TTCT - Khi trẻ em hầu như không thấy tiền trong giao dịch mua bán hằng ngày mà chỉ thấy hàng hóa về đầy nhà sau khi quẹt thẻ, ấn nút trên điện thoại và máy tính, việc dạy trẻ về tiền trong giao dịch không tiền mặt đang làm khó cha mẹ. "Heo đất" điện tử kết nối với smartphone của bố mẹ để dạy con về tiền và tiết kiệm trong thời không tiền mặt. Sản phẩm của Ngân hàng ASB (New Zealand)Thế hệ trước có lẽ ai cũng từng có thời đếm từng tờ bạc lẻ, vuốt phẳng phiu cho vào heo đất hay mua quà bánh ở căngtin trường tiểu học. Đó cũng là cách trẻ con ngày xưa học cách nhớ mệnh giá, đếm tiền, mua hàng, nhận tiền thừa, thậm chí là tiết kiệm.Với trẻ em thuộc thế hệ sinh ra đã có công nghệ bao quanh, sóng Internet khắp nơi thì lại khác. Mọi thứ được mua bán và giao nhận hoàn toàn trực tuyến chỉ sau vài cú chạm trên smartphone, cần gì thiếu gì thì cũng tìm đến smartphone, khiến trẻ vô tình không biết được vai trò của tiền trong các giao dịch ấy cũng như tiền là do cha mẹ kiếm được (chứ không phải đơn vị ảo trong game) hay thế nào là chi tiêu.Năm 2014, Ngân hàng Commonwealth Bank ở Úc (CBA) đã khảo sát với 1.000 phụ huynh và được phản hồi rằng mặc dù trẻ em ngày nay kiếm tiền và tiết kiệm tiền sớm hơn thời của bố mẹ chúng nhưng giao dịch không tiền mặt đang khiến trẻ khó khăn hơn khi học về giá trị của tiền bạc, vì chúng không thấy được phải mất một thứ hữu hình (là tờ bạc) mới có được thứ mình cần.Lyn McGrath, quản lý bộ phận bán lẻ của CBA, cho rằng những tiến bộ trong công nghệ và sự phổ biến của giao dịch điện tử hiện nay đồng nghĩa với việc chúng ta cần cho trẻ em thực hành nhiều hơn trong quản lý tiền khi không nhìn thấy tờ tiền. “Nhiều trẻ đã quen với việc thấy cha mẹ trả tiền cho mọi thứ bằng một tấm thẻ hoặc một cú nhấp chuột. Điều này có thể khiến các em nghĩ rằng tiền là một nguồn tài nguyên vô hạn luôn có sẵn” - bà McGrath nói.Nếu trẻ có ấn tượng này, hãy giúp trẻ hiểu rằng tiền trong thẻ hay trên ứng dụng từ điện thoại là lấy từ tài khoản ngân hàng của bố mẹ, do bố mẹ làm việc mà có và nó không phải là vô hạn. Các giao dịch không tiền mặt thật ra có giá trị vì với mỗi giao dịch được thực hiện, có một số tiền nhất định đã chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác giống như lấy tiền trong ví trả ở cửa hàng.Khi trẻ ít tiếp xúc hay thấy cha mẹ phải mở ví lấy tiền, chúng sẽ không hiểu được cái gọi là “nỗi đau màng túi”, tức cảm thấy đau xót khi xài tiền. Người lớn cũng vậy - nhiều nghiên cứu đã phát hiện người mua đã chi tiêu nhiều hơn khi quẹt thẻ so với khi mua bằng tiền mặt, vì thế mà bố mẹ nên tự làm gương cho trẻ. Các chuyên gia khuyên phụ huynh cần giải thích cho con rằng tiền trong tài khoản cũng “thật” như tiền mặt trong tay, và do đó, nếu mua ngoài khả năng chi trả thì hậu quả sẽ rất đau đớn. Bố mẹ có thể để con cộng các khoản tiền vào ra trong thẻ ngân hàng của mình. Khi mua hàng online, để con ấn nút thanh toán và chỉ cho con thấy tiền đã rời khỏi tài khoản của bạn ở ngân hàng như thế nào.Theo trang moneysmart.gov.au của Chính phủ Úc, bố mẹ nên bắt đầu giáo dục trẻ sớm về nguồn gốc của tiền, làm sao để tiết kiệm và chi tiêu thông minh, tài khoản trong ngân hàng… Chúng ta không cần phải là chuyên gia về tài chính để nói với con về tiền bạc. Từng bước một, hãy cho con biết về các tờ tiền và giá trị của chúng.Mark Brennan, quyền giám đốc Ngân hàng Unity của Úc, cho biết vợ chồng anh khuyến khích con tự kiếm tiền bằng cách làm việc nhà chăm chỉ để có các khoản tiền công, tiền thưởng; tập cho con biết lên kế hoạch mua sắm một món đồ cụ thể và dựa vào đó để đặt mục tiêu kiếm tiền và tiết kiệm tiền. Một quy tắc mà vợ chồng Brennan cho là rất quan trọng trong thời đại kỹ thuật số ngày nay là yêu cầu con xin phép trước khi mua bất cứ thứ gì trên các kho ứng dụng hoặc cửa hàng trực tuyến. Đây là sự thận trọng cần thiết vì nhiều bố mẹ đã ngã ngửa khi con cái mượn điện thoại chơi game rồi tài khoản của họ bị trừ tiền. Theo Channel News Asia, một ông bố ở Singapore đã bị trừ đến gần 15.000 USD trong tài khoản từ thẻ tín dụng vì con gái đã phóng tay mua rất nhiều đồ trong game.Có một số bố mẹ không muốn nói với con về những hậu quả nghiêm trọng khi chi tiêu quá mức và lâm nợ, nhưng chuyên gia cho rằng đây là chủ đề không nên né tránh. Ngày nay, điện thoại và thẻ ngân hàng chính là “ví” của chúng ta và cách bảo vệ những cái “ví” điện tử này cũng khác. Hãy nói với con về nạn lừa đảo trực tuyến như lừa tiền từ thiện, lừa trúng thưởng và dặn con cẩn trọng khi được yêu cầu cung cấp mã OTP (mật khẩu sử dụng một lần) hoặc thông tin bí mật khác.Báo Financial Times nhấn mạnh trẻ em cần một không gian an toàn để rèn luyện, tiếp cận với các công cụ kỹ thuật số từ sớm trước khi thực sự phải chịu trách nhiệm về tiền bạc trong tương lai. Trẻ cần biết về những cạm bẫy trong giao dịch không tiền mặt khi trên mạng xã hội đầy rẫy những lời mời gọi đường mật như “mua trước, trả sau” có nguy cơ để lại những hậu quả khôn lường. Tất cả chúng ta đều muốn những gì tốt nhất cho con mình, vì vậy nói chuyện về giao dịch không tiền mặt từ khi con còn nhỏ là cách đảm bảo chúng được chuẩn bị trước khi va chạm trong thế giới thật khi được tiếp cận với tín dụng và tiền vay.■ Tags: Cha mẹDạy conKhông tiền mặtCon cáiThanh toán không tiền mặtNgày không tiền mặt
Hà Nội trong nhạc điện tử: Từ quan họ trên nền Drum'n'Bass đến 'Electrùnic' XUÂN TÙNG 02/02/2023 1835 từ
50 năm Hiệp định Hòa bình Paris: Ký ức lịch sử của một người phiên dịch ĐINH THÚY NGA 27/01/2023 3890 từ
Có chính sách nhưng vì sao TP.HCM 5 năm không tuyển được sinh viên giỏi? CẨM NƯƠNG 05/02/2023 Suốt 5 năm TP.HCM không tuyển được người giỏi, từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đến các chuyên gia, nhà khoa học... dù có chính sách thu hút người tài, vì sao?
Thức trọn đêm mưa lạnh xếp hàng xin ấn đền Trần NAM TRẦN - CHÍ TUỆ 05/02/2023 Đêm qua và rạng sáng 5-2 (rằm tháng giêng), nhiều người từ khắp các tỉnh thành đã đội mưa, thức thâu đêm xếp hàng để xin ấn đền Trần.
Vì sao Mỹ không bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc sớm hơn? HỒNG VÂN 05/02/2023 Khinh khí cầu của Trung Quốc hoàn toàn có thể bắn hạ sớm hơn, nhưng chính quyền Tổng thống Joe Biden lý giải rằng đã chờ nó bay ra biển mới bắn để giảm thiểu rủi ro cho người dân.
ChatGPT và cơn bão công nghệ có lấn vai người thầy? TRỌNG NHÂN 05/02/2023 ChatGPT và nhiều nền tảng công nghệ khác cho học sinh nguồn tiếp cận tri thức rộng lớn. Nếu người thầy không tự học công nghệ, đồng nghĩa họ sẽ đứng yên...
Ông Putin tuyên bố 'bị lừa hoài' nên mới đánh Ukraine NHẬT ĐĂNG 18/01/2023 Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine được phát động nhằm chấm dứt cuộc chiến tại miền đông Ukraine, sau thời gian dài Matxcơva bị lừa liên tục, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin.