu tuần, dù tự nhận mình là người rất ủng hộ phụ nữ và nữ quyền. “Nếu tôi không nhận thức về phản ứng của mình, tôi có thể đã tìm cách sa thải cô ấy” - cô thú nhận.Ảnh: New York TimesMôi trường làm việc là thủ phạmTất nhiên, trên đây chỉ là những vụ việc cá nhân. Tôi cũng đã nghe những câu chuyện tích cực về các “đóa hồng” công sở, có khi từ những người nổi bật trong các lĩnh vực như chính sách đối ngoại và báo chí. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ thật ra là những nhà quản lý giỏi hơn nam giới, dựa theo một số thang đo nhất định.Thật khó tin rằng phụ nữ lại có thành kiến gay gắt dành cho các đồng nghiệp cùng giới. Giới nghiên cứu đã nỗ lực đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích hiện tượng này. Trong đó, nhiều chuyên gia tin rằng phụ nữ không được lập trình để cư xử như thế, mà những “bà chằn lửa” là sản phẩm phụ của môi trường làm việc hiện đại.Cuối những năm 1980, Robin Ely, khi đó là học viên cao học tại Trường quản lý Yale (Mỹ), bắt đầu tìm hiểu tại sao những tương tác nơi văn phòng của phụ nữ đôi khi trở nên “độc hại”. Giả thuyết của cô đơn giản là: “phụ nữ, giống như tất cả con người, phản ứng đáp lại hoàn cảnh mà họ đang gặp phải”.Để kiểm chứng điều này, Ely đã mở quyển danh bạ các hãng luật và chọn một số công ty do nam giới thống trị, nơi không quá 5% luật sư thành viên là nữ, và một số công ty khác nơi nữ giới xuất hiện nhiều hơn ở những vị trí cao nhất. Sau đó, cô hỏi các nữ luật sư ở cả hai nhóm cảm nhận của họ về đồng nghiệp nữ.Có lẽ điều rút ra mang ý nghĩa lâu dài nhất từ thử nghiệm này là: phụ nữ ở các công ty do nam giới thống trị tin rằng chỉ một số ít có thể thăng tiến lên các cấp bậc cao hơn và họ phải cạnh tranh với nhau vì những vị trí đó.Cùng thời điểm với nghiên cứu của Ely, một nhà tâm lý học người Hà Lan - Naomi Ellemers - lại cố gắng tìm hiểu sự vắng mặt của phụ nữ giữ vị trí cấp cao trong giới hàn lâm. Khi đó, phụ nữ chỉ chiếm 4% trong tổng số giáo sư ở Hà Lan. Cô nghĩ rằng có lẽ những người đàn ông thiên vị đã ngăn cản phụ nữ thăng tiến.Thế là Ellemers gửi đến tất cả nữ giáo sư trong nước một bảng khảo sát về mối quan hệ của họ với đồng nghiệp (đồng gửi cho một mẫu gồm các nam giáo sư). Phát hiện của cô hé lộ rằng chính phụ nữ là một phần của vấn đề. Họ tự mô tả mình “hung hăng” và “thống trị”; họ cảm thấy không được đồng nghiệp nữ ủng hộ và không muốn làm việc với những phụ nữ khác.11 năm sau, Ellemers khảo sát các nghiên cứu sinh và giảng viên ở Amsterdam (Hà Lan) và Ý, nhận thấy những kết quả tương tự. Cô gọi những phụ nữ chức cao này - những người đã đối phó với sự phân biệt giới tính bằng cách chứng tỏ họ khác biệt với những phụ nữ khác - là “ong chúa” (thuật ngữ này ra đời tại Đại học Michigan vào những năm 1970 để chỉ những phụ nữ giữ vị trí quyền lực trong môi trường do nam giới thống trị và sẽ đối xử với cấp dưới nghiêm khắc hơn nếu họ là nữ).Sau khi công bố kết quả các nghiên cứu trên, Ellemers cho biết rất phiền lòng khi có nhiều bài báo hả hê, xem đó là bằng chứng rằng phụ nữ “tính bổn ác”. Không cam tâm, Ellemers và đồng sự thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác, trong đó có nghiên cứu trên 63 nữ cảnh sát ở Hà Lan, và nhận ra ý nghĩ làm phụ nữ tệ đến thế nào đã khiến nhiều nữ sĩ quan không muốn bị xem là phụ nữ. Tóm lại, theo Ellemers, “vấn đề không nằm ở những người phụ nữ này, mà đó là cách họ đã học để tồn tại giữa một tổ chức”.Hãy xóa bỏ mọi khuôn mẫuPhụ nữ thường rơi vào tình cảnh éo le sau: họ không thể chen chân vào những công việc quan trọng trừ khi họ lên tiếng đấu tranh; nhưng họ cũng sẽ bị ghét bỏ trừ khi họ tỏ ra khiêm tốn và tự ti, mãi mãi nhường công lao cho người khác.Laurie Rudman, nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Rutgers (Mỹ), nhớ lại trải nghiệm của cô khi ngồi trong ban tuyển dụng vị trí giáo sư. Các ứng viên nữ giới thiệu thành tích bằng cách nói những điều như “tôi thật may mắn vì tôi đã tìm thấy này và nọ cho vị cố vấn của mình”. Trong khi đó, một ứng viên nam bước vào, khoanh tay và tuyên bố: “Tôi sẽ thay đổi bộ mặt của tâm lý học trong vòng 5 năm tới”. Họ đã chọn người đàn ông.Điểm mấu chốt cần nhớ, theo Naomi Ellemers và các nhà nghiên cứu khác, là hành vi của “ong chúa” chỉ xuất hiện trong một số hoàn cảnh nhất định - như khi một người phụ nữ tin rằng con đường đi đến thành công rất hẹp, cô ấy phải xoay sở để bám trụ, nói gì đến chuyện mang những người khác đi cùng.Vì vậy, các nhà tuyển dụng có thể nỗ lực hơn nữa để cho những “đóa hồng” tài năng cảm thấy họ được đánh giá cao, vì những phụ nữ lạc quan trong sự nghiệp sẽ chẳng buồn làm mất lòng nhau.Đến cuối cuộc trò chuyện của chúng tôi, Rudman nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phụ nữ sở hữu thành công của họ thay vì nhường công lao cho những người cố vấn và sự may mắn, ngay cả khi phải trả giá vì điều đó. Rudman tin rằng chúng ta phải đánh bại những khuôn mẫu quy định cách hành xử của các nhà lãnh đạo nữ.Tuy nhiên, ai đó phải là người tiên phong - cư xử một cách tự tin, chấp nhận nguy cơ “ngậm bồ hòn làm ngọt” và không vì thế mà xem thường đồng nghiệp. Nhưng cuộc đấu tranh sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta có thể đoàn kết như một tổ ong.■LÊ MY (lược dịch từ bài gốc Vì sao phụ nữ cay nghiệt với nhau nơi công sở? (The Atlantic, 9-2017))Phụ nữ có tiến hóa để xa nhau?Joyce Benenson, một nhà tâm lý học tại Đại học Emmanuel (Mỹ), cho rằng phụ nữ, về mặt tiến hóa, được định sẵn là không cộng tác với những phụ nữ không có quan hệ họ hàng. Nghiên cứu của Benenson cho thấy phụ nữ và trẻ em gái ít sẵn sàng hợp tác với những người cùng giới có địa vị thấp hơn, có nhiều khả năng chấm dứt tình bạn cùng giới và sẵn sàng loại trừ nhau về mặt xã hội, trong so sánh với nam giới và trẻ em trai.Hiện tượng tương tự xảy ra ở các loài dã nhân. Tinh tinh đực chải chuốt lông cho nhau nhiều hơn những con cái, và thường phối hợp săn mồi hoặc tuần tra lãnh địa. Tinh tinh cái hiếm khi hình thành liên minh và thậm chí “phá đám” nhau để giành giật bạn tình.Benenson tin rằng phụ nữ kìm hãm lẫn nhau vì họ luôn phải cạnh tranh để giành bạn tình và giành nguồn lực cho con cái của họ. Giúp đỡ một phụ nữ khác có thể vô tình cho cô ta và con cái cô ta những lợi thế để vượt trội hơn mình và con cái mình.Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi lý thuyết của Benenson vẫn còn gây tranh cãi, đến mức cô ấy cảm thấy bị ra rìa và “rất cô lập” trong giới học thuật. Tags: Phụ nữCông sở
Văn hóa giao thông: Không thể chỉ dựa vào phạt nặng cao vũ minh (Trường ĐH Kinh tế - luật) 11/01/2025 1483 từ
Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng nắm nhiều vị trí tại thành viên Vingroup CÔNG TRUNG 15/01/2025 Ông Phạm Nhật Minh Hoàng (sinh năm 2000) là con trai thứ 2 của tỉ phú Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương. Dù chỉ mới 25 tuổi, ông Minh Hoàng đã giữ nhiều vai trò quan trọng trong các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Vingroup.
Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt TRẦN PHƯƠNG 15/01/2025 Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã bị bắt, cơ quan điều tra chống tham nhũng Hàn Quốc thông báo ngày 15-1.
Nhiều kênh truyền hình tại Việt Nam ngừng hoạt động THÀNH CHUNG 15/01/2025 13 kênh truyền hình của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC cùng kênh truyền hình VOV, truyền hình Nhân Dân chính thức ngừng phát sóng từ 15-1.
Ùn ứ nghiêm trọng trên đường Phạm Văn Đồng do đèn xanh 'hơi ngắn' MINH HÒA 15/01/2025 Sáng 15-1, hàng ngàn xe máy, ô tô bị ùn ứ nghiêm trọng trên đường Phạm Văn Đồng, hướng từ TP Thủ Đức đi quận Bình Thạnh, TP.HCM.