Cồn Mỹ

ĐOÀN CƯỜNG - TRƯỜNG TRUNG 16/04/2013 21:04 GMT+7

TTCT - Đó là cái tên mà ngư dân ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà gọi bãi bồi nằm ngay cửa biển Đà Nẵng khi tàu Mỹ vào đây hút cát để xây dựng bến thuyền và tạo thành cái doi cát nằm ngay cửa biển.

Phóng to
Những bè nuôi cá mới được xuống giống ở vịnh Mân Quang

Lão ngư Nguyễn Văn Cút, 70 tuổi, nhớ lại: “Doi cát này còn được người Mỹ dùng làm bãi chứa các loại rác, phế thải máy móc...”.

Ông Cút là một trong những người đầu tiên khai hoang mở đất ở đây. Để ra cồn Mỹ phải chèo thuyền hơn 2km. Đến nay đã có hơn 70 hộ dân từ khắp nơi kéo về kiếm sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Khi cây cầu Thuận Phước nối hai bờ đông - tây, những ngư dân trên cồn đã góp công sức đắp đường nối cồn Mỹ với đất liền. Từ đó, người dân về đây nuôi nghêu càng đông.

Vào những ngày tháng 2-3 âm lịch, cồn Mỹ tấp nập những chuyến xe cung ứng cá giống, nghêu giống cho một vụ mùa mới, để rồi vài tháng sau lại tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền thu hoạch thủy sản. “Mỗi năm chúng tôi thu về 50-70 triệu đồng, có hộ thu cả trăm triệu đồng từ những bè cá, hồ nghêu. Cuộc sống gia đình cũng dễ thở” - ông Cút kể.

Nhưng đó là quá khứ huy hoàng của cồn Mỹ. Từ năm 2011-2012, nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ Khu công nghiệp thủy sản Thọ Quang đổ ra khiến cá, nghêu chết hàng loạt, nhiều gia đình lâm cảnh nợ nần. Họ đang sống trong cảnh thấp thỏm lo sợ nguồn nước ô nhiễm sẽ xóa sạch mồ hôi công sức của mình.

Phóng to
Những giếng đào tự tạo được quây lại bằng thùng nhựa của người dân cồn Mỹ dùng để sinh hoạt
Phóng to
nghề nuôi nghêu phập phù chưa đến vụ, gia đình chị Phạm Thị Em phải đi thuyền thả lưới hoặc lặn nơi cửa biển để kiếm mớ cua về nuôi sống gia đình
Phóng to
Vụ đầu năm 2013, những con cá mú giống nhỏ xíu đã được thả xuống “ao nuôi”, nhưng số phận của nó thì phải trông chờ vào nguồn nước. Trong ảnh: người dân cồn Mỹ cho cá ăn
Phóng to
Vợ chồng ông Hai Việt chèo thuyền thúng ra thăm bè cá mú mới xuống giống được ít ngày
Phóng to
Thả lưới ven bờ để kiếm cá tôm sống qua ngày. Nhưng nguồn thủy sản đang ít dần vì nước ô nhiễm
Phóng to
Từ người nuôi nghêu với diện tích vài hecta thu hoạch mỗi vụ cả tấn, nay ông Hai Việt cũng như nhiều cư dân khác phải đi mò từng con sò về ăn

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận